PHNOM PENH —
Một bộ trưởng ngoại giao của ASEAN nói những nước liên hệ chính yếu trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông cần phải giữ những đường dây thông tin chính thức mở rộng, ngay cả khi một thỏa thuận được chờ đợi lâu nay về cách thức giải quyết những tranh cãi trên biển vẫn còn ngoài tầm tay.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đề nghị là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc mở một “đường dây nóng” để làm dịu bất cứ những đối đầu nào trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông.
Ông nói cơ chế an toàn này nên được thiết lập ngay cả khi ASEAN và Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền trên một khu vực rộng lớn Biển Đông, vẫn còn xa rời trong việc đồng ý về một Bộ Qui tắc Ứng xử bị trì hoãn lâu nay, về cách giải quyết những đòi hỏi đối nghịch nhau.
Bộ trưởng Marty Natalegawa nói:
“Điều Indonesia hiện đang tìm kiếm là trong khi chúng ta đang làm việc về một Bộ Qui tắc Ứng xử là cam kết về phần ASEAN và Trung Quốc mở một đường dây liên lạc nóng để nếu có những biến cố trong tương lai, dù Bộ Qui tắc Ứng xử chưa hoạt động, chúng ta có thể cam kết có liên lạc và đối thoại nếu xảy ra những tranh chấp.”
Đề nghị này là một chỉ dấu khác mà các quan sát viên vẫn nghĩ đến: Trung Quốc và ASEAN vẫn còn xa cách trong việc thực hiện bất cứ sự đồng thuận nào về cách thức chấm dứt tranh chấp.
Bốn thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam - tuyên bố chủ quyền một phần Biển Đông. Tuy nhiên việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên nhiều phần của thủy lộ này chứng tỏ đây là một điểm nóng với ASEAN. Bốn nước thành viên ASEAN đã thúc đẩy Trung Quốc giải quyết tranh chấp với toàn bộ khối này, nhưng Trung Quốc thích giải quyết những tranh chấp với từng quốc gia một.
Bộ trưởng Natalegawa nói ngay cả một Bộ Qui tắc Ứng xử chưa có được trong những ngày tới, một số tiến bộ cần phải đạt được trong hội nghị các nhà lãnh đạo dự trù bắt đầu vào ngày Chủ Nhật.
Hiện nay ASEAN dường như đang tiến sang một lãnh vực khác: tuyên ngôn về nhân quyền sâu rộng trong vùng. Các nhà lãnh đạo sẽ ký một văn kiện vào ngày Chủ Nhật. Tuy nhiên những tổ chức nhân quyền nói tuyên ngôn này không đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và chỉ trích tính cách bí mật của tiến trình soạn thảo.
Những chỉ trích, gồm cả những cơ quan theo dõi nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt báo động về những điều đề cập đến trong dự thảo trước là nhân quyền có thể tùy thuộc vào “bối cảnh của quốc gia và vùng” và những khác biệt về “nền tảng văn hóa và tôn giáo.”
Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Natalagawa giảm nhẹ những lo ngại này.
“Bối cảnh của vùng không được khắc vào đá. Nó tiến hóa. Hãy tưởng tượng bối cảnh quốc gia của Miến Điện cách đây hai năm. Rất là khác biệt đối với bối cảnh của quốc gia này ngày nay. Do đó khi chúng ta đề cập đến từ ngữ bối cảnh vùng, đó chỉ đơn giản mô tả một thực tế là tuyên ngôn về nhân quyền phải được thi hành tại quốc gia liên hệ. Đây không phải là một nỗ lực làm giảm bớt cam kết, vì vùng này tiếp tục thay đổi và rất năng động.”
Các nguyên thủ quốc gia bắt đầu các cuộc họp vào ngày Chủ Nhật. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự trù đến hội nghị cuối ngày thứ Hai.
http://www.youtube.com/embed/0kW8_YUZhqg
http://www.youtube.com/embed/h28AohWL75M
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đề nghị là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc mở một “đường dây nóng” để làm dịu bất cứ những đối đầu nào trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông.
Ông nói cơ chế an toàn này nên được thiết lập ngay cả khi ASEAN và Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền trên một khu vực rộng lớn Biển Đông, vẫn còn xa rời trong việc đồng ý về một Bộ Qui tắc Ứng xử bị trì hoãn lâu nay, về cách giải quyết những đòi hỏi đối nghịch nhau.
Bộ trưởng Marty Natalegawa nói:
“Điều Indonesia hiện đang tìm kiếm là trong khi chúng ta đang làm việc về một Bộ Qui tắc Ứng xử là cam kết về phần ASEAN và Trung Quốc mở một đường dây liên lạc nóng để nếu có những biến cố trong tương lai, dù Bộ Qui tắc Ứng xử chưa hoạt động, chúng ta có thể cam kết có liên lạc và đối thoại nếu xảy ra những tranh chấp.”
Đề nghị này là một chỉ dấu khác mà các quan sát viên vẫn nghĩ đến: Trung Quốc và ASEAN vẫn còn xa cách trong việc thực hiện bất cứ sự đồng thuận nào về cách thức chấm dứt tranh chấp.
Bốn thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam - tuyên bố chủ quyền một phần Biển Đông. Tuy nhiên việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên nhiều phần của thủy lộ này chứng tỏ đây là một điểm nóng với ASEAN. Bốn nước thành viên ASEAN đã thúc đẩy Trung Quốc giải quyết tranh chấp với toàn bộ khối này, nhưng Trung Quốc thích giải quyết những tranh chấp với từng quốc gia một.
Bộ trưởng Natalegawa nói ngay cả một Bộ Qui tắc Ứng xử chưa có được trong những ngày tới, một số tiến bộ cần phải đạt được trong hội nghị các nhà lãnh đạo dự trù bắt đầu vào ngày Chủ Nhật.
Hiện nay ASEAN dường như đang tiến sang một lãnh vực khác: tuyên ngôn về nhân quyền sâu rộng trong vùng. Các nhà lãnh đạo sẽ ký một văn kiện vào ngày Chủ Nhật. Tuy nhiên những tổ chức nhân quyền nói tuyên ngôn này không đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và chỉ trích tính cách bí mật của tiến trình soạn thảo.
Những chỉ trích, gồm cả những cơ quan theo dõi nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt báo động về những điều đề cập đến trong dự thảo trước là nhân quyền có thể tùy thuộc vào “bối cảnh của quốc gia và vùng” và những khác biệt về “nền tảng văn hóa và tôn giáo.”
Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Natalagawa giảm nhẹ những lo ngại này.
“Bối cảnh của vùng không được khắc vào đá. Nó tiến hóa. Hãy tưởng tượng bối cảnh quốc gia của Miến Điện cách đây hai năm. Rất là khác biệt đối với bối cảnh của quốc gia này ngày nay. Do đó khi chúng ta đề cập đến từ ngữ bối cảnh vùng, đó chỉ đơn giản mô tả một thực tế là tuyên ngôn về nhân quyền phải được thi hành tại quốc gia liên hệ. Đây không phải là một nỗ lực làm giảm bớt cam kết, vì vùng này tiếp tục thay đổi và rất năng động.”
Các nguyên thủ quốc gia bắt đầu các cuộc họp vào ngày Chủ Nhật. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự trù đến hội nghị cuối ngày thứ Hai.
http://www.youtube.com/embed/0kW8_YUZhqg
http://www.youtube.com/embed/h28AohWL75M