Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra cảnh báo với chính phủ các nước rằng nếu không ban hành những biện pháp dài hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh thì sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai sẽ gặp nguy. Thụy Sĩ, Singapore và Phần Lan đứng đầu 144 quốc gia trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm nay, trong khi Burundi bị xếp cuối bảng. Từ trụ sở Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Geneva, thông tín viên Lisa Schlein gởi về bài tường thuật sau đây.
Các nước Bắc Âu và Tây Âu chiếm lĩnh 10 vị trí đầu bảng các nước cạnh tranh nhất trên thế giới. Châu Á có rất nhiều đại diện với Singapore, Hong Kong và Nhật Bản là những nền kinh tế cạnh tranh nhất.
Mỹ vẫn là một nền kinh tế vô cùng hiệu quả nhưng bị tụt hạng trong 4 năm liên tiếp, giảm 2 bậc xuống vị trí thứ 7 trong Bảng xếp hạng Cạnh tranh Toàn cầu.
Nhà kinh tế trưởng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, bà Jennifer Blanke, cho biết Mỹ vẫn là cường quốc về cải tiến và đổi mới của thế giới. Bà nói rằng Mỹ có cơ chế thị trường làm việc hiệu quả và có những trường đại học tốt nhất thế giới, nhưng lại có một số điểm yếu nghiêm trọng đang xói mòn lợi thế cạnh tranh của nước này.
Bà Blanke nói: "Vẫn còn có những quan ngại về môi trường kinh tế vĩ mô, về tình trạng nợ dai dẳng, thiếu kiểm soát mức chi tiêu công, cũng như về tình trạng bế tắc chính trị trong việc thực sự tìm cách đối phó với vấn đề này. Chính những điều này dẫn đến mối quan ngại nữa về về các định chế chính trị nói chung. Thế nên giới doanh nghiệp lo ngại liệu có nên tin tưởng các chính trị gia sẽ đưa ra quyết định cần thiết để đưa nền kinh tế về hướng phía trước.”
Bản báo cáo cho thấy châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, với nhiều nền kinh tế vận hành tốt, đặc biệt là Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhưng Trung Quốc tụt 3 bậc xuống hạng 29 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh. Mặc dù vậy, báo cáo cho biết Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu nhóm các nền kinh tế thị trường mới nổi, còn gọi là BRICS. Trong nhóm BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chỉ có Brazil là tăng hạng.
Bà Blanke nói rằng với việc kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đang giảm tốc, không rõ thế giới sẽ trông chờ vào quốc gia nào để kéo đầu máy tăng trưởng trong những năm tới. Bà nói rằng các nước cần phải củng cố tình kinh tế của chính mình.
Bà Blanke nói tiếp: "Châu Âu phải nghiêm túc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công và vực dậy nền kinh tế của một số nước. Họ phải nghĩ xa hơn cái ngắn hạn và dọn dẹp lại ngôi nhà vĩ mô này. Nhưng sau đó họ phải nghĩ cần những hình thức đầu tư nào để giúp họ tăng trưởng trở lại. Tương tự, như tôi đã nói qua, Trung Quốc cần phải cải tổ thị trường của họ."
Bản báo cáo nói khu vực Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị. Syria không xuất hiện trên bảng xếp hạng năm nay vì các nhà nghiên cứu không thu thập được dữ liệu cần thiết.
Bản báo cáo ghi nhận khu vực hạ Sahara của châu Phi có mức tăng trưởng ấn tượng trong suốt 15 năm qua. Tỉ lệ tăng trưởng trong 2 năm qua ở khu vực này là hơn 5%.
Nam Phi và Mauritius được xếp vào nhóm nửa trên của bảng xếp hạng. Ghana và Rwanda lần lượt tăng 11 bậc và 7 bậc. Hai nước Liberia và Seychelles lần đầu tiên được vào bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, báo cáo nói vùng hạ Sahara châu Phi vẫn xếp sau những khu vực còn lại của thế giới về năng lực cạnh tranh. Lục địa này sẽ tiếp tục chỉ đóng vai trò thứ yếu cho đến khi có những cải tổ cần thiết về bộ máy chính phủ và thể chế.
Các nước Bắc Âu và Tây Âu chiếm lĩnh 10 vị trí đầu bảng các nước cạnh tranh nhất trên thế giới. Châu Á có rất nhiều đại diện với Singapore, Hong Kong và Nhật Bản là những nền kinh tế cạnh tranh nhất.
Mỹ vẫn là một nền kinh tế vô cùng hiệu quả nhưng bị tụt hạng trong 4 năm liên tiếp, giảm 2 bậc xuống vị trí thứ 7 trong Bảng xếp hạng Cạnh tranh Toàn cầu.
Nhà kinh tế trưởng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, bà Jennifer Blanke, cho biết Mỹ vẫn là cường quốc về cải tiến và đổi mới của thế giới. Bà nói rằng Mỹ có cơ chế thị trường làm việc hiệu quả và có những trường đại học tốt nhất thế giới, nhưng lại có một số điểm yếu nghiêm trọng đang xói mòn lợi thế cạnh tranh của nước này.
Bà Blanke nói: "Vẫn còn có những quan ngại về môi trường kinh tế vĩ mô, về tình trạng nợ dai dẳng, thiếu kiểm soát mức chi tiêu công, cũng như về tình trạng bế tắc chính trị trong việc thực sự tìm cách đối phó với vấn đề này. Chính những điều này dẫn đến mối quan ngại nữa về về các định chế chính trị nói chung. Thế nên giới doanh nghiệp lo ngại liệu có nên tin tưởng các chính trị gia sẽ đưa ra quyết định cần thiết để đưa nền kinh tế về hướng phía trước.”
Bản báo cáo cho thấy châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, với nhiều nền kinh tế vận hành tốt, đặc biệt là Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhưng Trung Quốc tụt 3 bậc xuống hạng 29 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh. Mặc dù vậy, báo cáo cho biết Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu nhóm các nền kinh tế thị trường mới nổi, còn gọi là BRICS. Trong nhóm BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chỉ có Brazil là tăng hạng.
Bà Blanke nói rằng với việc kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đang giảm tốc, không rõ thế giới sẽ trông chờ vào quốc gia nào để kéo đầu máy tăng trưởng trong những năm tới. Bà nói rằng các nước cần phải củng cố tình kinh tế của chính mình.
Bà Blanke nói tiếp: "Châu Âu phải nghiêm túc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công và vực dậy nền kinh tế của một số nước. Họ phải nghĩ xa hơn cái ngắn hạn và dọn dẹp lại ngôi nhà vĩ mô này. Nhưng sau đó họ phải nghĩ cần những hình thức đầu tư nào để giúp họ tăng trưởng trở lại. Tương tự, như tôi đã nói qua, Trung Quốc cần phải cải tổ thị trường của họ."
Bản báo cáo nói khu vực Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị. Syria không xuất hiện trên bảng xếp hạng năm nay vì các nhà nghiên cứu không thu thập được dữ liệu cần thiết.
Bản báo cáo ghi nhận khu vực hạ Sahara của châu Phi có mức tăng trưởng ấn tượng trong suốt 15 năm qua. Tỉ lệ tăng trưởng trong 2 năm qua ở khu vực này là hơn 5%.
Nam Phi và Mauritius được xếp vào nhóm nửa trên của bảng xếp hạng. Ghana và Rwanda lần lượt tăng 11 bậc và 7 bậc. Hai nước Liberia và Seychelles lần đầu tiên được vào bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, báo cáo nói vùng hạ Sahara châu Phi vẫn xếp sau những khu vực còn lại của thế giới về năng lực cạnh tranh. Lục địa này sẽ tiếp tục chỉ đóng vai trò thứ yếu cho đến khi có những cải tổ cần thiết về bộ máy chính phủ và thể chế.