Cái chết của thần tượng và là cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã đẩy quốc gia này vào một cuộc tranh cãi chính trị tập thể trước các cuộc bầu cử vào năm tới. Thông tín viên VOA Anita Powell giải thích vì sao cử tri đang ngày càng bất mãn về đảng mà ông Mandela đã đưa lên nắm quyền - đảng Ðại hội Phi Dân tộc Phi châu.
Ông Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Cái chết của ông nay khơi ra một cuộc tranh luận chính trị nghiêm trọng về tương lai của quốc gia và tương lai của đảng cầm quyền Ðại hội Dân tộc Phi châu ANC.
Một dấu hiệu của cảm tưởng dân chúng đã được đưa ra vào ngày 10 tháng 12 khi đương kim tổng thống, lãnh đạo đảng ANC, ông Jacob Zuma, bị la ó phản đối bởi một đám đông khoảng 60.000 người tụ tập tại sân vận động FNB ở Suweto để tưởng nhớ ông Mandela.
Trong khi hành động vừa kể bị nhiều người lên án là bất xứng tại một buổi lễ trang trọng như thế, nó nêu bật sự bất mãn ngày càng tăng ở Nam Phi của dân chúng cũng như một số ủng hộ viên lâu đời của ANC.
Một trong những người bạn thân thiết nhất của ông Mandela. luật sư George Bizos, tóm lược sự bất mãn của dân chúng tại một buổi lễ tưởng niệm khác:
Ông Bizos nói: “Các nhà lãnh đạo của chúng ta nghĩ họ đang giỡn mặt với ai khi nói rằng họ theo gót Nelson Mandela?”
Hồi đầu tháng này, giới chức hàng đầu chống tham nhũng của Nam Phi, bà Thuli Madonsela, đã công bố một báo cáo tạm thời cho thấy ông Zuma đã chi khoảng 20 triệu đôla tiền công quỹ để nâng cấp tư thất của ông ở tỉnh KwaZulu-Natal.
Bà nói khoản chi tiêu này vượt xa nhu cầu hợp pháp về an ninh và bà đề nghị ông trả lại vào quỹ công và quốc hội đòi ông phải giải thích về các vi phạm nguyên tắc.
Trong khi ông Zuma trước đó đã chối là không sử dụng công quỹ, một số người trong công chúng coi đây là một hành vi tham nhũng hơn trong hàng ngũ cấp cao của đảng ANC.
Một cuộc thăm dò mới do nhật báo Sunday Times thực hiện – và công bố cùng ngày với ngày mai táng ông Mandela, nhận thấy rằng 51% cử tri của ANC có đăng ký nói rằng họ muốn ông Zuma từ chức.
Ðảng ANC đã chế ngự chính sự quốc gia kể từ khi chấm dứt chế độ apacthai vào năm 1994. Nam Phi ngày nay có thể có tự do, nhưng còn lâu mới được bình đẳng, với người Nam Phi da đen vẫn ở dưới đáy bậc thang kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức khủng khiếp là 26%.
Ông Adam Habib, phó viện trưởng Ðại học Witsatersrand ở Johannesburg, nói rằng người Nam Phi tức giận về một vấn đề chính: đó là nền kinh tế.
Ông Habib nói: Tôi nghĩ tổng thống đã bị tố cáo là chi khoảng 206 triệu rand vào tư thất của ông. Tôi nghĩ việc này đang gây căm phẫn thực sự trong cơ sở xã hội. Ý tôi muốn nói là việc này, kèm theo sự kiện là chúng ta có sự gia tăng hàng năm về bất bình đẳng kinh tế suốt 19 năm qua, đã tạo ra một giờ khắc bùng nổ.”
Ông Habib nêu ra rằng ANC dường như vẫn giữ được sự ủng hộ ở các vùng nông thôn, nơi đảng này có sự hiện diện hùng hậu và được nhiều người coi là góp phần vào tất cả những tiến bộ trong xã hội Nam Phi trong 2 thập niên qua.
Tuy nhiên, cảm nghĩ ở Johannesburg được phơi bày thêm vào ngày trước tang lễ ông Mandela, khi một đài tin tức địa phương phổ biến một cuộc thảo luận về tương lai của Nam Phi.
Chuyên gia phân tích chính trị Eusebius McKaiser, đã được cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt khi phát biểu rằng, “Ðảng ANC, vì chiếm thế đa số trong cử tri, cảm thấy mình là bất khả bại. Xin chớ tỏ ra sự thiếu tôn trọng như thế đối với cử tri.”
Trong cử tọa, đã có những la ó phản đối, nước mắt và những lời chế giễu khi các thảo luận viên bất đồng về các vấn đề bất bình đẳng, chủng tộc và kinh tế.
Lời cuối phát xuất từ một nguồn tin bất ngờ: một phụ nữ da trắng nhỏ bé yếu ớt mặc chiếc áo khoác mầu hồng, ngồi nơi hàng đầu. Bà có một nhận định ngắn gọn:
“Nam Phi là một nơi tốt đẹp hơn nhiều so với năm 1994.”
Ta sẽ biết được liệu cử tri có đồng ý như thế hay không, vào năm tới.
Ông Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Cái chết của ông nay khơi ra một cuộc tranh luận chính trị nghiêm trọng về tương lai của quốc gia và tương lai của đảng cầm quyền Ðại hội Dân tộc Phi châu ANC.
Một dấu hiệu của cảm tưởng dân chúng đã được đưa ra vào ngày 10 tháng 12 khi đương kim tổng thống, lãnh đạo đảng ANC, ông Jacob Zuma, bị la ó phản đối bởi một đám đông khoảng 60.000 người tụ tập tại sân vận động FNB ở Suweto để tưởng nhớ ông Mandela.
Trong khi hành động vừa kể bị nhiều người lên án là bất xứng tại một buổi lễ trang trọng như thế, nó nêu bật sự bất mãn ngày càng tăng ở Nam Phi của dân chúng cũng như một số ủng hộ viên lâu đời của ANC.
Một trong những người bạn thân thiết nhất của ông Mandela. luật sư George Bizos, tóm lược sự bất mãn của dân chúng tại một buổi lễ tưởng niệm khác:
Ông Bizos nói: “Các nhà lãnh đạo của chúng ta nghĩ họ đang giỡn mặt với ai khi nói rằng họ theo gót Nelson Mandela?”
Hồi đầu tháng này, giới chức hàng đầu chống tham nhũng của Nam Phi, bà Thuli Madonsela, đã công bố một báo cáo tạm thời cho thấy ông Zuma đã chi khoảng 20 triệu đôla tiền công quỹ để nâng cấp tư thất của ông ở tỉnh KwaZulu-Natal.
Bà nói khoản chi tiêu này vượt xa nhu cầu hợp pháp về an ninh và bà đề nghị ông trả lại vào quỹ công và quốc hội đòi ông phải giải thích về các vi phạm nguyên tắc.
Trong khi ông Zuma trước đó đã chối là không sử dụng công quỹ, một số người trong công chúng coi đây là một hành vi tham nhũng hơn trong hàng ngũ cấp cao của đảng ANC.
Một cuộc thăm dò mới do nhật báo Sunday Times thực hiện – và công bố cùng ngày với ngày mai táng ông Mandela, nhận thấy rằng 51% cử tri của ANC có đăng ký nói rằng họ muốn ông Zuma từ chức.
Ðảng ANC đã chế ngự chính sự quốc gia kể từ khi chấm dứt chế độ apacthai vào năm 1994. Nam Phi ngày nay có thể có tự do, nhưng còn lâu mới được bình đẳng, với người Nam Phi da đen vẫn ở dưới đáy bậc thang kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức khủng khiếp là 26%.
Ông Adam Habib, phó viện trưởng Ðại học Witsatersrand ở Johannesburg, nói rằng người Nam Phi tức giận về một vấn đề chính: đó là nền kinh tế.
Ông Habib nói: Tôi nghĩ tổng thống đã bị tố cáo là chi khoảng 206 triệu rand vào tư thất của ông. Tôi nghĩ việc này đang gây căm phẫn thực sự trong cơ sở xã hội. Ý tôi muốn nói là việc này, kèm theo sự kiện là chúng ta có sự gia tăng hàng năm về bất bình đẳng kinh tế suốt 19 năm qua, đã tạo ra một giờ khắc bùng nổ.”
Ông Habib nêu ra rằng ANC dường như vẫn giữ được sự ủng hộ ở các vùng nông thôn, nơi đảng này có sự hiện diện hùng hậu và được nhiều người coi là góp phần vào tất cả những tiến bộ trong xã hội Nam Phi trong 2 thập niên qua.
Tuy nhiên, cảm nghĩ ở Johannesburg được phơi bày thêm vào ngày trước tang lễ ông Mandela, khi một đài tin tức địa phương phổ biến một cuộc thảo luận về tương lai của Nam Phi.
Chuyên gia phân tích chính trị Eusebius McKaiser, đã được cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt khi phát biểu rằng, “Ðảng ANC, vì chiếm thế đa số trong cử tri, cảm thấy mình là bất khả bại. Xin chớ tỏ ra sự thiếu tôn trọng như thế đối với cử tri.”
Trong cử tọa, đã có những la ó phản đối, nước mắt và những lời chế giễu khi các thảo luận viên bất đồng về các vấn đề bất bình đẳng, chủng tộc và kinh tế.
Lời cuối phát xuất từ một nguồn tin bất ngờ: một phụ nữ da trắng nhỏ bé yếu ớt mặc chiếc áo khoác mầu hồng, ngồi nơi hàng đầu. Bà có một nhận định ngắn gọn:
“Nam Phi là một nơi tốt đẹp hơn nhiều so với năm 1994.”
Ta sẽ biết được liệu cử tri có đồng ý như thế hay không, vào năm tới.