Cảm nghiệm một sự kiện và hướng tới tương lai

  • Đức Luyện
Bài dự thi Cuộc thi viết của VOA về Ngàn năm Thăng Long.

Là một người Việt Nam tôi luôn tự hào về truyền thống dân tộc của mình. Đặc biệt là qua sự kiện ngàn năm Thăng Long này tinh thần dân tộc càng cháy bỏng hơn trong tôi và sự cháy bỏng này cũng sẽ có trong mỗi người Việt Nam trên quê hương Việt Nam thân yêu này cũng như những người Việt Nam đang sinh sống trên toàn thế giới. Bài viết của tôi xin bỏ qua yếu tố chính trị, nhưng những gì dưới đây là điều tôi nhìn nhận được khi sinh sống trong đất Việt Nam và nói lên quan điểm của mình.

Xét trên bình diện chung thì Việt Nam có bước phát triển mạnh trong những năm qua, đặc biệt các lãnh vực kinh tế, chính trị, an ninh trật tự, quan hệ song phương với các nước trên thế giới luôn vững mạnh... Đó là cái nhìn bên ngoài của một người đứng từ ngoài nhìn vào nhưng thực chất bên trong là gì? Nó chỉ là cái vỏ vì nếu so với tiến trình thời gian của một đất nước có lịch sử ngàn năm thì thật đáng xấu mặt với các nước bạn bè trên thế giới. Nguyên nhân này là do ai? Do đâu và ai chịu trách nhiệm về nó? Chúng ta phải cần nhìn lại chính mỗi con người trong chúng ta, bạn luôn nói rất yêu quê hương yêu đất nước nhưng bạn có thật sự dấn thân trước hoàn cảnh đất nước hay không hay chỉ lo cho chính bản thân mình.

Tôi sẽ cho bạn thấy. Ngay trong quan chức nhà nước thì lo thu vén cho đầy túi áo của mình thậm chí ngay chính đồng tiền cứu trợ của đồng bào mình bị thiên tai bão lụt còn ăn xén ăn bớt. Hay là trong việc giáo dục lúc nào cũng nói vì thế hệ trẻ tương lai nhưng khi cán bộ nhà nước vi phạm đến giáo dục lại chỉ thuyên chuyển không hề xử lý thích đáng, rồi không có ai dám đứng nhận trách nhiệm khi sai phạm xảy ra. khi bạn đến các cơ quan nhà nước như ủy ban nhân dân phường, xã, huyện, quận, tỉnh, thành phố... thì nơi nào cũng có tấm bản đỏ rất lớn "nhà nước do dân vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân" nhưng sự thật thì khác hẳn nếu bạn muốn làm một giấy tờ hồ sơ gì thì luôn nhớ câu nói luôn tồn tại trong khi đi làm hồ sơ giấy tờ là "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"... Đây chỉ là một vài bức xúc mà tôi muốn nói ra nhưng bên cạnh đó cũng có những điều mà tôi nhìn nhận đó là an ninh trật tự, về văn hóa, đặc biệt là về con người Việt Nam luôn là những người hiếu khách, những người thông minh, biết đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Biết từ bỏ cái tôi để chọn lựa nhu cầu tập thể sống cho người khác.

Là một thế hệ trẻ 8X sinh ra và lớn lên trong thời bình tôi hy vọng qua sự kiện ngàn năm Thăng Long sẽ hun đúc tinh thần trong mỗi người trẻ biết yêu mến quê hương đất nước qua việc chăm lo học tập để sau này làm cho đất nước một đi lên sánh vai cùng các nước trên thế giới. Điều đầu tiên chính mỗi người cần phải học tập đó là rèn luyện nhân cách con người của chính mỗi người hãy xem mình là một nhân vị và biết coi trọng nhân vị của những người sống chung quanh mình. Đây là điều mà tôi nhận thấy rất còn yếu trong một bộ phận giới trẻ ngày nay. Tôi xin được ví dụ cụ thể và chính tôi cũng rơi vào tình trạng này đó là việc quay cóp không trung thực trong học tập. Thiết nghĩ do sống trong xã hội chủ nghĩa đã làm tôi như vậy hay sao? Hay do nền giáo dục Việt Nam chưa chú trọng vào vấn đề nhân cách con người giúp cho học sinh nhìn thấy được sự cần thiết của một sự trung thực sẽ hưởng quan trọng thế nào với người trẻ. Có lẽ điều này không đúng nhưng do chính bản thân đã không nhìn thấy được tương của mình nên đã làm như thế và giờ đây thật sự hối tiếc về điều này. Khi nói tới đây tôi nhớ lại câu ca dao mà ông ba ta để thật sâu xa "một lần bất tính vạn lần bất tin". Xin các bạn trẻ hãy tập cho mình thấy cảm động khi nhìn thấy các cảnh đời cơ cực xung quanh chúng ta, biết trao ban và chia sẽ những gì mình nhận được, đừng sống ích kỹ vì con người luôn sống cho sống với người khác.