Ca nhạc sĩ nhạc pop Khúc Uyển Đình (tên thật là Wanting Qu) vừa cho phát hành dĩa CD thứ nhì của cô mang tên "Say the Words". Nhưng chưa gì nữ nghệ sĩ người Canada gốc Trung Quốc này đã được xếp hạng là ca sĩ Số 1 ở Trung Quốc và một số nước Á châu khác, như Hồng Kông, Singapore, Macau và Malaysia. Cô Uyển Đình nói cô lấy làm tự hào là qua âm nhạc do cô sáng tác, cô đang thu hẹp khoảng cách biệt giữa hai nền văn hóa Đông phương và Tây phương. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết trong Mục Đời Sống Văn Hóa do Hoài Hương phụ trách sau đây.
Với vóc dáng mảnh khảnh, nét nhỏ nhắn xinh xắn của một phụ nữ xuất thân từ thành phố Cáp Nhĩ Tân ở Đông-Bắc Trung Quốc, Khúc Uyển Đình đã không khởi đầu sự nghiệp với mộng ước sẽ trở thành một ngôi sao nhạc pop quốc tế.
Cô cho biết lần đầu tiên cô tiếp xúc với một cây đàn piano là khi lên năm tuổi. Khúc Uyển Đình giải thích:
"Tôi đàn piano ngay từ lần đầu tiên được mó vào cây đàn dương cầm lúc mới lên năm. Tôi chơi bài Twinkle, Twinkle Little Star. Chúng tôi lúc đó đang tới chơi ở nhà một người bạn của mẹ tôi, và mẹ tôi vô cùng kinh ngạc khi nghe tôi đàn. Bà hỏi "con biết chơi bài "Twinkle, Twinkle Little Star mà không hề được theo học piano bao giờ à?
Nhờ lần đó mà mẹ tôi nhận ra rằng có thể tôi có năng khiếu về âm nhạc, và vì vậy bà đã mua tặng tôi một chiếc đàn dương cầm để làm quà sinh nhật khi tôi lên sáu tuổi."
Khúc Uyển Đình theo học lớp dương cầm trong ba năm, cô tập đàn các bản nhạc cổ điển nhưng ngừng chơi đàn piano trong hơn 10 năm. Gia đình họ Khúc di dân sang Canada khi cô bước vào tuổi 16. Tại đây, cô được học tiếng Anh và theo học môn kinh doanh trong bốn năm. Nhưng trên thực tế, cô không thật sự thích ngành này và cảm thấy chán chường và buồn khổ. Cô kể với VOA:
"Tôi theo đuổi môn kinh tế. Rồi rốt cuộc cũng tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh, nhưng như thế là tôi đã bỏ phí đi mất bốn năm, tôi cảm thấy đau khổ. Tôi thấy cuộc sống của mình không đáng yêu mà lại rất đáng chán ghét. Nhờ vậy, tôi biết rằng đó là một bài học cho chính mình – Phải mất tới 4 năm tôi mới hiểu rằng tôi không muốn đi vào ngành kinh doanh".
Thế là năm lên 21 tuổi, vừa tới tuổi trưởng thành, Khúc Uyển Đình quyết định quay trở lại với âm nhạc, cô bắt đầu viết và sáng tác những ca khúc của riêng cô.
Tình cờ Uyển Đình được dự một cuộc hội thảo về âm nhạc do Terry McBride tổ chức. Ông McBride là người sáng lập ra Công ty Thu âm Nettwerk ở Vancouver, là công ty đại diện cho các nghệ sĩ sáng giá như Sarah McLachlan và Avril Lavigne.
Sau bốn năm thử nghiệm với các dĩa CD, Uyển Đình liều gửi một đĩa tới ông McBride. Nghe xong, ông liền mời cô ký hợp đồng với hãng thâu âm Nettwerk.
Từ đó, Uyển Đình đã trở lại thăm quê cũ ở Trung Quốc. Tại đây, cô có một người bạn tên Xiao Kui thuộc ban nhạc punk Noodle Killers, và chính người bạn này đã giới thiệu cô với những nhân vật có tên tuổi và thế lực trong thế giới âm nhạc địa phương có khả năng giúp cô trên bước đường nghệ thuật ở quê hương thứ nhất của cô.
Dĩa CD đầu tiên của Uyển Đình "Everything in the World"- xin tạm dịch “Tất cả mọi thứ trên Thế giới”, phát hành năm 2012, là một thành công lớn ở Trung Quốc. Dĩa CD này nhiều lần đạt thành tích Dĩa Bạch Kim nhờ ca khúc "Drenched" đã được đạo diễn Bành Hạo Tường (Pang Ho–cheung) của Hong Kong sử dụng trong bộ phim " Love in the Buff."
Ca khúc “You Exist in My Song”- tạm dịch là "Anh hiện hữu trong Ca khúc của Em" được thâu băng video đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem, và trở thành ca khúc đứng đầu trên radio ở Trung Quốc trong suốt 8 tuần lễ.
Ca nhạc sĩ Uyển Đình còn chiếm được nhiều giải âm nhạc ở Trung Quốc, trong đó có 3 Giải Âm nhạc Trung Quốc Toàn cầu và 4 Giải Âm nhạc Quốc gia. Cô đã xuất hiện và trình diễn trong chương trình Lễ Hội Đầu Năm của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc -CCTV, trước một cử tọa và khán giả ước lượng lên tới 700 triệu người.
Cô ca sĩ người Canada gốc Trung Quốc nói rằng viết lời nhạc bằng tiếng Anh và tiếng Quan thoại là một thách thức lớn, nhưng cô muốn nói lên những ý nghĩ của mình từ tận cùng trái tim.
"Tôi nghĩ rằng các ca khúc tiếng Trung Quốc mà tôi viết được yêu chuộng như bây giờ là bởi vì tôi là người Trung Quốc, tôi từng sống ở Trung Quốc trong 16 năm đầu đời, và điều đó vẫn tồn tại trong tôi. Nhưng cùng lúc, 50% còn lại tôi là người Canada. Tôi đã sống hơn 10 năm ở nước này. Vì vậy, bất cứ điều gì bạn nghe hoặc cảm thấy trong nhạc của tôi, các bản nhạc ấy thực sự thể hiện những ý nghĩ rất thật trong tôi, những ý nghĩ thực sự biểu hiện con người thực trong tôi."
Dù bây giờ đã rất thành công, Uyển Đình khẳng định những ca khúc của cô không được viết theo thị hiếu của giới hâm mộ, mà khi sáng tác, cô viết từ trái tim và nhờ đó âm nhạc của cô dễ dàng đi vào lòng giới hâm mộ. Cô nhấn mạnh:
"Tôi viết là viết cho bản thân mình, nhưng sau đó bản nhạc trở thành một tác phẩm nghệ thuật, tung ra xã hội và đi vào thế giới của những người biết thưởng ngoạn những bài hát ấy, tôi cho đó là một phần thưởng lớn. Tôi cảm thấy hạnh phúc về điều đó. Nhưng ngay từ đầu, tôi không ngồi xuống để sáng tác nhạc theo thị hiếu của người hâm mộ. "
Khi được hỏi cô yêu thích nhạc phẩm nào nhất trong album Say the Words, cô Uyển Đình chọn bài “Life is a Struggle- xin tạm dịch Sống là phấn đấu”. Cô giải thích:
"Tôi không viết bản nhạc này trong đời thực, mà tôi nằm mơ thấy giai điệu của bản nhạc. Sau khi thức dậy, tôi viết lại giai điệu ấy, và tôi hoàn thành nhạc phẩm đó ngay trong cùng ngày. Bài “Life is a Struggle” thực sự thể hiện những gì tôi cảm thấy ngày hôm đó. Cuộc sống quả là một sự phấn đấu. "
Có người nói rằng những giấc mơ của Uyển Đình đã trở thành hiện thực. "Say the Words" đã chiếm ngay vị trí số 1 khi vừa mới ra mắt tại Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Macau và Malaysia.
Một trong những ca khúc của Uyển Đình trong dĩa CD "When its Lonely – Khi ta cô đơn" đã được sử dụng làm nhạc nền trong bộ phim" The Hunger Games" ở Trung Quốc.
Album "Say the Words" còn có sự góp mặt của ban tứ ca hip hop Far East Movement – Phong trào Viễn Đông, trong nhạc phẩm “Time, My Friend- xin tạm dịch là “Thời gian, Bạn Tôi”.
Uyển Đình đang lưu diễn ở Trung Quốc, và trong tương lai, sẽ thực hiện một tour trình diễn ở Bắc Mỹ, sẽ đưa cô tới nhiều thành phố trên khắp Canada và Hoa Kỳ.
Đến đây cũng đã kết thúc chương trình ‘Đời sống văn hóa’của đài VOA phát thanh từ thủ đô Washington. Hoài Hương xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tối thứ Bảy tuần tới, cũng trên làn sóng này của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Bài viết này được dựa trên cuộc phỏng vấn do VOA thực hiện, với một số thông tin trích nguồn từ báo The Vancouver Sun, Wikipedia, và các nguồn tin khác trên internet.
Với vóc dáng mảnh khảnh, nét nhỏ nhắn xinh xắn của một phụ nữ xuất thân từ thành phố Cáp Nhĩ Tân ở Đông-Bắc Trung Quốc, Khúc Uyển Đình đã không khởi đầu sự nghiệp với mộng ước sẽ trở thành một ngôi sao nhạc pop quốc tế.
Cô cho biết lần đầu tiên cô tiếp xúc với một cây đàn piano là khi lên năm tuổi. Khúc Uyển Đình giải thích:
"Tôi đàn piano ngay từ lần đầu tiên được mó vào cây đàn dương cầm lúc mới lên năm. Tôi chơi bài Twinkle, Twinkle Little Star. Chúng tôi lúc đó đang tới chơi ở nhà một người bạn của mẹ tôi, và mẹ tôi vô cùng kinh ngạc khi nghe tôi đàn. Bà hỏi "con biết chơi bài "Twinkle, Twinkle Little Star mà không hề được theo học piano bao giờ à?
Nhờ lần đó mà mẹ tôi nhận ra rằng có thể tôi có năng khiếu về âm nhạc, và vì vậy bà đã mua tặng tôi một chiếc đàn dương cầm để làm quà sinh nhật khi tôi lên sáu tuổi."
Khúc Uyển Đình theo học lớp dương cầm trong ba năm, cô tập đàn các bản nhạc cổ điển nhưng ngừng chơi đàn piano trong hơn 10 năm. Gia đình họ Khúc di dân sang Canada khi cô bước vào tuổi 16. Tại đây, cô được học tiếng Anh và theo học môn kinh doanh trong bốn năm. Nhưng trên thực tế, cô không thật sự thích ngành này và cảm thấy chán chường và buồn khổ. Cô kể với VOA:
"Tôi theo đuổi môn kinh tế. Rồi rốt cuộc cũng tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh, nhưng như thế là tôi đã bỏ phí đi mất bốn năm, tôi cảm thấy đau khổ. Tôi thấy cuộc sống của mình không đáng yêu mà lại rất đáng chán ghét. Nhờ vậy, tôi biết rằng đó là một bài học cho chính mình – Phải mất tới 4 năm tôi mới hiểu rằng tôi không muốn đi vào ngành kinh doanh".
Thế là năm lên 21 tuổi, vừa tới tuổi trưởng thành, Khúc Uyển Đình quyết định quay trở lại với âm nhạc, cô bắt đầu viết và sáng tác những ca khúc của riêng cô.
Tình cờ Uyển Đình được dự một cuộc hội thảo về âm nhạc do Terry McBride tổ chức. Ông McBride là người sáng lập ra Công ty Thu âm Nettwerk ở Vancouver, là công ty đại diện cho các nghệ sĩ sáng giá như Sarah McLachlan và Avril Lavigne.
Sau bốn năm thử nghiệm với các dĩa CD, Uyển Đình liều gửi một đĩa tới ông McBride. Nghe xong, ông liền mời cô ký hợp đồng với hãng thâu âm Nettwerk.
Từ đó, Uyển Đình đã trở lại thăm quê cũ ở Trung Quốc. Tại đây, cô có một người bạn tên Xiao Kui thuộc ban nhạc punk Noodle Killers, và chính người bạn này đã giới thiệu cô với những nhân vật có tên tuổi và thế lực trong thế giới âm nhạc địa phương có khả năng giúp cô trên bước đường nghệ thuật ở quê hương thứ nhất của cô.
Dĩa CD đầu tiên của Uyển Đình "Everything in the World"- xin tạm dịch “Tất cả mọi thứ trên Thế giới”, phát hành năm 2012, là một thành công lớn ở Trung Quốc. Dĩa CD này nhiều lần đạt thành tích Dĩa Bạch Kim nhờ ca khúc "Drenched" đã được đạo diễn Bành Hạo Tường (Pang Ho–cheung) của Hong Kong sử dụng trong bộ phim " Love in the Buff."
Ca khúc “You Exist in My Song”- tạm dịch là "Anh hiện hữu trong Ca khúc của Em" được thâu băng video đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem, và trở thành ca khúc đứng đầu trên radio ở Trung Quốc trong suốt 8 tuần lễ.
Ca nhạc sĩ Uyển Đình còn chiếm được nhiều giải âm nhạc ở Trung Quốc, trong đó có 3 Giải Âm nhạc Trung Quốc Toàn cầu và 4 Giải Âm nhạc Quốc gia. Cô đã xuất hiện và trình diễn trong chương trình Lễ Hội Đầu Năm của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc -CCTV, trước một cử tọa và khán giả ước lượng lên tới 700 triệu người.
Cô ca sĩ người Canada gốc Trung Quốc nói rằng viết lời nhạc bằng tiếng Anh và tiếng Quan thoại là một thách thức lớn, nhưng cô muốn nói lên những ý nghĩ của mình từ tận cùng trái tim.
"Tôi nghĩ rằng các ca khúc tiếng Trung Quốc mà tôi viết được yêu chuộng như bây giờ là bởi vì tôi là người Trung Quốc, tôi từng sống ở Trung Quốc trong 16 năm đầu đời, và điều đó vẫn tồn tại trong tôi. Nhưng cùng lúc, 50% còn lại tôi là người Canada. Tôi đã sống hơn 10 năm ở nước này. Vì vậy, bất cứ điều gì bạn nghe hoặc cảm thấy trong nhạc của tôi, các bản nhạc ấy thực sự thể hiện những ý nghĩ rất thật trong tôi, những ý nghĩ thực sự biểu hiện con người thực trong tôi."
Dù bây giờ đã rất thành công, Uyển Đình khẳng định những ca khúc của cô không được viết theo thị hiếu của giới hâm mộ, mà khi sáng tác, cô viết từ trái tim và nhờ đó âm nhạc của cô dễ dàng đi vào lòng giới hâm mộ. Cô nhấn mạnh:
"Tôi viết là viết cho bản thân mình, nhưng sau đó bản nhạc trở thành một tác phẩm nghệ thuật, tung ra xã hội và đi vào thế giới của những người biết thưởng ngoạn những bài hát ấy, tôi cho đó là một phần thưởng lớn. Tôi cảm thấy hạnh phúc về điều đó. Nhưng ngay từ đầu, tôi không ngồi xuống để sáng tác nhạc theo thị hiếu của người hâm mộ. "
Khi được hỏi cô yêu thích nhạc phẩm nào nhất trong album Say the Words, cô Uyển Đình chọn bài “Life is a Struggle- xin tạm dịch Sống là phấn đấu”. Cô giải thích:
"Tôi không viết bản nhạc này trong đời thực, mà tôi nằm mơ thấy giai điệu của bản nhạc. Sau khi thức dậy, tôi viết lại giai điệu ấy, và tôi hoàn thành nhạc phẩm đó ngay trong cùng ngày. Bài “Life is a Struggle” thực sự thể hiện những gì tôi cảm thấy ngày hôm đó. Cuộc sống quả là một sự phấn đấu. "
Có người nói rằng những giấc mơ của Uyển Đình đã trở thành hiện thực. "Say the Words" đã chiếm ngay vị trí số 1 khi vừa mới ra mắt tại Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Macau và Malaysia.
Một trong những ca khúc của Uyển Đình trong dĩa CD "When its Lonely – Khi ta cô đơn" đã được sử dụng làm nhạc nền trong bộ phim" The Hunger Games" ở Trung Quốc.
Album "Say the Words" còn có sự góp mặt của ban tứ ca hip hop Far East Movement – Phong trào Viễn Đông, trong nhạc phẩm “Time, My Friend- xin tạm dịch là “Thời gian, Bạn Tôi”.
Uyển Đình đang lưu diễn ở Trung Quốc, và trong tương lai, sẽ thực hiện một tour trình diễn ở Bắc Mỹ, sẽ đưa cô tới nhiều thành phố trên khắp Canada và Hoa Kỳ.
Đến đây cũng đã kết thúc chương trình ‘Đời sống văn hóa’của đài VOA phát thanh từ thủ đô Washington. Hoài Hương xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tối thứ Bảy tuần tới, cũng trên làn sóng này của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.
Bài viết này được dựa trên cuộc phỏng vấn do VOA thực hiện, với một số thông tin trích nguồn từ báo The Vancouver Sun, Wikipedia, và các nguồn tin khác trên internet.