Ba tờ báo lớn của Mỹ - The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post - nói rằng tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào máy tính của công ty họ để theo dõi những bản tin về Trung Quốc. Một số chuyên gia nói rằng sự việc này đã diễn ra trong hơn 5 năm.
Không phải chỉ có những tờ báo này mới bị tấn công. Các chuyên gia nghĩ rằng gần như tất cả các phương tiện truyền thông đều đã bị tấn công, họ hoặc không biết hoặc không báo cáo. Ở ngay tại đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA này, các vụ tin tặc tấn công cũng đã xảy ra.
Ban tiếng Tây Tạng của VOA phát 4 chương trình truyền hình một tuần và 5 chương trình phát thanh một ngày. Trưởng ban tiếng Tây Tạng Losang Gyatso nói rằng nhân viên của ông hàng ngày phải đối mặt với tin tặc. Ông Losang Gyatso nói:
"Về cơ bản, ban tiếng Tây Tạng không lưu trữ trên máy tính bất kỳ nguồn cung cấp thông tin nào cho ban. Ban chúng tôi rất cẩn thận. Chúng tôi có những phần mềm ngăn chặn và thanh lọc thông tin trên tất cả các ổ đĩa cứng.”
Ông Gyatso cho biết, giống như với các tờ báo ở Mỹ, các vụ tin tặc tấn công này đều bắt nguồn từ Trung Quốc.
Alan Paller đã đào tạo 145.000 chuyên gia an ninh mạng trên toàn thế giới. Ông nói rằng có hơn 100 quốc gia có dính líu đến các hoạt động gián điệp không gian mạng. Ông nhận định:
"Trung Quốc là ầm ĩ hơn cả, và điều đó có nghĩa là rất dễ dàng phát hiện các công nghệ của họ. Do đó, các tin tặc Trung Quốc bị phát hiện rất nhiều và đã có rất nhiều tin tức về ho. Tuy nhiên, các tin tặc người Nga cũng hoạt động rất hung hãn và họ còn kín đáo hơn các tin tặc Trung Quốc."
Ông Paller nói rằng việc sử dụng tường lửa, các phần mềm chống virus, và chống xâm nhập hệ thống là không đủ. Ông nói:
"Mặc dù chúng ta có thể xây dựng được những bức tường chắn cao, nhưng bọn chúng cũng có thể xây dựng các bậc thang cao hơn. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải bắt giữ những kẻ có đủ khả năng vượt qua các bức tường chắn đó. Cách chúng ta làm việc đó không phải là với các công cụ, mà là với các kỹ năng. Nhưng hiện tại các hãng truyền thông vẫn không tập trung thiết lập các kỹ năng này. Họ chỉ nghĩ là họ sẽ thuê ai đó sau khi họ bị tấn công.”
Bảo tàng báo chí Hoa Kỳ Newseum có một đài tưởng niệm các nhà báo đã tử nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ. Nhiều phóng viên đã bị giết hại bởi những người phản đối các tường trình của họ.
Cô Patty Rhule làm việc trong ủy ban xem xét các danh sách các tên tuổi. Cô lo sợ rằng không biết các vụ tấn công tin tặc này sẽ dẫn đến những hậu quả gì:
"Nếu bọn họ có thể tấn công một cách bí mật, bởi một vài cú nhấp chuột từ một máy tính, thì điều đó thật đáng lo ngại hơn nữa khi mà bạn thậm chí sẽ không biết ai đang ở phía sau bạn.”
Các chuyên gia cho rằng quan trọng là hãy làm thế nào để máy tính của chúng ta không thể bị xâm nhập và do đó các tin tặc không thể nhấp chuột được, thay vào đó là sẽ chuyển sang tấn công một máy tính khác dễ xâm nhập hơn.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=vid&id=1597199&w=500&h=380&skin=embeded
Không phải chỉ có những tờ báo này mới bị tấn công. Các chuyên gia nghĩ rằng gần như tất cả các phương tiện truyền thông đều đã bị tấn công, họ hoặc không biết hoặc không báo cáo. Ở ngay tại đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA này, các vụ tin tặc tấn công cũng đã xảy ra.
Ban tiếng Tây Tạng của VOA phát 4 chương trình truyền hình một tuần và 5 chương trình phát thanh một ngày. Trưởng ban tiếng Tây Tạng Losang Gyatso nói rằng nhân viên của ông hàng ngày phải đối mặt với tin tặc. Ông Losang Gyatso nói:
"Về cơ bản, ban tiếng Tây Tạng không lưu trữ trên máy tính bất kỳ nguồn cung cấp thông tin nào cho ban. Ban chúng tôi rất cẩn thận. Chúng tôi có những phần mềm ngăn chặn và thanh lọc thông tin trên tất cả các ổ đĩa cứng.”
Ông Gyatso cho biết, giống như với các tờ báo ở Mỹ, các vụ tin tặc tấn công này đều bắt nguồn từ Trung Quốc.
Alan Paller đã đào tạo 145.000 chuyên gia an ninh mạng trên toàn thế giới. Ông nói rằng có hơn 100 quốc gia có dính líu đến các hoạt động gián điệp không gian mạng. Ông nhận định:
"Trung Quốc là ầm ĩ hơn cả, và điều đó có nghĩa là rất dễ dàng phát hiện các công nghệ của họ. Do đó, các tin tặc Trung Quốc bị phát hiện rất nhiều và đã có rất nhiều tin tức về ho. Tuy nhiên, các tin tặc người Nga cũng hoạt động rất hung hãn và họ còn kín đáo hơn các tin tặc Trung Quốc."
Ông Paller nói rằng việc sử dụng tường lửa, các phần mềm chống virus, và chống xâm nhập hệ thống là không đủ. Ông nói:
"Mặc dù chúng ta có thể xây dựng được những bức tường chắn cao, nhưng bọn chúng cũng có thể xây dựng các bậc thang cao hơn. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải bắt giữ những kẻ có đủ khả năng vượt qua các bức tường chắn đó. Cách chúng ta làm việc đó không phải là với các công cụ, mà là với các kỹ năng. Nhưng hiện tại các hãng truyền thông vẫn không tập trung thiết lập các kỹ năng này. Họ chỉ nghĩ là họ sẽ thuê ai đó sau khi họ bị tấn công.”
Bảo tàng báo chí Hoa Kỳ Newseum có một đài tưởng niệm các nhà báo đã tử nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ. Nhiều phóng viên đã bị giết hại bởi những người phản đối các tường trình của họ.
Cô Patty Rhule làm việc trong ủy ban xem xét các danh sách các tên tuổi. Cô lo sợ rằng không biết các vụ tấn công tin tặc này sẽ dẫn đến những hậu quả gì:
"Nếu bọn họ có thể tấn công một cách bí mật, bởi một vài cú nhấp chuột từ một máy tính, thì điều đó thật đáng lo ngại hơn nữa khi mà bạn thậm chí sẽ không biết ai đang ở phía sau bạn.”
Các chuyên gia cho rằng quan trọng là hãy làm thế nào để máy tính của chúng ta không thể bị xâm nhập và do đó các tin tặc không thể nhấp chuột được, thay vào đó là sẽ chuyển sang tấn công một máy tính khác dễ xâm nhập hơn.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=vid&id=1597199&w=500&h=380&skin=embeded