JAKARTA —
Trong lúc tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ đang gây sức ép lên nền kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái bình dương, gọi tắt là APEC, đã đồng ý tăng cường hợp tác thương mại và bác bỏ những biện pháp bảo hộ mậu dịch. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong thông cáo chung công bố vào ngày bế mạc hộïi nghị thượng đỉnh APEC, các nhà lãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy cho sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu thông qua những chính sách mà họ gọi là “thận trọng, khôn khéo và có trách nhiệm.”
Các nhà lãnh đạo mô tả sự tăng trưởng toàn cầu hiện nay là “yếu” và kêu gọi các nước tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch trong lúc triển vọng toàn cầu không được sáng sủa.
Sự sút giảm trong tốc độ tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn ở Á Châu là Trung Quốc và Ấn Độ đã làm cho Ngân hàng Phát triển Á Châu hạ dự báo của tăng trưởng khu vực trong năm 2013 xuống tới mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono hôm nay nói với các nhà lãnh đạo tham dự hộïi nghị rằng sự nối kết có vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự ổn định của kinh tế toàn cầu.
"Sự hợp tác chặt chẽ sẽ mang lại tình trạng mọi người đều thắng, đặc biệt là vào một thời điểm mà kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục.
Tại các cuộc họp trong tuần này, một số nước đã bày tỏ hy vọng về việc đạt được tiến bộ cho mục tiêu thành lập khối mậu dịch tự do xuyên Thái bình dương TPP, với 12 nước thành viên."
Các nhà phân tích cho biết đà tiến của các cuộc đàm phán TPP đã chậm lại vì sự vắng mặt của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Khối mậu dịch không bao gồm Trung Quốc và do Hoa Kỳ lãnh đạo này có sản lượng kinh tế hàng năm lên tới 28.000 tỉ đô la.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết hai nước sẽ làm việc với các nước khác để tăng cường thương mại và đầu tư. Ông Kerry cũng tìm cách trấn an các nước trong khu vực là Washington tiếp tục theo đuổi chính sách chuyển trọng tâm hoạt động kinh tế và ngoại giao sang khu vực Á Châu Thái bình dương. Chiến lược mới của Mỹ thường được gọi là ‘xoay trục Á Châu” đã được chính thức loan báo cách nay hai năm.
Trong lúc các nhà lãnh đạo đang tìm cách tăng cường các mối quan hệ thương mại và sự dao động kinh tế đang đe dọa tới các nền kinh tế mới nổi, Tổng thống Yudhoyono hô hào cho một sự tăng trưởng kinh tế có tính chất lâu bền và có lợi cho mọi thành phần dân chúng.
"Vì sự khan hiếm của các nguồn lực có giới hạn, chúng tôi đã đồng ý tăng cường công cuộc hợp tác khu vực về lương thực, năng lượng và nước. Nỗ lực này cũng nhắm tới mục tiêu đối phó với những thách thức về tăng trưởng dân số và những tác động tiêu cực của nạn biến đổi khí hậu. Tại Hộïi nghị Thượng đỉnh Bali này, chúng tôi đã bắt đầu xem xét vấn đề này với một thái độ vô cùng nghiêm túc."
Sau khi hộïi nghị APEC kết thúc, nhiều nhà lãnh đạo đã lên đường đi Brunei để dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày mai.
Cuộc họp do khối ASEAN tổ chức này sẽ tập trung thảo luận về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, là khối mậu dịch tự do khu vực bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015.
Trong thông cáo chung công bố vào ngày bế mạc hộïi nghị thượng đỉnh APEC, các nhà lãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy cho sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu thông qua những chính sách mà họ gọi là “thận trọng, khôn khéo và có trách nhiệm.”
Các nhà lãnh đạo mô tả sự tăng trưởng toàn cầu hiện nay là “yếu” và kêu gọi các nước tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch trong lúc triển vọng toàn cầu không được sáng sủa.
Sự sút giảm trong tốc độ tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn ở Á Châu là Trung Quốc và Ấn Độ đã làm cho Ngân hàng Phát triển Á Châu hạ dự báo của tăng trưởng khu vực trong năm 2013 xuống tới mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono hôm nay nói với các nhà lãnh đạo tham dự hộïi nghị rằng sự nối kết có vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự ổn định của kinh tế toàn cầu.
"Sự hợp tác chặt chẽ sẽ mang lại tình trạng mọi người đều thắng, đặc biệt là vào một thời điểm mà kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục.
Tại các cuộc họp trong tuần này, một số nước đã bày tỏ hy vọng về việc đạt được tiến bộ cho mục tiêu thành lập khối mậu dịch tự do xuyên Thái bình dương TPP, với 12 nước thành viên."
Các nhà phân tích cho biết đà tiến của các cuộc đàm phán TPP đã chậm lại vì sự vắng mặt của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Khối mậu dịch không bao gồm Trung Quốc và do Hoa Kỳ lãnh đạo này có sản lượng kinh tế hàng năm lên tới 28.000 tỉ đô la.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết hai nước sẽ làm việc với các nước khác để tăng cường thương mại và đầu tư. Ông Kerry cũng tìm cách trấn an các nước trong khu vực là Washington tiếp tục theo đuổi chính sách chuyển trọng tâm hoạt động kinh tế và ngoại giao sang khu vực Á Châu Thái bình dương. Chiến lược mới của Mỹ thường được gọi là ‘xoay trục Á Châu” đã được chính thức loan báo cách nay hai năm.
Trong lúc các nhà lãnh đạo đang tìm cách tăng cường các mối quan hệ thương mại và sự dao động kinh tế đang đe dọa tới các nền kinh tế mới nổi, Tổng thống Yudhoyono hô hào cho một sự tăng trưởng kinh tế có tính chất lâu bền và có lợi cho mọi thành phần dân chúng.
"Vì sự khan hiếm của các nguồn lực có giới hạn, chúng tôi đã đồng ý tăng cường công cuộc hợp tác khu vực về lương thực, năng lượng và nước. Nỗ lực này cũng nhắm tới mục tiêu đối phó với những thách thức về tăng trưởng dân số và những tác động tiêu cực của nạn biến đổi khí hậu. Tại Hộïi nghị Thượng đỉnh Bali này, chúng tôi đã bắt đầu xem xét vấn đề này với một thái độ vô cùng nghiêm túc."
Sau khi hộïi nghị APEC kết thúc, nhiều nhà lãnh đạo đã lên đường đi Brunei để dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày mai.
Cuộc họp do khối ASEAN tổ chức này sẽ tập trung thảo luận về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, là khối mậu dịch tự do khu vực bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015.