Khoảng 6.000 công nhân ngành may mặc Campuchia sẽ trở lại làm việc sau khi công ty của họ đồng ý rút lại việc sa thải nhiều công nhân.
5.000 công nhân đã biểu tình tuần hành từ nhà máy tới Tòa Đô chính Phnom Penh, sau khi hơn 700 đồng nghiệp của họ bị sa thải vì tham gia đình công.
Lãnh đạo Công đoàn Ath Thorn nói sau khi thảo luận với chủ nhân của công ty may mặc SL do Singapore làm chủ rằng các công nhân sẽ trở lại làm việc.
Ông Thorn nói mặc dầu có thỏa thuận này, các công nhân vẫn còn có những đòi hỏi, trong đó có tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, và những tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Ông nói kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử hồi tháng Bảy, chính phủ đầu tư thêm thời gian vào vấn đề cải thiện điều kiện làm việc của công nhân.
Ông nói: “Trước cuộc tổng tuyển cử, chính phủ thật sự không can dự, nhưng sau cuộc bầu cử, chính phủ đã đồng ý giúp thiết lập một ủy ban để gia tăng lương bổng. Và giờ đây, khi tôi tới Tòa Đô chính, họ nói rằng họ sẽ can dự vào điều kiện làm việc.”
Tuy nhiên, ông nói đây mới chỉ là “bước khởi đầu.”
Ông nói trước đây các công nhân vẫn lo sợ trước sự hiện diện của quân cảnh có võ trang, thường tới kiểm tra nhà máy.
Hồi tháng Bảy, một phúc trình của Tổ chức Lao động Quốc Tế nói rằng, điều kiện làm việc cho các công nhân nhà máy may mặc Campuchia đang suy sụp.
Các cuộc thanh tra 158 nhà máy phát hiện ra rằng những khu vực có thể được cải thiện là lao động trẻ em, an toàn hỏa hoạn, và sức khỏe công nhân.
Cái chết của hai công nhân nhà máy tại Campuchia hồi tháng Năm đã làm gia tăng áp lực về việc cải thiện điều kiện làm việc.
Công nghiệp may mặc tạo 650.000 việc làm tại Campuchia, nhưng nhu cầu an toàn cần được cải thiện.
Nguồn: ABC, Wall Street Journal
5.000 công nhân đã biểu tình tuần hành từ nhà máy tới Tòa Đô chính Phnom Penh, sau khi hơn 700 đồng nghiệp của họ bị sa thải vì tham gia đình công.
Lãnh đạo Công đoàn Ath Thorn nói sau khi thảo luận với chủ nhân của công ty may mặc SL do Singapore làm chủ rằng các công nhân sẽ trở lại làm việc.
Ông Thorn nói mặc dầu có thỏa thuận này, các công nhân vẫn còn có những đòi hỏi, trong đó có tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, và những tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Ông nói kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử hồi tháng Bảy, chính phủ đầu tư thêm thời gian vào vấn đề cải thiện điều kiện làm việc của công nhân.
Ông nói: “Trước cuộc tổng tuyển cử, chính phủ thật sự không can dự, nhưng sau cuộc bầu cử, chính phủ đã đồng ý giúp thiết lập một ủy ban để gia tăng lương bổng. Và giờ đây, khi tôi tới Tòa Đô chính, họ nói rằng họ sẽ can dự vào điều kiện làm việc.”
Tuy nhiên, ông nói đây mới chỉ là “bước khởi đầu.”
Ông nói trước đây các công nhân vẫn lo sợ trước sự hiện diện của quân cảnh có võ trang, thường tới kiểm tra nhà máy.
Hồi tháng Bảy, một phúc trình của Tổ chức Lao động Quốc Tế nói rằng, điều kiện làm việc cho các công nhân nhà máy may mặc Campuchia đang suy sụp.
Các cuộc thanh tra 158 nhà máy phát hiện ra rằng những khu vực có thể được cải thiện là lao động trẻ em, an toàn hỏa hoạn, và sức khỏe công nhân.
Cái chết của hai công nhân nhà máy tại Campuchia hồi tháng Năm đã làm gia tăng áp lực về việc cải thiện điều kiện làm việc.
Công nghiệp may mặc tạo 650.000 việc làm tại Campuchia, nhưng nhu cầu an toàn cần được cải thiện.
Nguồn: ABC, Wall Street Journal