BỘ NGOẠI GIAO —
Một hệ thống truyền hình ở Hoa Kỳ tố cáo rằng các giới chức Bộ Ngoại giao tìm cách che đậy những hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài. Từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Đài truyền hình CBS News của Mỹ cho hay họ có trong tay một công văn của Tổng Thanh tra Bộ Ngoại giao nói rằng nhiều cuộc điều tra hồi gần đây về những hành vi sai trái ở nước ngoài đã bị tác động hoặc khuynh đảo.
Tường thuật của CBS News nói rằng công văn dẫn chứng những trường hợp cụ thể. Trong các trường hợp đó có tố cáo cho rằng một giới chức an ninh ở Beirut “thực hiện các vụ tấn công tính dục” nhằm vào những người nước ngoài được được thuê làm bảo vệ cho đại sứ quán. Ngoài ra, còn có những tố cáo là nhân viên của đội ngũ bảo vệ an ninh cho cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton “dính líu tới những vụ mua dâm trong các chuyến công du nước ngoài.”
CBS News nói rằng nhân viên của lực lượng an ninh Bộ Ngoại giao được lệnh ngưng điều tra một đại sứ Hoa Kỳ bị nghi đi tìm gái mại dâm ở một công viên. CBS trích lời ghi trong công văn này rằng “Việc gây cản trở cho công tác điều tra về những trường hợp như vậy đặt ra câu hỏi về sự toàn vẹn của tiến trình điều tra, và có thể tạo ra những lỗ hổng phản gián và cho phép những hành vi tội phạm tiếp tục".
Trả lời câu hỏi liệu có phản bác nào đối với những tố cáo đó hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói hôm thứ Hai nói rằng bà không bình luận về các cuộc điều tra đang tiếp diễn.
Bà Psaki nói: "Chúng tôi đòi hỏi mọi nhân viên tuân thủ những chuẩn mực cao nhất. Chúng tôi ghi nhận mọi tố cáo về các hành vi sai trái một cách nghiêm túc và tiến hành điều tra thấu đáo. Tất cả các trường hợp mà đài truyền hình CBS tường trình đã được điều tra tường tận hoặc đang trong vòng điều tra."
Nữ phát ngôn viên Psaki nói rằng các giới chức đã trả lời về những điểm được nêu lên trong công văn của Văn phòng tổng thanh tra liên quan đến Cục an ninh ngoại giao.
Bà Psaki nói tiếp: "Cục an ninh ngoại giao đã tiến hành bước kế tiếp bằng việc yêu cầu các chuyên viên thực thi luật pháp có kinh nghiệm bên ngoài bộ kiểm tra lại các trường hợp này sau báo cáo của Văn phòng tổng thanh tra để các giới chức có kinh nghiệm về thực thi luật pháp có thể đưa ra những đánh giá chuyên môn về các tiến trình hiện nay."
Trả lời câu hỏi về những tố cáo đối với một đại sứ đương chức của Hoa Kỳ, bà Psaki nói bà không bình luận về các trường hợp cụ thể.
Bà nói: "Nhưng tôi có thể nói một cách tổng quát hơn là những quan điểm cho rằng chúng tôi thường không kiên quyết theo đuổi một hành vi sai trái của một vụ nào đó, hay bất cứ vụ nào, là phi lý. Và chúng tôi đã bỏ tù nhiều cá nhân vì những hành vi phạm tội của họ. Có những bằng chứng về việc đó. Các đại sứ cũng không phải là ngoại lệ."
Nữ phát ngôn viên Psaki nói rằng Bộ Ngoại giao “không bao giờ chấp nhận việc gây ảnh hưởng lên bất kỳ một báo cáo hoặc một cuộc điều tra nào.” Bà bác bỏ kết luận của công văn là việc các nhân viên của đội ngũ bảo vệ an ninh cho bộ trưởng ngoại giao tiếp xúc với những người hành nghề mại dâm là “chuyện lệ thường”. Bà nói rằng “hoàn toàn không phải vậy.”
Đài truyền hình CBS News của Mỹ cho hay họ có trong tay một công văn của Tổng Thanh tra Bộ Ngoại giao nói rằng nhiều cuộc điều tra hồi gần đây về những hành vi sai trái ở nước ngoài đã bị tác động hoặc khuynh đảo.
Tường thuật của CBS News nói rằng công văn dẫn chứng những trường hợp cụ thể. Trong các trường hợp đó có tố cáo cho rằng một giới chức an ninh ở Beirut “thực hiện các vụ tấn công tính dục” nhằm vào những người nước ngoài được được thuê làm bảo vệ cho đại sứ quán. Ngoài ra, còn có những tố cáo là nhân viên của đội ngũ bảo vệ an ninh cho cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton “dính líu tới những vụ mua dâm trong các chuyến công du nước ngoài.”
CBS News nói rằng nhân viên của lực lượng an ninh Bộ Ngoại giao được lệnh ngưng điều tra một đại sứ Hoa Kỳ bị nghi đi tìm gái mại dâm ở một công viên. CBS trích lời ghi trong công văn này rằng “Việc gây cản trở cho công tác điều tra về những trường hợp như vậy đặt ra câu hỏi về sự toàn vẹn của tiến trình điều tra, và có thể tạo ra những lỗ hổng phản gián và cho phép những hành vi tội phạm tiếp tục".
Trả lời câu hỏi liệu có phản bác nào đối với những tố cáo đó hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói hôm thứ Hai nói rằng bà không bình luận về các cuộc điều tra đang tiếp diễn.
Bà Psaki nói: "Chúng tôi đòi hỏi mọi nhân viên tuân thủ những chuẩn mực cao nhất. Chúng tôi ghi nhận mọi tố cáo về các hành vi sai trái một cách nghiêm túc và tiến hành điều tra thấu đáo. Tất cả các trường hợp mà đài truyền hình CBS tường trình đã được điều tra tường tận hoặc đang trong vòng điều tra."
Nữ phát ngôn viên Psaki nói rằng các giới chức đã trả lời về những điểm được nêu lên trong công văn của Văn phòng tổng thanh tra liên quan đến Cục an ninh ngoại giao.
Bà Psaki nói tiếp: "Cục an ninh ngoại giao đã tiến hành bước kế tiếp bằng việc yêu cầu các chuyên viên thực thi luật pháp có kinh nghiệm bên ngoài bộ kiểm tra lại các trường hợp này sau báo cáo của Văn phòng tổng thanh tra để các giới chức có kinh nghiệm về thực thi luật pháp có thể đưa ra những đánh giá chuyên môn về các tiến trình hiện nay."
Trả lời câu hỏi về những tố cáo đối với một đại sứ đương chức của Hoa Kỳ, bà Psaki nói bà không bình luận về các trường hợp cụ thể.
Bà nói: "Nhưng tôi có thể nói một cách tổng quát hơn là những quan điểm cho rằng chúng tôi thường không kiên quyết theo đuổi một hành vi sai trái của một vụ nào đó, hay bất cứ vụ nào, là phi lý. Và chúng tôi đã bỏ tù nhiều cá nhân vì những hành vi phạm tội của họ. Có những bằng chứng về việc đó. Các đại sứ cũng không phải là ngoại lệ."
Nữ phát ngôn viên Psaki nói rằng Bộ Ngoại giao “không bao giờ chấp nhận việc gây ảnh hưởng lên bất kỳ một báo cáo hoặc một cuộc điều tra nào.” Bà bác bỏ kết luận của công văn là việc các nhân viên của đội ngũ bảo vệ an ninh cho bộ trưởng ngoại giao tiếp xúc với những người hành nghề mại dâm là “chuyện lệ thường”. Bà nói rằng “hoàn toàn không phải vậy.”