Căm phẫn về việc giết con tin không hẳn làm sứt mẻ tài chính của nhóm IS

Một khu vực do nhóm Nhà nước Hồi giáo kiểm soát, ở Kobani, Syria 20/11/14

Gieo rắc sự phẫn nộ về những vụ sát hại tàn ác những con tin của Nhà nước Hồi giáo sau khi những cuộc thương nghị kéo dài có phần chắc sẽ không gây thiệt hại cho luồng tiền mặt của nhóm khủng bố. Thay vì thế, nhiều người lo ngại rằng những cái chết có thể chỉ có tác dụng góp phần làm đầy ngân quỹ của tổ chức.

Ông Yonah Alexander của Viện Potomac nói: “Cả thể giới đang nói về vương quốc hồi giáo đang lên này và mức độ quyền lực của họ. Ta thấy mọi người đóng góp, kể cả người Ả Rập Xê-út, một số nước khác, họ đóng góp cho chính nghĩa của họ.”

Hoa Kỳ liên tục bày tỏ quan ngại về việc IS, còn gọi là ISIL, dùng những video ghê rợn, như băng video chiếu cảnh thiêu sống phi công Jordani bị bắt Muath al-Kaseasbeh, để quy tụ các ủng hộ viên.

Một giới chức tình báo muốn giữ kín danh tính nói, “Không phải là vấn đề liệu ISIL có thay đổi chiến thuật hay không, mà là vấn đề liệu lối tuyên truyền của bọn họ có tiếp tục gây tiếng vang hay không.”

Ít nhất là với cử toạ được nhóm này nhắm làm mục tiêu, gồm các phần tử cực đoan và những người sẽ trở thành chiến binh nước ngoài, các giới chức tin là những băng video đã có tiếng vang mạnh. Một giới chức khác nói với đài VOA rằng Nhà nước Hồi giáo “là một nhãn hiệu tốt nếu anh là một phần tử khủng bố.”

Hậu quả là, các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng không có lý do để nghĩ là sự đối xử tàn ác của Nhà nước Hồi giáo, và việc giết hại con tin sẽ tiếp tục có kết quả.

Ông Matthew Levitt, một cựu giới chức của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đang làm việc cho Chương trình Stein về Chống Khủng bố và Tình báo của Viện Washington, nói: “Khi họ bắt đầu làm thế này tôi nghĩ họ thừa nhận rằng việc này có giá trị tuyên truyền to lớn và ở một mức độ nào đó, ta không thể đặt một cái giá bằng đôla lên việc ấy.”

Các giới chức và các chuyên gia phân tích nghi rằng các vụ giết người gây nhiều chú ý như thế sẽ gây phương hại đến khả năng tiếp tục gây quỹ bằng tiền chuộc mạng, một con số đã lên tới ít nhất 20 triệu đôla trong năm 2014.

Theo Phó trợ lý Bộ trưởng Tài chính về Tài trợ Khủng bố Jennifer Fowler, nói: “Một số nước đã áp dụng một chính sách trên thực tế là cho phép trả tiền chuộc trên cơ sở từng trường hợp một.” Phát biểu hồi đầu tuần này, bà Fowler còn nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm cách thay đổi đường lối của một số nước cho phép thực hiện những vụ trả tiền như thế.

Vẫn chưa rõ được việc ấy sẽ có tác động đến mức nào.

Ông Levitt nói: “Có một vài bằng cớ là sẽ khó hơn một chút để những tay bắt cóc Nhà nước Hồi giáo lấy được nhiều tiền như vậy. Bọn chúng biết những nước nào có thể lấy tiền được và những nước nào bọn chúng có thể không lấy được.”

Không phải tất cả những vụ bắt cóc có liên quan đến những con tin được nhiều người chú ý tới, như viên phi công Jordani hay các ký giả Nhật và Hoa Kỳ. Các chuyên gia phân tích nói một số nạn nhân bị bắt cóc là những người Iraq và Syria mà khoản tiền chuộc đòi tương đối thấp hơn.

Your browser doesn’t support HTML5

Tổng thống Obama lên án IS trong sự kiện cầu nguyện hàng năm