Cách đây khoảng một năm, một chủ doanh nghiệp bất động sản tìm đến công ty tôi để nhờ tư vấn. Là một doanh nhân trẻ mới có 35 tuổi, anh ăn mặc sành điệu, đi xe BMW, và hút thuốc lá bằng tẩu làm từ ngà voi.
Công ty của anh có 1 dự án duy nhất, khoảng 2 hecta, nằm ở một quận ngoại thành của TPHCM và mới chỉ giải toả được khoảng một nửa. Anh đang có một khoản nợ ngân hàng khoảng 7 triệu USD, mỗi năm phải trả lãi khoảng 1,5 triệu USD. Khoản nợ này sẽ đáo hạn vào cuối năm 2012. Anh cần thêm khoảng 5 triệu USD nữa để giải toả phần còn lại trước khi có thể xây móng. Ở Việt Nam, các dự án BĐS cần phải xây xong móng thì mới bắt đầu bán được căn hộ.
Nếu Việt Nam vẫn như hồi năm 2007, anh sẽ nhanh chóng làm sạch dự án, vay thêm tiền, và làm móng. Khách hàng sẽ đổ dồn đến để đầu cơ. Anh sẽ nhanh chóng bán hết hàng, tậu cho mình một chiếc siêu xe, và xuất hiện trên các tạp chí với tư cách là doanh nhân thành đạt.
Thế nhưng câu chuyện năm 2012 đã khác. Những doanh nghiệp như anh hiện nay không thể vay thêm vốn để làm nốt dự án, không bán được dự án cho chủ đầu tư khác, và cũng không có dòng tiền để trả nợ. Vì khoản nợ chưa đến hạn nên nó chưa được gọi là nợ xấu, nhưng nó sẽ trở thành nợ xấu.
Bóng ma nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề kinh tế nóng nhất của Việt Nam năm 2012. Với lịch sử phát triển rất ngắn, hệ thống NHTM của Việt Nam cho đến nay vẫn còn trong tình trạng non nớt về chuyên môn và quản trị. Thế nhưng, trong một giai đoạn khá dài nó đã buộc phải tăng trưởng với tốc độ quá nóng.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đều trên mức 20%. Đặc biệt năm 2007, con số này lên tới 51%, giảm xuống còn 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40% vào năm 2009 và trên 30% vào năm 2010.
Các doanh nghiệp sản xuất thi nhau vay vốn “rẻ” để mở rộng quy mô dựa trên các kỳ vọng tăng trưởng tươi sáng còn các chủ đầu tư BĐS cũng thi nhau làm dự án với suy đoán lạc quan rằng Việt Nam còn thiếu nhà ở nghiêm trọng. Kết quả là việc dư thừa công suất xảy ra ở hầu hết các ngành, từ xi măng đến dược phẩm, từ ô tô đến giấy vệ sinh. Bong bóng BĐS cũng hình thành và nhanh chóng phình to. Trong vòng khoảng 10 năm, giá đất đô thị ở Việt Nam tăng ít nhất 10 lần, có nơi tới hơn 100 lần.
Hệ quả là khi tín dụng bị thắt chặt, bong bóng BĐS và sản xuất vỡ, thì hầu như toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam bị tê liệt. Nợ xấu, theo cách tính của một số tổ chức nước ngoài như Fitch Ratings, tăng lên đến 13% trong năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu này sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu khó khăn tiếp tục kéo dài sang năm 2013 và các khoản nợ như của doanh nghiệp BĐS kể trên được đưa vào danh sách nợ xấu.
Trả lại cho Caesar
Để giải quyết vấn đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm việc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt các NHTM yếu kém, ép các NHTM trích lập dự phòng đầy đủ các khoản nợ khó đòi, và buộc sáp nhập ngân hàng. Song song với quá trình đó, việc điều tra và truy tố các vụ lợi dụng quyền hạn để làm ăn bất chính trong hệ thống ngân hàng cũng được triển khai. Hàng loạt các chủ tịch và cổ đông lớn của các NHTM đã hoặc đang bị bắt hoặc đang bị điều tra.
Thế nhưng nếu như con số nợ xấu, một con số không thực sự minh bạch ở Việt Nam, lên tới 13% hoặc hơn như Fitch Ratings tính toán, thì vốn chủ sở hữu của các NHTM sẽ không đủ để trích lập dự phòng. Theo Thống đốc NHNN trả lời trước Quốc hội hồi tháng 11, 2012, thì nhiều ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đã “không còn vốn điều lệ”.
Những mất mát từ việc cho vay vô tội vạ và kinh doanh không hiệu quả phải có người gánh. Doanh nghiệp phá sản chuyển gánh nặng này sang cho ngân hàng. Ngân hàng không đủ vốn điều lệ để trích lập dự phòng sẽ phải chuyển gánh nặng này cho xã hội dưới dạng hỗ trợ của nhà nước hoặc phá sản và người gửi tiền mất tiền. Quá trình “giải độc” nợ xấu này sẽ là một quá trình dài, dù thực hiện theo biện pháp nào. Điểm sáng trong toàn bộ quá trình này là cả nhà nước và doanh nghiệp đều nhận ra rõ các yếu kém và tìm cách tháo gỡ.
Tiến tới một hệ thống ngân hàng hiện đại
Từ phía nhà nước, NHNN đã có nhiều động tác nhằm siết lại quản lý và từng bước nâng chuẩn an toàn của hệ thống NHTM. Thí dụ, các thông tư 13, 19, và 22 là các bước đi đúng hướng về mặt chính sách nhằm nâng chuẩn an toàn của hệ thống. Trong tương lai, NHNN cần tiếp tục đi xa hơn bằng cách xây dựng và triển khai lộ trình để đưa hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống NHTM lên 12% và áp dụng bộ quy chuẩn số 2, và tiến tới số 3, của Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng, thay vì áp dụng bộ quy chuẩn số 1 như hiện nay.
Từ phía các NHTM, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nội bộ phải được đẩy lên hàng đầu nhằm bảo đảm hoạt động của các NHTM này luôn đáp ứng được các chuẩn an toàn của hệ thống theo quy định của NHNN. Tới nay, mới chỉ có vài ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam nghĩ tới vấn đề quản trị rủi ro, và hầu như chưa có NHTM nào xây dựng được một bộ máy quản trị rủi ro bài bản.
Việc điều tra và sử lý nghiêm các trường hợp thao túng hệ thống NHTM cũng đang được các cơ quan chức năng ráo riết điều tra. Các động thái này, nếu được duy trì thường xuyên, nghiêm túc, và chặt chẽ, sẽ làm hạn chế rủi ro đạo đức trong nghiệp vụ ngân hàng, làm cho hệ thống lành mạnh và minh bạch hơn.
Tuy nhiên, nền tảng vững mạnh nhất của hệ thống ngân hàng để chống lại vấn đề nợ xấu là một hệ thống doanh nghiệp khoẻ. Nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm nay vốn phát triển theo chiều rộng và vì thế phần lớn đều mắc nợ quá nhiều. Cần có một thời gian ít nhất từ 2 tới 3 năm để các doanh nghiệp giảm nợ (de-leveraged), và tập trung vào các biện pháp chiều sâu để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.
Vì thế, năm 2013 vẫn sẽ là năm mà vấn đề nợ xấu là một trong các vấn đề nóng nhất. Nhà nước, ngân hàng, và doanh nghiệp sẽ đều phải vật lộn với di sản quá khứ để lại là gánh nặng nợ xấu chồng chất trong khi cố gắng tìm ra các giải pháp về chính sách và xây dựng bộ máy để xây dựng một tương lai bền vững hơn.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Công ty của anh có 1 dự án duy nhất, khoảng 2 hecta, nằm ở một quận ngoại thành của TPHCM và mới chỉ giải toả được khoảng một nửa. Anh đang có một khoản nợ ngân hàng khoảng 7 triệu USD, mỗi năm phải trả lãi khoảng 1,5 triệu USD. Khoản nợ này sẽ đáo hạn vào cuối năm 2012. Anh cần thêm khoảng 5 triệu USD nữa để giải toả phần còn lại trước khi có thể xây móng. Ở Việt Nam, các dự án BĐS cần phải xây xong móng thì mới bắt đầu bán được căn hộ.
Nếu Việt Nam vẫn như hồi năm 2007, anh sẽ nhanh chóng làm sạch dự án, vay thêm tiền, và làm móng. Khách hàng sẽ đổ dồn đến để đầu cơ. Anh sẽ nhanh chóng bán hết hàng, tậu cho mình một chiếc siêu xe, và xuất hiện trên các tạp chí với tư cách là doanh nhân thành đạt.
Thế nhưng câu chuyện năm 2012 đã khác. Những doanh nghiệp như anh hiện nay không thể vay thêm vốn để làm nốt dự án, không bán được dự án cho chủ đầu tư khác, và cũng không có dòng tiền để trả nợ. Vì khoản nợ chưa đến hạn nên nó chưa được gọi là nợ xấu, nhưng nó sẽ trở thành nợ xấu.
Bóng ma nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề kinh tế nóng nhất của Việt Nam năm 2012. Với lịch sử phát triển rất ngắn, hệ thống NHTM của Việt Nam cho đến nay vẫn còn trong tình trạng non nớt về chuyên môn và quản trị. Thế nhưng, trong một giai đoạn khá dài nó đã buộc phải tăng trưởng với tốc độ quá nóng.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đều trên mức 20%. Đặc biệt năm 2007, con số này lên tới 51%, giảm xuống còn 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40% vào năm 2009 và trên 30% vào năm 2010.
Các doanh nghiệp sản xuất thi nhau vay vốn “rẻ” để mở rộng quy mô dựa trên các kỳ vọng tăng trưởng tươi sáng còn các chủ đầu tư BĐS cũng thi nhau làm dự án với suy đoán lạc quan rằng Việt Nam còn thiếu nhà ở nghiêm trọng. Kết quả là việc dư thừa công suất xảy ra ở hầu hết các ngành, từ xi măng đến dược phẩm, từ ô tô đến giấy vệ sinh. Bong bóng BĐS cũng hình thành và nhanh chóng phình to. Trong vòng khoảng 10 năm, giá đất đô thị ở Việt Nam tăng ít nhất 10 lần, có nơi tới hơn 100 lần.
Hệ quả là khi tín dụng bị thắt chặt, bong bóng BĐS và sản xuất vỡ, thì hầu như toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam bị tê liệt. Nợ xấu, theo cách tính của một số tổ chức nước ngoài như Fitch Ratings, tăng lên đến 13% trong năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu này sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu khó khăn tiếp tục kéo dài sang năm 2013 và các khoản nợ như của doanh nghiệp BĐS kể trên được đưa vào danh sách nợ xấu.
Trả lại cho Caesar
Để giải quyết vấn đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm việc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt các NHTM yếu kém, ép các NHTM trích lập dự phòng đầy đủ các khoản nợ khó đòi, và buộc sáp nhập ngân hàng. Song song với quá trình đó, việc điều tra và truy tố các vụ lợi dụng quyền hạn để làm ăn bất chính trong hệ thống ngân hàng cũng được triển khai. Hàng loạt các chủ tịch và cổ đông lớn của các NHTM đã hoặc đang bị bắt hoặc đang bị điều tra.
Thế nhưng nếu như con số nợ xấu, một con số không thực sự minh bạch ở Việt Nam, lên tới 13% hoặc hơn như Fitch Ratings tính toán, thì vốn chủ sở hữu của các NHTM sẽ không đủ để trích lập dự phòng. Theo Thống đốc NHNN trả lời trước Quốc hội hồi tháng 11, 2012, thì nhiều ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đã “không còn vốn điều lệ”.
Những mất mát từ việc cho vay vô tội vạ và kinh doanh không hiệu quả phải có người gánh. Doanh nghiệp phá sản chuyển gánh nặng này sang cho ngân hàng. Ngân hàng không đủ vốn điều lệ để trích lập dự phòng sẽ phải chuyển gánh nặng này cho xã hội dưới dạng hỗ trợ của nhà nước hoặc phá sản và người gửi tiền mất tiền. Quá trình “giải độc” nợ xấu này sẽ là một quá trình dài, dù thực hiện theo biện pháp nào. Điểm sáng trong toàn bộ quá trình này là cả nhà nước và doanh nghiệp đều nhận ra rõ các yếu kém và tìm cách tháo gỡ.
Tiến tới một hệ thống ngân hàng hiện đại
Từ phía nhà nước, NHNN đã có nhiều động tác nhằm siết lại quản lý và từng bước nâng chuẩn an toàn của hệ thống NHTM. Thí dụ, các thông tư 13, 19, và 22 là các bước đi đúng hướng về mặt chính sách nhằm nâng chuẩn an toàn của hệ thống. Trong tương lai, NHNN cần tiếp tục đi xa hơn bằng cách xây dựng và triển khai lộ trình để đưa hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống NHTM lên 12% và áp dụng bộ quy chuẩn số 2, và tiến tới số 3, của Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng, thay vì áp dụng bộ quy chuẩn số 1 như hiện nay.
Từ phía các NHTM, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nội bộ phải được đẩy lên hàng đầu nhằm bảo đảm hoạt động của các NHTM này luôn đáp ứng được các chuẩn an toàn của hệ thống theo quy định của NHNN. Tới nay, mới chỉ có vài ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam nghĩ tới vấn đề quản trị rủi ro, và hầu như chưa có NHTM nào xây dựng được một bộ máy quản trị rủi ro bài bản.
Việc điều tra và sử lý nghiêm các trường hợp thao túng hệ thống NHTM cũng đang được các cơ quan chức năng ráo riết điều tra. Các động thái này, nếu được duy trì thường xuyên, nghiêm túc, và chặt chẽ, sẽ làm hạn chế rủi ro đạo đức trong nghiệp vụ ngân hàng, làm cho hệ thống lành mạnh và minh bạch hơn.
Tuy nhiên, nền tảng vững mạnh nhất của hệ thống ngân hàng để chống lại vấn đề nợ xấu là một hệ thống doanh nghiệp khoẻ. Nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm nay vốn phát triển theo chiều rộng và vì thế phần lớn đều mắc nợ quá nhiều. Cần có một thời gian ít nhất từ 2 tới 3 năm để các doanh nghiệp giảm nợ (de-leveraged), và tập trung vào các biện pháp chiều sâu để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.
Vì thế, năm 2013 vẫn sẽ là năm mà vấn đề nợ xấu là một trong các vấn đề nóng nhất. Nhà nước, ngân hàng, và doanh nghiệp sẽ đều phải vật lộn với di sản quá khứ để lại là gánh nặng nợ xấu chồng chất trong khi cố gắng tìm ra các giải pháp về chính sách và xây dựng bộ máy để xây dựng một tương lai bền vững hơn.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.