GENEVE —
Cuộc hoà đàm giữa chính phủ và phe đối lập Syria, do Liên Hiệp Quốc làm trung gian và được nhiều người trông đợi, khai mạc hôm nay ở Geneve. Nhưng tới nay, hai phía vẫn chưa đối thoại trực tiếp.
Nhà trung gian của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả rập, giới chức ngoại giao kỳ cựu của Algeria, ông Lakhdar Brahimi, thận trọng nói rằng cuộc trao đổi trực tiếp có thể diễn ra. Ông nói rằng ông có thể bắt đầu các cuộc gặp riêng rẽ với hai phái đoàn và bày tỏ hy vọng rằng ông có thể đưa hai phía ngồi lại để thảo luận với nhau vào chiều hôm nay.
Nhưng đó không phải là điều được lên kế hoạch vào lúc này. Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Alessandra Velucci nói rằng ông Brahimi sẽ gặp riêng hai phái đoàn và tổ chức một cuộc họp báo vào chiều tối, nhưng không thông báo về những gì sẽ diễn ra sau đó. Ông Velucci nói:
“Hiện giờ, không có các cuộc họp diễn ra song song cùng lúc. Một cuộc họp sẽ diễn ra vào sáng nay. Một cuộc họp khác diễn ra vào chiều nay. Chúng tôi đi từng bước một. Tiến trình đang hình thành. Tôi không thể thông báo cho quý vị bất kỳ điều gì về những gì sẽ diễn ra trong vòng vài ngày nữa”.
Trước đó, giới phân tích đã tiên đoán các khó khăn như vậy, đặc biệt là sau sự khởi đầu khá gay gắt hôm thứ Tư khi Ngoại trưởng Syria và thủ lĩnh phe đối lập có những lời lẽ đầy khiêu khích tại một hội nghị quốc tế tại Montreux gần Geneve.
Phe đối lập cho biết họ sẽ không thảo luận về bất cứ điều gì cho đến khi chính phủ Syria đồng ý là Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức. Trong khi đó, chính phủ Syria thậm chí còn không muốn đề cập tới việc đó.
Sự chia rẽ về quan điểm đó gây khó khăn cho công việc của các nhà đàm phán hiện tìm cách thực hiện những điều mà Hoa Kỳ, Nga và Liên Hiệp Quốc muốn họ làm, đó là thảo luận về các vấn đề bên lề nhằm xây dựng lòng tin giữa hai bên sau gần 3 năm đổ máu ở Syria. Các vấn đề bên lề gồm các lệnh ngưng bắn ở địa phương, trao đổi tù nhân và việc mở hành lang nhân đạo cho gần một nửa dân số Syria mà Liên Hiệp Quốc cho biết đang cần được giúp đỡ ngay.
Ông David Butter, chuyên gia về Syria của tổ chức nghiên cứu Chatham House ở London, nhận định rằng có ít triển vọng về tiến bộ lớn trong vòng đàm phán này. Ông nói:
“Khi tham gia đàm phán, cả hai phía Syria đều có các mục tiêu rất khác nhau. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện thời, ta không thực sự thấy bất kỳ bên nào trong cuộc nội chiến Syria thực sự có bất kỳ lợi thế mang tính quyết định nào mà có thể trở thành cơ sở cho tiến trình thương lượng”.
Tuy nhiên, hiện vẫn có hy vọng là một khi hai bên vượt qua tình thế đối đầu trong những ngày qua, thì họ sẽ thấy được lợi ích của việc ít ra là khởi sự tiến trình đối thoại.
Và các nhà ngoại giao cho biết, các nước ủng hộ chính đối với hai phe này là Hoa Kỳ và Nga, sẽ tiếp tục gây áp lực để hai bên tiến tới điều đó.
Nhà trung gian của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả rập, giới chức ngoại giao kỳ cựu của Algeria, ông Lakhdar Brahimi, thận trọng nói rằng cuộc trao đổi trực tiếp có thể diễn ra. Ông nói rằng ông có thể bắt đầu các cuộc gặp riêng rẽ với hai phái đoàn và bày tỏ hy vọng rằng ông có thể đưa hai phía ngồi lại để thảo luận với nhau vào chiều hôm nay.
Nhưng đó không phải là điều được lên kế hoạch vào lúc này. Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Alessandra Velucci nói rằng ông Brahimi sẽ gặp riêng hai phái đoàn và tổ chức một cuộc họp báo vào chiều tối, nhưng không thông báo về những gì sẽ diễn ra sau đó. Ông Velucci nói:
“Hiện giờ, không có các cuộc họp diễn ra song song cùng lúc. Một cuộc họp sẽ diễn ra vào sáng nay. Một cuộc họp khác diễn ra vào chiều nay. Chúng tôi đi từng bước một. Tiến trình đang hình thành. Tôi không thể thông báo cho quý vị bất kỳ điều gì về những gì sẽ diễn ra trong vòng vài ngày nữa”.
Trước đó, giới phân tích đã tiên đoán các khó khăn như vậy, đặc biệt là sau sự khởi đầu khá gay gắt hôm thứ Tư khi Ngoại trưởng Syria và thủ lĩnh phe đối lập có những lời lẽ đầy khiêu khích tại một hội nghị quốc tế tại Montreux gần Geneve.
Phe đối lập cho biết họ sẽ không thảo luận về bất cứ điều gì cho đến khi chính phủ Syria đồng ý là Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức. Trong khi đó, chính phủ Syria thậm chí còn không muốn đề cập tới việc đó.
Sự chia rẽ về quan điểm đó gây khó khăn cho công việc của các nhà đàm phán hiện tìm cách thực hiện những điều mà Hoa Kỳ, Nga và Liên Hiệp Quốc muốn họ làm, đó là thảo luận về các vấn đề bên lề nhằm xây dựng lòng tin giữa hai bên sau gần 3 năm đổ máu ở Syria. Các vấn đề bên lề gồm các lệnh ngưng bắn ở địa phương, trao đổi tù nhân và việc mở hành lang nhân đạo cho gần một nửa dân số Syria mà Liên Hiệp Quốc cho biết đang cần được giúp đỡ ngay.
Ông David Butter, chuyên gia về Syria của tổ chức nghiên cứu Chatham House ở London, nhận định rằng có ít triển vọng về tiến bộ lớn trong vòng đàm phán này. Ông nói:
“Khi tham gia đàm phán, cả hai phía Syria đều có các mục tiêu rất khác nhau. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện thời, ta không thực sự thấy bất kỳ bên nào trong cuộc nội chiến Syria thực sự có bất kỳ lợi thế mang tính quyết định nào mà có thể trở thành cơ sở cho tiến trình thương lượng”.
Tuy nhiên, hiện vẫn có hy vọng là một khi hai bên vượt qua tình thế đối đầu trong những ngày qua, thì họ sẽ thấy được lợi ích của việc ít ra là khởi sự tiến trình đối thoại.
Và các nhà ngoại giao cho biết, các nước ủng hộ chính đối với hai phe này là Hoa Kỳ và Nga, sẽ tiếp tục gây áp lực để hai bên tiến tới điều đó.