Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 30/7 công bố phúc trình về tự do Tôn giáo quốc tế năm 2011 trong đó nói rằng chính phủ Việt Nam đã không chứng tỏ xu hướng cải thiện hay thụt lùi trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Phúc trình nhận định rằng mặc dù được Hiến pháp và luật lệ cũng như các chính sách khác của Việt Nam công nhận, trên thực tế, quyền tự do tôn giáo bị giới hạn trong một số trường hợp.
Phúc trình nói rằng chính phủ nhìn chung đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo của phần lớn các tổ chức tôn giáo có đăng ký và một số tổ chức không đăng ký, tuy nhiên một số tổ chức tôn giáo, kể cả các tổ chức có đăng ký, vẫn tố cáo về các vụ vi phạm.
Vẫn tiếp tục có báo cáo về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo, gồm cả các vụ bắt bớ, giam giữ và truy tố.
Các vấn đề khác vẫn tôn tại, đặc biệt là ở cấp tỉnh và xã, ví dụ như việc trì hoãn hay không cho một số nhóm tôn giáo đăng ký, vụ đối xử khắc nghiệt đối với những người bị tạm giam sau cuộc biểu tình phản đối việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một số nhóm Thiên Chúa giáo cũng nói rằng họ bị sách nhiễu khi cử hành lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, phúc trình cũng nhận định rằng chính phủ đã có dấu hiệu tiến bộ và viện dẫn việc chính quyền hỗ trợ việc xây dựng hàng trăm nơi thờ tự mới, công nhận hai tổ chức tôn giáo mới và cho một số giáo đoàn mới đăng ký, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện và cử hành các buổi thánh lễ với qui mô lớn với hơn 100.000 người tham dự. Chính phủ và Tòa thánh Vatican tiếp tục thảo luận hướng tới việc bình thường hóa quan hệ.
Mặc dù đã có những lời đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, tức CPC, trong đó có lời kêu gọi của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, và một số dân biểu tại Hạ viện Hoa Kỳ, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không đưa tên Việt Nam vào danh sách này trong năm 2011.
Các nước bị đưa vào danh sách CPC là những nước bị đánh giá là có các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng, có hệ thống, và vẫn đang tiếp diễn.
Phúc trình nhận định rằng mặc dù được Hiến pháp và luật lệ cũng như các chính sách khác của Việt Nam công nhận, trên thực tế, quyền tự do tôn giáo bị giới hạn trong một số trường hợp.
Phúc trình nói rằng chính phủ nhìn chung đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo của phần lớn các tổ chức tôn giáo có đăng ký và một số tổ chức không đăng ký, tuy nhiên một số tổ chức tôn giáo, kể cả các tổ chức có đăng ký, vẫn tố cáo về các vụ vi phạm.
Vẫn tiếp tục có báo cáo về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo, gồm cả các vụ bắt bớ, giam giữ và truy tố.
Các vấn đề khác vẫn tôn tại, đặc biệt là ở cấp tỉnh và xã, ví dụ như việc trì hoãn hay không cho một số nhóm tôn giáo đăng ký, vụ đối xử khắc nghiệt đối với những người bị tạm giam sau cuộc biểu tình phản đối việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một số nhóm Thiên Chúa giáo cũng nói rằng họ bị sách nhiễu khi cử hành lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, phúc trình cũng nhận định rằng chính phủ đã có dấu hiệu tiến bộ và viện dẫn việc chính quyền hỗ trợ việc xây dựng hàng trăm nơi thờ tự mới, công nhận hai tổ chức tôn giáo mới và cho một số giáo đoàn mới đăng ký, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện và cử hành các buổi thánh lễ với qui mô lớn với hơn 100.000 người tham dự. Chính phủ và Tòa thánh Vatican tiếp tục thảo luận hướng tới việc bình thường hóa quan hệ.
Mặc dù đã có những lời đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, tức CPC, trong đó có lời kêu gọi của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, và một số dân biểu tại Hạ viện Hoa Kỳ, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không đưa tên Việt Nam vào danh sách này trong năm 2011.
Các nước bị đưa vào danh sách CPC là những nước bị đánh giá là có các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng, có hệ thống, và vẫn đang tiếp diễn.