Campuchia loan báo dự kiến sẽ tái tục chương trình nhận con nuôi quốc tế vào năm tới. Theo tường thuật của Thông tín viên đài VOA Robert Carmichael thì quyết định gây ngạc nhiên cho nhiều người sau khi chính phủ tạm ngưng chương trình vì những cáo buộc về buôn bán trẻ em.
Thông báo được ông Nim Thoth, một quan chức cấp cao của Bộ Xã Hội, đưa ra bên lề một cuộc hội thảo, nơi quy tụ mấy chục thẩm phán và quan chức của bộ để bàn về tiến bộ mà Campuchia đạt đuợc trong việc thực thi Công ước nhận con nuôi ở La Haye năm 1993, đề ra những biện pháp an toàn về việc nhận con nuôi quốc tế.
Trong vấn đề nhận con nuôi quốc tế, Campuchia đã từng có một thành tích rất kém. Trong nhiều năm, cho đến tận năm 2009 khi quốc gia này đình chỉ chương trình nhận con nuôi quốc tế, các cơ quan truyền thông địa phương đã phổ biến biết bao nhiêu câu chuyện về những phụ huynh nghèo bị lường gạt phải lìa xa con em.
Những đứa trẻ đó đã được đưa vào các trại mồ côi ở địa phương và sau đó được giao cho các gia đình nuớc ngoài để đổi lấy hàng ngàn đô-la gọi là lệ phí thủ tục cho những tay trung gian và các quan chức nhà nước tham nhũng. Thường rất ít khi có sự kiểm tra thân thế của những người xin con nuôi.
Tình trạng này trở nên tồi tệ đến nỗi năm 2001, nhiều quốc gia đã cấm công dân nhận con nuôi từ Campuchia, trong đó có Pháp, Mỹ và Anh.
Trong những năm gần đây, UNICEF và Hội nghị La Haye, hay HCCH, một cơ quan liên chính phủ hoạt động để hài hòa luật pháp giữa các quốc gia, đã giúp đỡ chính quyền Campuchia để bảo đảm các cơ chế thích hợp đuợc áp dụng.
Bà Laura Martinez-Mora là một chuyên gia pháp lý chính của HCCH cho biết Campuchia đã có sự tiến triển tốt, bao gồm việc thông qua luật nhận con nuôi quốc tế và những luật lệ hỗ trợ. Bà cho biết các nhân viên đang huấn luyện cho các giới chức địa phương để bảo đảm cho những trẻ em trong chương trình cho nhận con nuôi quốc tế và cha mẹ của chúng phải đồng ý. Bà cho biết:
"Họ quyết định sau khi được thông báo và được tư vấn, và sau khi thử họ có thể giữ lại con của họ, để hiểu rõ rằng, họ biết mình đang ký cái gì và cho dù không biết đọc, họ cũng biết đuợc là họ nói đồng ý với cái gì. Ðó là một bước quan trọng.
Một vấn đề khác nữa là bảo đảm trẻ em có giấy khai sinh. Ðiều đó quan trọng ở nhiều quốc gia, nhất là ở Campuchia nơi có ít hơn 40% trẻ em có giấy khai sinh. Bà Martinez-Mora nói:
"Chúng ta cần phải có những biện pháp an toàn cấp thiết để thực hiện việc nhận con nuôi quốc tế cũng như trong nước. Ví dụ để bảo đảm em A thực sự là em A, thì không được có vấn đề với giấy khai sinh. Những vấn đề khác như thế cũng cần được đưa ra trước khi bất cứ một vụ nhận con nuôi nào diễn ra. Vì vậy, đây là những vấn đề mà Campuchia đang phải làm việc hiện nay.
Theo quy định của Công ước mà Campuchia đã ký, các nước ký tên vào Công ước buộc phải đặt lợi ích của đứa trẻ lên trên hết. Ðể đạt được mục đích đó, ưu tiên hàng đầu là tìm cách giữ đứa trẻ ở với cha mẹ đẻ của chúng hoặc gia đình thân nhân chúng.
Nếu điều này không thể làm được, bước tiếp theo là tìm một gia đình ở trong nước. Các chuyên gia muốn rằng Campuchia làm nhiều hơn nữa để quảng bá việc nhận con trong nước hơn là lựa chọn thứ ba và cũng là lựa chọn cuối cùng là cho nhận con nuôi quốc tế.
Các quốc gia cũng phải áp dụng các biện pháp an toàn để ngăn chặn việc bắt cóc, mua bán trẻ em để làm con nuôi, và phải chắc chắn rằng không có tham nhũng trong tiến trình. Ở Campuchia, nơi mà Tổ chức Minh bạch quốc tế tuần này đã xếp quốc gia này vào một trong 20 quốc gia tham nhũng nhất thế giới, đó vẫn còn là một vấn đề khó khăn.
Khi được hỏi liệu Campuchia đã sẵn sàng cho việc tái tục chương trình cho nhận con nuôi hay chưa, một đại diện của UNICEF tức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã tỏ ý dè dặt.
Sun Ah Kim, đại diện điều hành của UNICEF ở Campuchia nói rằng có nhiều vấn đề mấu chốt cần phải đưa ra trước tiên. Thứ nhất là các nhân viên phải được huấn luyện theo đúng tiến trình để họ có thể bảo đảm là những đứa trẻ trong chương trình cho nhận con nuôi hội đủ điều kiện và các phụ huynh tương lai cũng phải phù hợp.
Một điểm nữa là, xét vì ưu tiên dành cho việc nhận con nuôi trong nước hơn là ở nước ngoài, phải có sẵn nơi chăm sóc con nuôi và nhận con nuôi trong nước.
Giới chức của UNICEF nói: “Tính đến nay, không phải tất cả các điều kiện này đã được áp dụng. Chính phủ chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cấp thiết này phải được áp dụng để tiếp tục các đơn xin nhận nuôi mới. Việc tái tục nhận con nuôi phải đuợc tiến hành từng bước để bảo đảm việc thực thi thích đáng và có trật tự cả Bộ luật Nhận con nuôi Quốc tế và Công ước La Haye.”
Các số liệu của Bộ Xã Hội cho thấy có 3.800 trẻ em Campuchia đã được nhận nuôi quốc tế kể từ năm 1997 đến 2009 khi Campuchia đình chỉ chương trình này. Thông báo hôm thứ 4 cho thấy Phnom Penh tin là họ đã tiến gần tới việc hoàn tất những gì cần thiết để khởi động lại chương trình.
Thế nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa rõ các nước như Hoa Kỳ và Anh có hài lòng với những cải cách để cho phép công dân của họ được tham gia vào chương trình tái tục nhận con nuôi của Campuchia hay không.
Thông báo được ông Nim Thoth, một quan chức cấp cao của Bộ Xã Hội, đưa ra bên lề một cuộc hội thảo, nơi quy tụ mấy chục thẩm phán và quan chức của bộ để bàn về tiến bộ mà Campuchia đạt đuợc trong việc thực thi Công ước nhận con nuôi ở La Haye năm 1993, đề ra những biện pháp an toàn về việc nhận con nuôi quốc tế.
Trong vấn đề nhận con nuôi quốc tế, Campuchia đã từng có một thành tích rất kém. Trong nhiều năm, cho đến tận năm 2009 khi quốc gia này đình chỉ chương trình nhận con nuôi quốc tế, các cơ quan truyền thông địa phương đã phổ biến biết bao nhiêu câu chuyện về những phụ huynh nghèo bị lường gạt phải lìa xa con em.
Những đứa trẻ đó đã được đưa vào các trại mồ côi ở địa phương và sau đó được giao cho các gia đình nuớc ngoài để đổi lấy hàng ngàn đô-la gọi là lệ phí thủ tục cho những tay trung gian và các quan chức nhà nước tham nhũng. Thường rất ít khi có sự kiểm tra thân thế của những người xin con nuôi.
Tình trạng này trở nên tồi tệ đến nỗi năm 2001, nhiều quốc gia đã cấm công dân nhận con nuôi từ Campuchia, trong đó có Pháp, Mỹ và Anh.
Trong những năm gần đây, UNICEF và Hội nghị La Haye, hay HCCH, một cơ quan liên chính phủ hoạt động để hài hòa luật pháp giữa các quốc gia, đã giúp đỡ chính quyền Campuchia để bảo đảm các cơ chế thích hợp đuợc áp dụng.
Bà Laura Martinez-Mora là một chuyên gia pháp lý chính của HCCH cho biết Campuchia đã có sự tiến triển tốt, bao gồm việc thông qua luật nhận con nuôi quốc tế và những luật lệ hỗ trợ. Bà cho biết các nhân viên đang huấn luyện cho các giới chức địa phương để bảo đảm cho những trẻ em trong chương trình cho nhận con nuôi quốc tế và cha mẹ của chúng phải đồng ý. Bà cho biết:
"Họ quyết định sau khi được thông báo và được tư vấn, và sau khi thử họ có thể giữ lại con của họ, để hiểu rõ rằng, họ biết mình đang ký cái gì và cho dù không biết đọc, họ cũng biết đuợc là họ nói đồng ý với cái gì. Ðó là một bước quan trọng.
Một vấn đề khác nữa là bảo đảm trẻ em có giấy khai sinh. Ðiều đó quan trọng ở nhiều quốc gia, nhất là ở Campuchia nơi có ít hơn 40% trẻ em có giấy khai sinh. Bà Martinez-Mora nói:
"Chúng ta cần phải có những biện pháp an toàn cấp thiết để thực hiện việc nhận con nuôi quốc tế cũng như trong nước. Ví dụ để bảo đảm em A thực sự là em A, thì không được có vấn đề với giấy khai sinh. Những vấn đề khác như thế cũng cần được đưa ra trước khi bất cứ một vụ nhận con nuôi nào diễn ra. Vì vậy, đây là những vấn đề mà Campuchia đang phải làm việc hiện nay.
Theo quy định của Công ước mà Campuchia đã ký, các nước ký tên vào Công ước buộc phải đặt lợi ích của đứa trẻ lên trên hết. Ðể đạt được mục đích đó, ưu tiên hàng đầu là tìm cách giữ đứa trẻ ở với cha mẹ đẻ của chúng hoặc gia đình thân nhân chúng.
Nếu điều này không thể làm được, bước tiếp theo là tìm một gia đình ở trong nước. Các chuyên gia muốn rằng Campuchia làm nhiều hơn nữa để quảng bá việc nhận con trong nước hơn là lựa chọn thứ ba và cũng là lựa chọn cuối cùng là cho nhận con nuôi quốc tế.
Các quốc gia cũng phải áp dụng các biện pháp an toàn để ngăn chặn việc bắt cóc, mua bán trẻ em để làm con nuôi, và phải chắc chắn rằng không có tham nhũng trong tiến trình. Ở Campuchia, nơi mà Tổ chức Minh bạch quốc tế tuần này đã xếp quốc gia này vào một trong 20 quốc gia tham nhũng nhất thế giới, đó vẫn còn là một vấn đề khó khăn.
Khi được hỏi liệu Campuchia đã sẵn sàng cho việc tái tục chương trình cho nhận con nuôi hay chưa, một đại diện của UNICEF tức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã tỏ ý dè dặt.
Sun Ah Kim, đại diện điều hành của UNICEF ở Campuchia nói rằng có nhiều vấn đề mấu chốt cần phải đưa ra trước tiên. Thứ nhất là các nhân viên phải được huấn luyện theo đúng tiến trình để họ có thể bảo đảm là những đứa trẻ trong chương trình cho nhận con nuôi hội đủ điều kiện và các phụ huynh tương lai cũng phải phù hợp.
Một điểm nữa là, xét vì ưu tiên dành cho việc nhận con nuôi trong nước hơn là ở nước ngoài, phải có sẵn nơi chăm sóc con nuôi và nhận con nuôi trong nước.
Giới chức của UNICEF nói: “Tính đến nay, không phải tất cả các điều kiện này đã được áp dụng. Chính phủ chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cấp thiết này phải được áp dụng để tiếp tục các đơn xin nhận nuôi mới. Việc tái tục nhận con nuôi phải đuợc tiến hành từng bước để bảo đảm việc thực thi thích đáng và có trật tự cả Bộ luật Nhận con nuôi Quốc tế và Công ước La Haye.”
Các số liệu của Bộ Xã Hội cho thấy có 3.800 trẻ em Campuchia đã được nhận nuôi quốc tế kể từ năm 1997 đến 2009 khi Campuchia đình chỉ chương trình này. Thông báo hôm thứ 4 cho thấy Phnom Penh tin là họ đã tiến gần tới việc hoàn tất những gì cần thiết để khởi động lại chương trình.
Thế nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa rõ các nước như Hoa Kỳ và Anh có hài lòng với những cải cách để cho phép công dân của họ được tham gia vào chương trình tái tục nhận con nuôi của Campuchia hay không.