Chương trình hỏa tiễn, phi đạn của Bắc Triều Tiên
Chương trình hỏa tiễn, phi đạn của Bắc Triều TiênTháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên, trên không phận Nhật Bản trong khuôn khổ vụ “phóng vệ tinh” thất bại.
Tháng 9, 1999: Cam kết ngưng các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa trong khi cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt lệnh cấm thử nghiệm phi đạn, đổ lỗi cho chính sách “thù địch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm 7 phi đạn đạn đạo, trong đó có phi đạn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Nghị quyết 1965, yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
6 tháng 10, 2006: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1718 y êu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa, rơi xuống Thái Bình Dương. Tuyên bố là thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài.
Tháng 5, 2009: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ nhì dưới mặt đất.
Tháng 6, 2009: Loan báo lệnh cấm các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, bị nổ tung ngay sau khi cất cánh. Thừa nhận thất bại.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công.
Ông Kim Hyun-Suk, phát ngôn viên cho những người biểu tình cho biết sẽ là điều ngu xuẩn khi Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân để chống đỡ cho chính quyền.
Ông Suk nói: "Thật là rất xuẩn ngốc khi Bắc Triều Tiên tìm cách duy trì chế độ của mình bằng sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Họ nên duy trì chính quyền của mình thông qua hòa bình, đối thoại và đàm phán. Họ nên mở cửa xã hội nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân."
Bắc Triều Tiên đe dọa sẽ tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân thứ ba và thực hiện thêm nhiều vụ phóng hỏa tiễn để trả đũa sau khi Hội đồng Bảo an LHQ tuần này đã nhất trí thông qua một nghị quyết thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vì chính quyền nước này vẫn theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Bắc Triều Tiên cũng đe dọa thực hiện điều mà họ gọi là ‘các biện pháp đối phó mạnh mẽ” đối với Nam Triều Tiên nếu Seoul trực tiếp ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên Yi Yong-Seop nói quân đội nước này đang theo dõi sát các hoạt động ở Bắc Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông Seop nói: "Chúng tôi nghĩ rằng Bắc Triều Tiên sẵn sàng tiến hành một vụ thử hạt nhân bất cứ khi nào lãnh đạo của họ quyết định làm điều đó. Quân đội nước tôi đang theo dõi sát tình hình thông qua một hệ thống hỗ tương, mật thiết hơn lúc nào hết, với Hoa Kỳ. Và chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng để chống lại bất kỳ hành động khiêu khích nào."
Bắc Triều Tiên nói rằng các vụ phóng hỏa tiễn là một phần của chương trình không gian của nước này, nhưng cộng đồng quốc tế nói rằng mục tiêu của Bình Nhưỡng chỉ đơn thuần là thử nghiệm khả năng phóng đầu đạn hạt nhân.