Hơn hai năm rưỡi sau cái chết của lãnh đạo tổ chức al-Qaida Osama bin Laden, các chuyên gia Mỹ và các giới chức chống khủng bố nói tổ chức của ông ta vẫn là một mối đe dọa lớn cho cả Trung Ðông và Bắc Phi.
Ðánh giá đi kèm với nhiều báo cáo mới đây cho thấy các nhà lập pháp và các giới chức tình báo Mỹ bày tỏ mối quan ngại ngày càng lớn về việc mở rộng nhân lực của al-Qaida, đặc biệt là ở Trung Ðông và châu Phi.
Ông James Mattis không xa lạ gì với al-Qaida. Ông đã từng chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc chiến Iraq năm 2011 và sau đó giám sát các hoạt động của Mỹ khắp Trung Ðông, vùng Sừng châu Phi, và Afghanistan trong vai trò tướng chỉ huy của Bộ Chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ.
Bây giờ đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn có những lo ngại về cuộc chiến chống lại al-Qaida. Ông phát biểu gần đây rằng:
“Thánh chiến bạo lực, al-Qaida nói riêng hiện đang phát triển chặt chẽ. Nó không thu hẹp. Nó thực sự đang hồi phục và họ đang khai thác những cơ hội mới”.
Ông Mattis phát biểu trong một hội nghị chống khủng bố ở Washington vào tháng 12 được tài trợ bởi tổ chức Jamestown của Hoa Kỳ. Ông nói rằng phương Tây không hiểu gì về al-Qaida và kết quả là không thể đưa ra một kế hoạch hiệu quả và chiến lược tuyên truyền để đánh bại tổ chức khủng bố này. Ông Mattis nói:
“Chắc chắn những nỗ lực của chúng ta là không đủ. Chúng ta bảo vệ cho hiện tại hơn là một địa hạt về địa lý, chúng ta đang bảo vệ địa hạt của các ý tưởng. Ðối với chúng ta ở phương Tây phát triển từ thời kỳ Khai sáng và phải làm với tự do và phẩm giá của mỗi cá nhân và rất nhiều điều như thế”.
Ông nói thêm: “Kể từ khi ông Tony Blair hết nắm quyền, tôi không biết là chúng ta có một chính trị gia nào có thể đứng lên và giải thích sự cao quý của tất cả những gì chúng ta đang cố giữ gìn trong các giá trị văn minh của chúng ta hay không”.
Những quan ngại tăng cao
Ông Mattis không phải là người duy nhất cảm thấy thất vọng về sự hồi sinh của các hoạt động thánh chiến trong năm 2013.
Trong khi các phụ tá hàng đầu của Bin Laden có thể đã chết, bị giết bởi các lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ hoặc trong các cuộc tấn công bởi máy bay không người lái, thì các nhóm thánh chiến ở Syria, Somalia, Yemen, Libya và Tây Phi vẫn có nhiều vụ tấn công lớn trong năm qua.
Năm 2013, các chiến binh thánh chiến do ảnh hưởng hoặc có liên hệ với al-Qaida đã tấn công vào một khu mua sắm ở Kenya giết chết ít nhất 72 người, chiếm một cơ sở khí đốt tự nhiên và bắt giữ 39 con tin.
Các cuộc tấn công của al-Qaida đang gia tăng một lần nữa tại Iraq. Tại sa mạc Sinai của Ai Cập, các chuyên gia lo sợ các nhóm chiến binh địa phương có thể thân cận hơn với một nhánh chính thức của al-Qaida.
Các chiến binh thánh chiến đã nổi lên như một lực lượng mạnh nhất trong hàng ngũ quân nổi dậy ở Syria để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ảnh hưởng ở Syria
Ở miền đông bắc Syria, ông Giwan Ibrahim, chỉ huy cấp cao người Kurd, người đã chiến đấu với các chiến binh có liên hệ với al-Qaida, nói rằng các chiến binh thánh chiến đang thành công trong việc tuyển dụng trên toàn thế giới. Ông đã giao chiến với nhiều chiến binh thánh chiến không phải là người Syria. Ông nói:
“90% trong số họ là người nước ngoài. Họ không phải từ Syria, hầu hết là từ Ả Rập Saudi, Tunisia, Libya. Tôi đã thấy tận mắt những người từ các quốc gia phương Tây là thành viên của al-Qaida và đánh nhau với chúng tôi.”
Ông Ibrahim nói rất khó để chống lại các chiến binh thánh chiến vì tâm lý của họ.
Ông cho biết:
“Anh ta không nghĩ gì ngoài việc hủy diệt và lên thiên đường. Ðiều đó khiến cho sứ mệnh của anh ta trở nên dễ dàng hơn so với chúng tôi”.
Ðánh giá đi kèm với nhiều báo cáo mới đây cho thấy các nhà lập pháp và các giới chức tình báo Mỹ bày tỏ mối quan ngại ngày càng lớn về việc mở rộng nhân lực của al-Qaida, đặc biệt là ở Trung Ðông và châu Phi.
Ông James Mattis không xa lạ gì với al-Qaida. Ông đã từng chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc chiến Iraq năm 2011 và sau đó giám sát các hoạt động của Mỹ khắp Trung Ðông, vùng Sừng châu Phi, và Afghanistan trong vai trò tướng chỉ huy của Bộ Chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ.
Bây giờ đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn có những lo ngại về cuộc chiến chống lại al-Qaida. Ông phát biểu gần đây rằng:
“Thánh chiến bạo lực, al-Qaida nói riêng hiện đang phát triển chặt chẽ. Nó không thu hẹp. Nó thực sự đang hồi phục và họ đang khai thác những cơ hội mới”.
Ông Mattis phát biểu trong một hội nghị chống khủng bố ở Washington vào tháng 12 được tài trợ bởi tổ chức Jamestown của Hoa Kỳ. Ông nói rằng phương Tây không hiểu gì về al-Qaida và kết quả là không thể đưa ra một kế hoạch hiệu quả và chiến lược tuyên truyền để đánh bại tổ chức khủng bố này. Ông Mattis nói:
“Chắc chắn những nỗ lực của chúng ta là không đủ. Chúng ta bảo vệ cho hiện tại hơn là một địa hạt về địa lý, chúng ta đang bảo vệ địa hạt của các ý tưởng. Ðối với chúng ta ở phương Tây phát triển từ thời kỳ Khai sáng và phải làm với tự do và phẩm giá của mỗi cá nhân và rất nhiều điều như thế”.
Ông nói thêm: “Kể từ khi ông Tony Blair hết nắm quyền, tôi không biết là chúng ta có một chính trị gia nào có thể đứng lên và giải thích sự cao quý của tất cả những gì chúng ta đang cố giữ gìn trong các giá trị văn minh của chúng ta hay không”.
Những quan ngại tăng cao
Ông Mattis không phải là người duy nhất cảm thấy thất vọng về sự hồi sinh của các hoạt động thánh chiến trong năm 2013.
Trong khi các phụ tá hàng đầu của Bin Laden có thể đã chết, bị giết bởi các lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ hoặc trong các cuộc tấn công bởi máy bay không người lái, thì các nhóm thánh chiến ở Syria, Somalia, Yemen, Libya và Tây Phi vẫn có nhiều vụ tấn công lớn trong năm qua.
Năm 2013, các chiến binh thánh chiến do ảnh hưởng hoặc có liên hệ với al-Qaida đã tấn công vào một khu mua sắm ở Kenya giết chết ít nhất 72 người, chiếm một cơ sở khí đốt tự nhiên và bắt giữ 39 con tin.
Các cuộc tấn công của al-Qaida đang gia tăng một lần nữa tại Iraq. Tại sa mạc Sinai của Ai Cập, các chuyên gia lo sợ các nhóm chiến binh địa phương có thể thân cận hơn với một nhánh chính thức của al-Qaida.
Các chiến binh thánh chiến đã nổi lên như một lực lượng mạnh nhất trong hàng ngũ quân nổi dậy ở Syria để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ảnh hưởng ở Syria
Ở miền đông bắc Syria, ông Giwan Ibrahim, chỉ huy cấp cao người Kurd, người đã chiến đấu với các chiến binh có liên hệ với al-Qaida, nói rằng các chiến binh thánh chiến đang thành công trong việc tuyển dụng trên toàn thế giới. Ông đã giao chiến với nhiều chiến binh thánh chiến không phải là người Syria. Ông nói:
“90% trong số họ là người nước ngoài. Họ không phải từ Syria, hầu hết là từ Ả Rập Saudi, Tunisia, Libya. Tôi đã thấy tận mắt những người từ các quốc gia phương Tây là thành viên của al-Qaida và đánh nhau với chúng tôi.”
Ông Ibrahim nói rất khó để chống lại các chiến binh thánh chiến vì tâm lý của họ.
Ông cho biết:
“Anh ta không nghĩ gì ngoài việc hủy diệt và lên thiên đường. Ðiều đó khiến cho sứ mệnh của anh ta trở nên dễ dàng hơn so với chúng tôi”.