Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cực lực lên tiếng chống lại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan sau vụ cuốn phim video bài xích đạo Hồi châm ngòi cho các cuộc biểu tình quốc tế. Phát biểu hôm thứ ba vào lúc khởi sự cuộc thảo luận thường niên của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Obama và các nhà lãnh đạo khác cũng yêu cầu chấm dứt các cuộc bạo động đã làm hơn 20.000 người thiệt mạng tại Syria.
Ông Obama nói vụ tấn công mới đầy vào lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi ở Libya, trong đó 4 người Mỹ bị thiệt mạng, không phải chỉ là một cuộc tấn công vào nước Mỹ mà là vào các lý tưởng làm nền tảng cho Liên Hiệp Quốc.
Ông gọi cuốn phim nghiệp dư bài xích đạo Hồi đã châm ngòi cho vụ tấn công và những cuộc biểu tình sau đó trên khắp thế giới là “thô thiển và ghê tởm,” và tái khẳng định rằng chính phủ Hoa Kỳ không có liên quan gì đến cuốn phim do một người đàn ông ở California thực hiện. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:
“Không có lời nào có thể biện minh cho việc giết hại những người vô tội. Không có cuốn phim nào biện minh được cho việc tấn công vào một đại sứ quán. Không có lời phỉ báng nào có thể làm cái cớ để mọi người đốt phá một nhà hàng ở Liban, hay phá hoại một trường học tại Tunis, hay gây ra sự chết chóc và tàn phá ở Pakistan.”
Ông Obama cũng tìm cách trấn an Israel và cảnh báo Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi:
“Tôi xin nói rõ: nước Mỹ muốn giải quyết vấn đề này qua đường lối ngoại giao, và chúng tôi tìn rằng vẫn còn thời gian và không gian để làm như vậy. Nhưng thời gian đó không phải là vô giới hạn.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì cần phải làm để ngăn chặn Iran không thủ đắc một vũ khí hạt nhân.
Về vấn đề Syria, ông nói tương lai không phải thuộc về một nhà độc tài sát hại người dân của chính mình.
Quốc vương Qatar, Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani, mà chính phủ ủng hộ phe đối lập Syria, nói rằng tình hình đã đi đến một “giai đoạn không thể chấp nhận được,” và ông hối thúc các nước Ả Rập can thiệp. Ông phát biểu qua một thông dịch viên:
“Về việc này, tôi nghĩ tốt hơn là chính các nước Ả Rập can thiệp vì các nghĩa vụ dân tộc, nhân đạo, chính trị và quân sự của họ và làm những gì cần thiết để ngăn chặn tình trạng đổ máu ở Syria và việc sát hại những người vô tội và khiến họ phải thất tán, để có thể bảo đảm một cuộc chuyển quyền êm thắm ở Syria.”
Lần đầu tiên tham dự Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố chính phủ ông sẽ thừa nhận một chính phủ chuyển tiếp lâm thời tại Syria ngay khi được thành lập.
Sau đây là phát biểu của ông Francois Hollande qua một thông dịch viên:
“Chính phủ này tự nó sẽ phải bảo đảm rằng mọi cộng đồng tại Syria sẽ được tôn trọng và sẽ có thể sống trong sự an toàn của chính đất nước họ.”
Ông cũng bầy tỏ sự quan ngại sâu xa về các vụ bạo động và tình trạng đói khát trong vùng Sahel ở châu Phi, và nhất là Mali, và nói rằng việc các tổ chức khủng bố chiếm đóng bắc bộ Mali là “không thể chấp nhận được” và “không thể chịu đựng được.”:
“Tôi xin loan báo ở đây, nước Pháp sẽ ủng hộ bất cứ sáng kiến nào có thể giúp cho người dân Phi châu tự họ giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ luật pháp quốc tế với nhiệm quyền rõ ràng của Hội đồng Bảo an. Ðúng thế, Mali phải khôi phục sự vẹn toàn lãnh thổ và phải loại trừ các phần tử khủng bố này ra khỏi khu vực này trong vùng Sahel.”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã mở đầu các phiên họp trong suốt tuần lễ, và nói với các nhà lãnh đạo rằng họ đến họp vào một thời điểm “rối loạn, chuyển tiếp, và chuyển biến”, đồng thời kêu gọi họ dùng tiếng nói của mình đã hạ giảm, chứ không phải làm tăng thêm tình trạng căng thẳng.
Ông Obama nói vụ tấn công mới đầy vào lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi ở Libya, trong đó 4 người Mỹ bị thiệt mạng, không phải chỉ là một cuộc tấn công vào nước Mỹ mà là vào các lý tưởng làm nền tảng cho Liên Hiệp Quốc.
Ông gọi cuốn phim nghiệp dư bài xích đạo Hồi đã châm ngòi cho vụ tấn công và những cuộc biểu tình sau đó trên khắp thế giới là “thô thiển và ghê tởm,” và tái khẳng định rằng chính phủ Hoa Kỳ không có liên quan gì đến cuốn phim do một người đàn ông ở California thực hiện. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:
“Không có lời nào có thể biện minh cho việc giết hại những người vô tội. Không có cuốn phim nào biện minh được cho việc tấn công vào một đại sứ quán. Không có lời phỉ báng nào có thể làm cái cớ để mọi người đốt phá một nhà hàng ở Liban, hay phá hoại một trường học tại Tunis, hay gây ra sự chết chóc và tàn phá ở Pakistan.”
Ông Obama cũng tìm cách trấn an Israel và cảnh báo Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi:
“Tôi xin nói rõ: nước Mỹ muốn giải quyết vấn đề này qua đường lối ngoại giao, và chúng tôi tìn rằng vẫn còn thời gian và không gian để làm như vậy. Nhưng thời gian đó không phải là vô giới hạn.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì cần phải làm để ngăn chặn Iran không thủ đắc một vũ khí hạt nhân.
Về vấn đề Syria, ông nói tương lai không phải thuộc về một nhà độc tài sát hại người dân của chính mình.
Quốc vương Qatar, Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani, mà chính phủ ủng hộ phe đối lập Syria, nói rằng tình hình đã đi đến một “giai đoạn không thể chấp nhận được,” và ông hối thúc các nước Ả Rập can thiệp. Ông phát biểu qua một thông dịch viên:
“Về việc này, tôi nghĩ tốt hơn là chính các nước Ả Rập can thiệp vì các nghĩa vụ dân tộc, nhân đạo, chính trị và quân sự của họ và làm những gì cần thiết để ngăn chặn tình trạng đổ máu ở Syria và việc sát hại những người vô tội và khiến họ phải thất tán, để có thể bảo đảm một cuộc chuyển quyền êm thắm ở Syria.”
Lần đầu tiên tham dự Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố chính phủ ông sẽ thừa nhận một chính phủ chuyển tiếp lâm thời tại Syria ngay khi được thành lập.
Sau đây là phát biểu của ông Francois Hollande qua một thông dịch viên:
“Chính phủ này tự nó sẽ phải bảo đảm rằng mọi cộng đồng tại Syria sẽ được tôn trọng và sẽ có thể sống trong sự an toàn của chính đất nước họ.”
Ông cũng bầy tỏ sự quan ngại sâu xa về các vụ bạo động và tình trạng đói khát trong vùng Sahel ở châu Phi, và nhất là Mali, và nói rằng việc các tổ chức khủng bố chiếm đóng bắc bộ Mali là “không thể chấp nhận được” và “không thể chịu đựng được.”:
“Tôi xin loan báo ở đây, nước Pháp sẽ ủng hộ bất cứ sáng kiến nào có thể giúp cho người dân Phi châu tự họ giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ luật pháp quốc tế với nhiệm quyền rõ ràng của Hội đồng Bảo an. Ðúng thế, Mali phải khôi phục sự vẹn toàn lãnh thổ và phải loại trừ các phần tử khủng bố này ra khỏi khu vực này trong vùng Sahel.”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã mở đầu các phiên họp trong suốt tuần lễ, và nói với các nhà lãnh đạo rằng họ đến họp vào một thời điểm “rối loạn, chuyển tiếp, và chuyển biến”, đồng thời kêu gọi họ dùng tiếng nói của mình đã hạ giảm, chứ không phải làm tăng thêm tình trạng căng thẳng.