Nạn buôn người có mặt tại hầu hết các nơi trên thế giới - trẻ em, thiếu nữ, kể cả đàn ông - bị lừa và bị ép bán dâm, lao động cưỡng bức và những hình thức nô dịch khác, không thể trốn thoát được. Con số phỏng định mới nhất cho thấy có khoảng 100.000 trẻ em và người lớn bị buôn bán tại Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động khác nhau đang cùng nỗ lực chống lại nạn buôn người.
Cách đây 8 năm, cô Shamere McKenzie là một sinh viên đại học 21 tuổi có nhiều hoài bão ở New York. Nhưng cuối cùng cô sa vào con đường buôn bán tình dục. Cô cho biết:
“Việc này xảy ra khi tôi gặp một người đàn ông mà tôi tin là muốn hẹn hò với tôi. Tôi không bao giờ nghĩ hắn là một tay ma cô vì hắn rất khéo ăn nói, rất quyến rũ. Chúng tôi có những cuộc chuyện trò thú vị về chính trị, về những người làm cha mẹ đơn thân trong cộng đồng, về số lượng lớn những người đàn ông Mỹ gốc Phi bị tù. Do đó với những chuyện như thế, tôi không nghĩ hắn là một tên ma cô. Lúc đó tôi đang có nguy cơ sắp mất học bổng. Tôi cần 3000 đô la để đi học lại, và hắn ta nói, ‘Đừng lo gì cả, anh sẽ giúp em trở lại trường.’”
Tuy nhiên thay vì giúp cô, người này bắt cóc cô và bắt cô đi bán dâm.
“Tôi nghĩ một từ chính xác để định nghĩa bị bắt làm nô lệ là từ 'tra tấn.' Tra tấn theo mọi nghĩa của từ này mà bạn có thể tưởng tượng ra nó là gì. Người ta nhiều khi vẫn nghĩ đó là đánh đập, hãm hiếp, nhưng thực ra còn hơn thế nữa. Đối với một số người sống sót thì tra tấn là bị gí đầu lọc thuốc lá vào người. Đối với những người khác thì bị rạch đầu bằng dao rọc hộp giấy,” cô McKenzie nói.
Cô McKenzie bị buộc làm nô lệ trong 18 tháng và cô tìm đủ mọi cách để trốn thoát.
“Tuy nhiên mọi cách đều vô vọng. Tôi không có can đảm giết hắn ta. Tôi tìm cách trốn chạy vài lần nhưng không thành công. Tôi có nghĩ đến việc đầu độc thức ăn của hắn và đại loại như thế để thoát khỏi cảnh này. Tuy nhiên ngay lần đầu tiên tôi nói với hắn là tôi muốn rời đi thì hắn nói nếu tôi mà bỏ đi thì hắn sẽ giết tôi hay gia đình tôi.”
Cho đến khi cảnh sát ập vào bắt giữ tay buôn người này cô mới được giải thoát.
Cô McKenzie hiện đang làm việc với Tổ chức Chia sẻ Hy vọng Quốc tế, một tổ chức tranh đấu chống lại việc buôn bán tình dục và cứu những người bị kẹt trong mạng lưới của những đường dây này.
Bà Taryn Offenbacher, phát ngôn viên của tổ chức, nói họ có một chiến lược toàn diện để hoàn thành sứ mạng:
“Những nỗ lực ngăn ngừa của chúng tôi tất cả đều dựa trên huấn luyện và nhận thức. Trong nỗ lực phục hồi của chúng tôi, chúng tôi có 12 đối tác tại 5 quốc gia và chúng tôi hỗ trợ phục hồi dài hạn, cung cấp nơi tạm trú, chữa trị, thựïc phẩm và nơi trú ngụ, quần áo, những cơ hội giáo dục và huấn luyện. Các cơ quan tư pháp đối tác có khả năng xử lý thích đáng những tội phạm.”
Dù nạn buôn người có nhiều hình thức khác nhau trên khắp thế giới, bà Offenbacher nói lực đẩy đằng sau nạn buôn người vẫn không thay đổi: nhu cầu.
“Chúng ta biết không có nhu cầu thì sẽ không có nạn buôn người, sẽ không có nạn nhân. Nếu các quốc gia có thể dành ưu tiên cho việc ngăn chặn mức cầu, ban hành luật làm ngăn chặn những người mua và đưa ra những bản án và trừng phạt thích đáng để răn đe tội ác. Và nếu việc này được công nhận là tội ác thì chúng tôi tin rằng sẽ có ít người mua hơn và ít nạn nhân bị bóc lột hơn.”
Đó là thông điệp cô Shamere McKenzie trình bày như là tiếng nói của những nạn nhân bị buôn bán tình dục:
“Tôi nói chuyện với một số cử tọa, tôi nói chuyện tại trường đại học, tại nhà thờ, với những người làm chính sách. Khi tôi nói chuyện với những nam thanh niên, tôi nhấn mạnh việc làm ma cô chẳng có gì là hay ho. Tôi giải thích cho họ biết định nghĩa thực sự của ma cô là gì. Và đối với một số nam thanh niên này, khi họ nghe như vậy thì họ nói ‘những tên ma cô này xấu xa quá.’ Và đối với những thiếu nữ, tôi giải thích cho họ biết là họ dễ bị ma cô bắt như thế nào.”
Giờ gần 30 tuổi, cô McKenzie đang chuẩn bị quay lại trường đại học và theo học luật. Cô hy vọng sẽ truy tố những kẻ buôn người và giúp chấm dứt tệ nạn này.
Cách đây 8 năm, cô Shamere McKenzie là một sinh viên đại học 21 tuổi có nhiều hoài bão ở New York. Nhưng cuối cùng cô sa vào con đường buôn bán tình dục. Cô cho biết:
“Việc này xảy ra khi tôi gặp một người đàn ông mà tôi tin là muốn hẹn hò với tôi. Tôi không bao giờ nghĩ hắn là một tay ma cô vì hắn rất khéo ăn nói, rất quyến rũ. Chúng tôi có những cuộc chuyện trò thú vị về chính trị, về những người làm cha mẹ đơn thân trong cộng đồng, về số lượng lớn những người đàn ông Mỹ gốc Phi bị tù. Do đó với những chuyện như thế, tôi không nghĩ hắn là một tên ma cô. Lúc đó tôi đang có nguy cơ sắp mất học bổng. Tôi cần 3000 đô la để đi học lại, và hắn ta nói, ‘Đừng lo gì cả, anh sẽ giúp em trở lại trường.’”
Tuy nhiên thay vì giúp cô, người này bắt cóc cô và bắt cô đi bán dâm.
“Tôi nghĩ một từ chính xác để định nghĩa bị bắt làm nô lệ là từ 'tra tấn.' Tra tấn theo mọi nghĩa của từ này mà bạn có thể tưởng tượng ra nó là gì. Người ta nhiều khi vẫn nghĩ đó là đánh đập, hãm hiếp, nhưng thực ra còn hơn thế nữa. Đối với một số người sống sót thì tra tấn là bị gí đầu lọc thuốc lá vào người. Đối với những người khác thì bị rạch đầu bằng dao rọc hộp giấy,” cô McKenzie nói.
Cô McKenzie bị buộc làm nô lệ trong 18 tháng và cô tìm đủ mọi cách để trốn thoát.
“Tuy nhiên mọi cách đều vô vọng. Tôi không có can đảm giết hắn ta. Tôi tìm cách trốn chạy vài lần nhưng không thành công. Tôi có nghĩ đến việc đầu độc thức ăn của hắn và đại loại như thế để thoát khỏi cảnh này. Tuy nhiên ngay lần đầu tiên tôi nói với hắn là tôi muốn rời đi thì hắn nói nếu tôi mà bỏ đi thì hắn sẽ giết tôi hay gia đình tôi.”
Cho đến khi cảnh sát ập vào bắt giữ tay buôn người này cô mới được giải thoát.
Cô McKenzie hiện đang làm việc với Tổ chức Chia sẻ Hy vọng Quốc tế, một tổ chức tranh đấu chống lại việc buôn bán tình dục và cứu những người bị kẹt trong mạng lưới của những đường dây này.
Bà Taryn Offenbacher, phát ngôn viên của tổ chức, nói họ có một chiến lược toàn diện để hoàn thành sứ mạng:
“Những nỗ lực ngăn ngừa của chúng tôi tất cả đều dựa trên huấn luyện và nhận thức. Trong nỗ lực phục hồi của chúng tôi, chúng tôi có 12 đối tác tại 5 quốc gia và chúng tôi hỗ trợ phục hồi dài hạn, cung cấp nơi tạm trú, chữa trị, thựïc phẩm và nơi trú ngụ, quần áo, những cơ hội giáo dục và huấn luyện. Các cơ quan tư pháp đối tác có khả năng xử lý thích đáng những tội phạm.”
Dù nạn buôn người có nhiều hình thức khác nhau trên khắp thế giới, bà Offenbacher nói lực đẩy đằng sau nạn buôn người vẫn không thay đổi: nhu cầu.
“Chúng ta biết không có nhu cầu thì sẽ không có nạn buôn người, sẽ không có nạn nhân. Nếu các quốc gia có thể dành ưu tiên cho việc ngăn chặn mức cầu, ban hành luật làm ngăn chặn những người mua và đưa ra những bản án và trừng phạt thích đáng để răn đe tội ác. Và nếu việc này được công nhận là tội ác thì chúng tôi tin rằng sẽ có ít người mua hơn và ít nạn nhân bị bóc lột hơn.”
Đó là thông điệp cô Shamere McKenzie trình bày như là tiếng nói của những nạn nhân bị buôn bán tình dục:
“Tôi nói chuyện với một số cử tọa, tôi nói chuyện tại trường đại học, tại nhà thờ, với những người làm chính sách. Khi tôi nói chuyện với những nam thanh niên, tôi nhấn mạnh việc làm ma cô chẳng có gì là hay ho. Tôi giải thích cho họ biết định nghĩa thực sự của ma cô là gì. Và đối với một số nam thanh niên này, khi họ nghe như vậy thì họ nói ‘những tên ma cô này xấu xa quá.’ Và đối với những thiếu nữ, tôi giải thích cho họ biết là họ dễ bị ma cô bắt như thế nào.”
Giờ gần 30 tuổi, cô McKenzie đang chuẩn bị quay lại trường đại học và theo học luật. Cô hy vọng sẽ truy tố những kẻ buôn người và giúp chấm dứt tệ nạn này.