Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Pháp đồng lên tiếng về vụ blogger Lê Anh Hùng bị bắt đưa vào trại tâm thần sau khi viết bài tố cáo tiêu cực của quan chức nhà nước.
Blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa, Hà Nội hôm 24/1 trong lúc đang làm việc tại một công ty ở Hưng Yên.
Trong thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Tổng bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức này bày tỏ quan ngại trước trường hợp giam giữ blogger Lê Anh Hùng và kêu gọi phóng thích ông vì theo họ, các hoạt động của ông Hùng chỉ nhằm thăng tiến quyền tự do ngôn luận giúp cải tiến dân chủ tại Việt Nam.
Tổng thư ký của Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock nhấn mạnh:
“Trường hợp của blogger Lê Anh Hùng là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ việc vi phạm nhân quyền mà chúng tôi quan sát chặt chẽ thông qua các đối tác cho thấy Việt Nam dùng nhiều hình thức khác nhau để bắt giam những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của công dân cổ xúy cho nhân quyền trên mạng internet. Chúng tôi hết sức quan ngại vì đối với một nước độc đảng kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, internet là phương tiện duy nhất có thể giúp người dân bày tỏ quan điểm cá nhân.”
Giới hữu trách nói blogger Hùng bị đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu từ mẹ ruột của anh.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà Niệm nói rằng:
“Cháu có bị hoang tưởng cũng nhẹ thôi, điều trị trong bệnh viện Ðà Nẵng từ năm 2007 đến năm 2008. Bây giờ ra ngoài này nó đi làm rồi lại lên mạng rồi mọi thứ khác làm ảnh hưởng đến chính trị, xã hội. Công an đến điều tra thì tôi cũng nói là cháu bị như thế thì giờ phối hợp đưa cháu vào khám. Nó không có biểu hiện gì, nhưng nó viết lách, nó lên mạng nói xấu xã hội. Việc đó có hay không tôi cũng không biết được. Cho nên tôi chỉ yêu cầu là ngành pháp luật cứ bắt rồi sàng lọc. Nếu đúng bệnh thì điều trị mà không đúng bệnh thì xử lý theo pháp luật, thế thôi.”
Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn hoài nghi về tính độc lập trong hành động của mẹ blogger Hùng khi yêu cầu giới hữu trách đưa anh Hùng vào trại tâm thần dù xác nhận rằng con trai mình 'không có biểu hiện gì'.
“Chúng ta cần phải lưu ý xem liệu phát biểu của mẹ blogger Hùng đưa ra có chịu một áp lực nào hay không, có được độc lập hay không. Thật bất thường khi một bà mẹ tự nhiên yêu cầu người ta bắt giữ con mình, đặc biệt là đưa con mình vào trại tâm thần dù biết anh ấy “không có biểu hiện gì”. Thực tế trước nay cho thấy Việt Nam thường dùng trại tâm thần làm nơi giam giữ những ai lên tiếng chống đối hay chỉ trích nhà nước. Việc bắt giam mà không qua xét xử thật sự là hành động không chính đáng và vi phạm nhân quyền được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết."
Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền này nói blogger Lê Anh Hùng có thể bị giam theo Pháp lệnh 44 năm 2002 quy định các cá nhân vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị giam giữ không thông qua xét xử bằng việc quản chế hành chính hay đưa vào các cơ sở giáo dưỡng.
Liên hiệp quốc lâu nay kêu gọi Việt Nam bỏ Pháp lệnh 44 nhưng không được Hà Nội hồi đáp.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/sz4B7sYOvRg?list=PL0Xd6_vQV82LCudJK71X7MHMDWYDAxgBN
Blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa, Hà Nội hôm 24/1 trong lúc đang làm việc tại một công ty ở Hưng Yên.
Trường hợp của blogger Lê Anh Hùng là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ việc vi phạm nhân quyền mà chúng tôi quan sát chặt chẽ...Việt Nam dùng nhiều hình thức khác nhau để bắt giam những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của công dân cổ xúy cho nhân quyền trên mạng internet.Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn Gerald Staberock.
Tổng thư ký của Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock nhấn mạnh:
“Trường hợp của blogger Lê Anh Hùng là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ việc vi phạm nhân quyền mà chúng tôi quan sát chặt chẽ thông qua các đối tác cho thấy Việt Nam dùng nhiều hình thức khác nhau để bắt giam những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của công dân cổ xúy cho nhân quyền trên mạng internet. Chúng tôi hết sức quan ngại vì đối với một nước độc đảng kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, internet là phương tiện duy nhất có thể giúp người dân bày tỏ quan điểm cá nhân.”
Giới hữu trách nói blogger Hùng bị đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu từ mẹ ruột của anh.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà Niệm nói rằng:
“Cháu có bị hoang tưởng cũng nhẹ thôi, điều trị trong bệnh viện Ðà Nẵng từ năm 2007 đến năm 2008. Bây giờ ra ngoài này nó đi làm rồi lại lên mạng rồi mọi thứ khác làm ảnh hưởng đến chính trị, xã hội. Công an đến điều tra thì tôi cũng nói là cháu bị như thế thì giờ phối hợp đưa cháu vào khám. Nó không có biểu hiện gì, nhưng nó viết lách, nó lên mạng nói xấu xã hội. Việc đó có hay không tôi cũng không biết được. Cho nên tôi chỉ yêu cầu là ngành pháp luật cứ bắt rồi sàng lọc. Nếu đúng bệnh thì điều trị mà không đúng bệnh thì xử lý theo pháp luật, thế thôi.”
Chúng ta cần phải lưu ý xem liệu phát biểu của mẹ blogger Hùng đưa ra có chịu một áp lực nào hay không, có được độc lập hay không. Thật bất thường khi một bà mẹ tự nhiên yêu cầu người ta bắt giữ con mình, đặc biệt là đưa con mình vào trại tâm thần...Tổ chức Thế giới chống tra tấn.
“Chúng ta cần phải lưu ý xem liệu phát biểu của mẹ blogger Hùng đưa ra có chịu một áp lực nào hay không, có được độc lập hay không. Thật bất thường khi một bà mẹ tự nhiên yêu cầu người ta bắt giữ con mình, đặc biệt là đưa con mình vào trại tâm thần dù biết anh ấy “không có biểu hiện gì”. Thực tế trước nay cho thấy Việt Nam thường dùng trại tâm thần làm nơi giam giữ những ai lên tiếng chống đối hay chỉ trích nhà nước. Việc bắt giam mà không qua xét xử thật sự là hành động không chính đáng và vi phạm nhân quyền được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết."
Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền này nói blogger Lê Anh Hùng có thể bị giam theo Pháp lệnh 44 năm 2002 quy định các cá nhân vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị giam giữ không thông qua xét xử bằng việc quản chế hành chính hay đưa vào các cơ sở giáo dưỡng.
Liên hiệp quốc lâu nay kêu gọi Việt Nam bỏ Pháp lệnh 44 nhưng không được Hà Nội hồi đáp.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/sz4B7sYOvRg?list=PL0Xd6_vQV82LCudJK71X7MHMDWYDAxgBN