Các thành phố duyên hải ở Nam và Đông Nam Á đang bị sụt lún nhanh hơn các nơi khác trên thế giới, khiến hàng chục triệu người dễ bị tổn thương hơn do mực nước biển dâng cao, theo một nghiên cứu mới.
Theo nghiên cứu của Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, được công bố trên tạp chí Nature Sustainability vào tuần trước, vì quá trình đô thị hóa nhanh chóng nên các thành phố này phải sử dụng nhiều nước ngầm để phục vụ dân số đang phát triển của họ.
“Điều này khiến các thành phố đang bị tình trạng sụt lún đất cục bộ nhanh chóng có nguy cơ xảy ra các hiểm họa ven biển hơn so với những gì đã thấy vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu”.
Trung tâm đô thị đông dân nhất Việt Nam và cũng là trung tâm thương mại chủ chốt, thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm đang bị sụt lún trung bình 16,2 mm, đứng đầu cuộc khảo sát nghiên cứu về dữ liệu vệ tinh từ 48 thành phố ven biển lớn trên thế giới.
Cảng Chittagong ở phía nam Bangladesh đứng thứ hai trong danh sách. Thành phố Ahmedabad phía tây Ấn Độ, thủ đô Jakarta của Indonesia và trung tâm thương mại Yangon của Myanmar cũng chìm hơn 20 mm trong những năm cao điểm.
Nghiên cứu cho biết: “Nhiều thành phố ven biển đang lún nhanh này đang mở rộng nhanh chóng các siêu đô thị, nơi ... nhu cầu cao về khai thác và tải nước ngầm từ các công trình xây dựng dày đặc đã góp phần làm sụt lún đất ở địa phương.”
Hơn 1 tỷ người sống ở các thành phố ven biển gặp nguy cơ nước biển dâng cao vào năm 2050, theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC).
IPCC nói rằng mực nước biển toàn cầu có thể dâng lên tới 60 cm vào cuối thế kỷ này, cho dù là khí thải nhà kính có giảm mạnh đi chăng nữa.