Các giới chức thi hành công lực tại bang Wisconsin ở miền bắc Hoa Kỳ nói rằng một tay súng đã nổ súng tại một đền thờ Sikh ở vùng ngoại ô Milwaukee vào lúc đang diễn ra các buổi lễ ngày Chủ nhật. Sáu người thiệt mạng trong vụ tấn công và ba người khác bị thương, kể cả viên cảnh sát đã nổ súng giết chết tay súng. Vụ việc được một cảnh sát mô tả là một hành động khủng bố trong nước là một chấn động lớn cho cộng đồng người Sikh tương đối nhỏ. Từ Milwaukee, thông tín viên VOA Kane Farabaugh gửi về bài tường thuật sau đây.
Cộng đồng quốc tế ở vùng Milwaukee tụ tập tại một công viên ở trung tâm thành phố để bày tỏ sự tiếc thương với 6 người tử nạn trong vụ thảm sát, và ba người bị thương còn ở trong tình trạng nguy kịch ở các bệnh viện địa phương.
Đối với cô Manpreet Kaur, một thành viên của ngôi đền, buổi lễ thắp nến cầu nguyện diễn ra vào một thời điểm còn đầy bất trắc.
Cô Kaur kể rằng vào lúc đó, trẻ em đang ở lớp học lúc 10 giờ sáng. Mọi người thậm chí không hề biết lũ trẻ đang ở đâu. Có người cho cô biết đang có một lớp học và mọi người không rõ là ở đâu và chuyện gì đang diễn tiến.
Cô Kaur nghe nói về buổi thắp nến đã được tổ chức vội vàng trên Facebook, và cô đã cùng chồng và con gái đến dự để tìm sự an ủi.
Cô bày tỏ sự cảm kích và nói rằng sự kiện này chứng tỏ không phải mọi người đều xấu. Nó cho thấy có một cộng đồng và họ là những người sẵn sàng động viên lẫn nhau; và điều đầu tiên cô nghĩ tới là lòng nhân đạo, chứ không phải là tôn giáo.
Cô Kaur nói: “Tôi không thể hiểu nổi động cơ nào đã thúc đẩy để chuyện này xảy ra, nhưng nếu nó có liên quan tới bề ngoài của một cá nhân, thì chắc chắn đó không phải là nước Mỹ mà tôi đã được đào tạo để sinh sống."
Tham dự buổi cầu nguyện, ông Randy Bryce, một công nhân trong ngành sắt, đã giơ cao tấm phần biểu ngữ có ghi “Bang Wisconsin đang khóc.” Ông ấy nói rằng vụ việc này xảy ra thực sự làm ông kinh động chẳng kém gì những người trong cộng đồng Sikh.
Ông Bryce nói: “Tôi không thể lí giải được tại sao ai đó có thể bước vào ngôi đền đó. Mọi người đang ăn mừng một em bé mới ra đời. Và đây cũng là nơi có phát đồ ăn miễn phí cho tất cả những ai vào trong đó. Ai cũng được chào đón ở đó. Đây là một nơi tràn ngập sự an lành và tình yêu thương con người. Thực sự tôi không hiểu nổi chuyện này.”
Một kỹ sư điện toán phần mềm gốc Ấn Ðộ, ông Deepak Narayan cũng đang cố gắng tìm hiểu vì sao lại xảy ra chuyện này, chẳng bao lâu sau vụ xả súng bừa bãi ở bang Colorado đã khiến mười hai người thiệt mạng và 70 người khác bị thương.
Ông Narayan nói: “Milwaukee là một thành phố rất yên bình, nhưng chuyện này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Aurora, ở tiểu bang Colorado, cũng là một thành phố nhỏ, tôi đoán vậy, và chuyện này cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Điều này nhắc nhở tôi rằng, cuộc sống rất mong manh, chúng ta hãy chỉ phải sống hết mình và trân trọng cuộc sống mỗi ngày mà thôi.”
Trong khi các nhà hành pháp đang tiếp tục điều tra nguyên do bên trong gây ra vụ thảm kịch này, rất nhiều người dân vùng Sikh phía đông nam bang Wisconsin bắt đầu học cách giải quyết vụ việc gây shock mà khiến khu cộng đồng nhỏ bé, gắn bó của họ bây giờ trở thành tâm điểm của giới truyền thông. http://www.youtube.com/embed/ud7HTQaAAKc
Cộng đồng quốc tế ở vùng Milwaukee tụ tập tại một công viên ở trung tâm thành phố để bày tỏ sự tiếc thương với 6 người tử nạn trong vụ thảm sát, và ba người bị thương còn ở trong tình trạng nguy kịch ở các bệnh viện địa phương.
Đối với cô Manpreet Kaur, một thành viên của ngôi đền, buổi lễ thắp nến cầu nguyện diễn ra vào một thời điểm còn đầy bất trắc.
Cô Kaur kể rằng vào lúc đó, trẻ em đang ở lớp học lúc 10 giờ sáng. Mọi người thậm chí không hề biết lũ trẻ đang ở đâu. Có người cho cô biết đang có một lớp học và mọi người không rõ là ở đâu và chuyện gì đang diễn tiến.
Cô Kaur nghe nói về buổi thắp nến đã được tổ chức vội vàng trên Facebook, và cô đã cùng chồng và con gái đến dự để tìm sự an ủi.
Cô bày tỏ sự cảm kích và nói rằng sự kiện này chứng tỏ không phải mọi người đều xấu. Nó cho thấy có một cộng đồng và họ là những người sẵn sàng động viên lẫn nhau; và điều đầu tiên cô nghĩ tới là lòng nhân đạo, chứ không phải là tôn giáo.
Cô Kaur nói: “Tôi không thể hiểu nổi động cơ nào đã thúc đẩy để chuyện này xảy ra, nhưng nếu nó có liên quan tới bề ngoài của một cá nhân, thì chắc chắn đó không phải là nước Mỹ mà tôi đã được đào tạo để sinh sống."
Tham dự buổi cầu nguyện, ông Randy Bryce, một công nhân trong ngành sắt, đã giơ cao tấm phần biểu ngữ có ghi “Bang Wisconsin đang khóc.” Ông ấy nói rằng vụ việc này xảy ra thực sự làm ông kinh động chẳng kém gì những người trong cộng đồng Sikh.
Ông Bryce nói: “Tôi không thể lí giải được tại sao ai đó có thể bước vào ngôi đền đó. Mọi người đang ăn mừng một em bé mới ra đời. Và đây cũng là nơi có phát đồ ăn miễn phí cho tất cả những ai vào trong đó. Ai cũng được chào đón ở đó. Đây là một nơi tràn ngập sự an lành và tình yêu thương con người. Thực sự tôi không hiểu nổi chuyện này.”
Một kỹ sư điện toán phần mềm gốc Ấn Ðộ, ông Deepak Narayan cũng đang cố gắng tìm hiểu vì sao lại xảy ra chuyện này, chẳng bao lâu sau vụ xả súng bừa bãi ở bang Colorado đã khiến mười hai người thiệt mạng và 70 người khác bị thương.
Ông Narayan nói: “Milwaukee là một thành phố rất yên bình, nhưng chuyện này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Aurora, ở tiểu bang Colorado, cũng là một thành phố nhỏ, tôi đoán vậy, và chuyện này cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Điều này nhắc nhở tôi rằng, cuộc sống rất mong manh, chúng ta hãy chỉ phải sống hết mình và trân trọng cuộc sống mỗi ngày mà thôi.”
Trong khi các nhà hành pháp đang tiếp tục điều tra nguyên do bên trong gây ra vụ thảm kịch này, rất nhiều người dân vùng Sikh phía đông nam bang Wisconsin bắt đầu học cách giải quyết vụ việc gây shock mà khiến khu cộng đồng nhỏ bé, gắn bó của họ bây giờ trở thành tâm điểm của giới truyền thông. http://www.youtube.com/embed/ud7HTQaAAKc