Ông Lê Chánh ở Daklak có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Right lower abdominal pain and constipation
Trả lời ông Lê Chanh, Đắc Lắc hỏi về vợ 47 t, đau bụng dưới, bác sĩ định bịnh là viêm đại tràng, bón, đi cầu khó, tái hồi.
Ở đây tôi chỉ bàn về chứng đau bụng góc dưới bên tay trái (left lower quadrant pain. Đau vùng này kèm theo đi cầu khó có thể do nhiều nguyên nhân: bón, phân nghẹn ở ruột già, viêm các túi cùng ruột già (đại tràng), bịnh về buồng trứng (ovaries), ống dẫn trứng của đàn bà.
Bón (constipation) có nghĩa là đi cầu (đại tiện) 2 lần hoặc ít hơn mỗi tuần, đi cầu khó và phải rặn nhiều (excessive straining).
Bác sĩ nói bà bị viêm đại tràng (colitis), tuy nhiên đa số viêm đại tràng làm tiêu chảy hơn là đi cầu khó khăn (bón). Vậy cần hỏi lại cho rõ, và cần biết bác sĩ định bịnh căn cứ trên triệu chứng hay chẩn đoán hình ảnh.
Một số bịnh nhân bị viêm túi cùng ruột già (diverticulitis): đau bụng dưới bên trái, sốt nhẹ, đi cầu khó, bón. Bác sĩ chữa diverticulitis bằng thuốc kháng sinh, cho ăn thức ăn lỏng vài ngày thì bớt, thường uống thuốc 7 ngày - 2 tuần. Trường hợp nặng hơn, hoặc theo dõi sau khi bịnh viêm túi cùng nhẹ đã thuyên giảm do chữa bằng kháng sinh, bs cho đi soi ruột (colonoscopy), hoặc định bịnh hình ảnh (imaging) bằng cách bơm chất barium (cản quang vào hậu môn) rồi chụp X quang. Có thể thấy các túi cùng, ruột già bị sưng, hoặc chỗ bị lũng, ap xe, và cũng để loại bỏ khả năng u bướu ruột già (colonic neoplasms).
Do đó cần khám bs tổng quát cũng như bs phụ khoa nếu triệu chứng dai dẵng và không có định bịnh dứt khoát.
Đa số những trường hợp bón thông thường, phân ứ trong ruột già, làm đau bụng và không có triệu chứng toàn thân (systemic symptoms), cần để ý những biện pháp sau đây:
1. -ăn thức ăn có nhiều sợi xơ (fiber rich diet) (cần 10-12 gram fiber mỗi ngày, nếu cần thì uống những thuốc như metamucil)
2. -mỗi bữa ăn phải uống kèm theo 1-2 ly nước (nước lạnh, nước trà), hoặc nước canh, nước phở...
3. -một số thuốc dễ gây bón, nhất là người già (thuốc an thần, thuốc đau bụng [làm giảm co thắt ruột nhưng cũng giảm nhu động ruột, gây bón], thuốc hạ huyết áp (vd calcium channel blockers), thuốc bổ có calcium và chất sắt (calcium and iron supplements), thuốc lợi tiểu
4. -xem nơi đi vệ sinh có thoải mái, ngồi ở thế thoải mái hay không, và người bịnh có thể đến phòng vệ sinh một cách dễ dàng, không cần phải nín lâu hay không (ví dụ vì đông người, không kín đáo, chủ nhân không cho công nhân dùng phòng tắm tự do...)
5. -uống thuốc xổ nhiều quá có thể lờn thuốc và gây bón.
6. -phụ nữ do sanh đẻ khó khăn có thể yếu những bắp thịt (cơ) vùng sàng xương chậu (pelvic floor dysfunction), u xơ tử cung lớn cũng có thể đè lên ruột già nằm phía sau tử cung và làm khó đi cầu.
Chữa trị:
Một số trái cây như đu đủ, trái kiwi (nhiều fiber), apricot, cherry, xoài, nho giúp cho đi cầu dễ dàng hơn.
Sau đây là những thuốc bán không cần toa ở Mỹ, bn cần tham khảo với bs của mình)
1) tăng chất sợi: Cám (Bran powder) (1-4 muỗng canh, 2 lần/ ngày); gạo lứt, bánh làm bằng cám cũng có thể cung cấp nhiều cám hơn.
Psyllium: (metamucil); Methylcellulose (Citrucel).
2) Thuốc làm trơn phân (stool surfactant): docusate sodium (Colace)
3) Thuốc làm phân ướt và mềm: Magnesium hydroxide (Philip's Milk of magnesia); Polyethylene glycol (Miralax)
4) Thuốc kích thích ruột (stimulant laxatives) (có thể làm đau quặn ruột): bisacodyl, cascara, senna (Senokot)
-----
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.