Một blogger được nhiều người biết tiếng, con trai một cựu Bộ trưởng, vừa bị tuyên án 5 năm tù giam vì các bài viết mà Hà Nội cho là ‘chống phá nhà nước.’
Blogger Anh Ba Sàm, tức nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Hữu Vinh (60 tuổi), cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy (35 tuổi) bị cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Ông Vinh bị tuyên án 5 năm tù và bà Thúy bị kêu án 3 năm tù giam. Cả hai bị bắt giam từ tháng 5 năm 2014.
Cáo trạng nói các bài viết đăng tải trên trang Anh Ba Sàm có nội dung xuyên tạc, thể hiện quan điểm một chiều chống lại đảng cộng sản, gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo Việt Nam.
Đây là một vụ có thể người ta dựng lên với âm mưu hại anh Nguyễn Hữu Vinh. Gọi là ‘xét xử công khai’ mà đưa vào một phòng xử rất chật, số người được vào rất ít, kể cả một số đại diện các tòa đại sứ đến xin vào dự cũng không được cho vào. Có một ông đại biểu Quốc hội của Đức từ bên đó bay sang đây xin vào dự phiên tòa cũng không được vào.”Luật sư Trần Quốc Thuận, đại diện pháp lý của Anh Ba Sàm, nói.
Kết thúc phiên xử, luật sư Trần Quốc Thuận, một trong những đại diện pháp lý của ông Vinh, nhận xét với VOA Việt ngữ phiên tòa hôm nay ‘rất bất bình thường’, khiến các luật sư ‘bất ngờ’. Luật sư Thuận nói:
“Các luật sư đều cho thấy rằng vụ án này vi phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng, từ khâu bắt đến phê chuẩn điều tra. Như trường hợp Trung tướng Hoàng Kông Tư là Thủ trưởng cơ quan điều tra cũng là một trong những người có tên trong danh sách ‘người bị hại’ lại chủ trì cuộc điều tra này. Việc thu thập chứng cứ thì vi phạm trình tự theo các thông tư liên ngành của Tòa án, Viện Kiểm sát, Bộ Công an..v..v..đều vi phạm hết. Chứng cứ pháp lý buộc tội thì không hợp pháp, không có cơ sở để buộc tội. Tất cả việc này 7 luật sư đều trình bày, Viện Kiểm sát trình bày lại không được. Có một điều rất bất bình thường. Theo quy định, Tòa chỉ được xét xử những gì Viện Kiểm sát truy tố thôi, nhưng khi đọc bản án, các luật sư bất ngờ vì họ đưa ra một số chứng cứ buộc tội không có trong cáo trạng, không được trình bày ra trước phiên tòa. Theo quy định tố tụng, điều 222 khoản 3, việc luận án chỉ được căn cứ vào những gì trong cáo trạng và những gì đã được đưa ra tranh luận trước tòa. Ở đây, ông chủ tọa phiên tòa tự đưa ra một số ‘chứng cứ buộc tội’. Bản án được đặt trên những nền tảng như thế là không bình thường.”
Luật sư Thuận cho biết cả hai bị can Vinh và Thúy tại tòa rất bình thản, tỉnh táo, đối đáp rạch ròi, và đều tuyên bố rằng họ hoàn toàn không có tội.
Luật sư Thuận nói phiên tòa Anh Ba Sàm là một thông điệp nữa cho thế giới thấy rõ bộ mặt nhân quyền tại Việt Nam mâu thuẫn giữa lời nói và hành động như thế nào. Một điển hình cụ thể nhất, theo lời ông, nằm ở chỗ phiên tòa mà nhà nước gọi là ‘công khai’ lại có rất nhiều sự ‘ngăn chặn’. Luật sư Thuận nhận xét:
“Đây là một vụ có thể người ta dựng lên với âm mưu hại anh Nguyễn Hữu Vinh. Gọi là ‘xét xử công khai’ mà đưa vào một phòng xử rất chật, số người được vào rất ít, kể cả một số đại diện các tòa đại sứ đến xin vào dự cũng không được cho vào. Có một ông đại biểu Quốc hội của Đức từ bên đó bay sang đây xin vào dự phiên tòa cũng không được vào.”
Ông Vinh từng là một công an và là một đảng viên cộng sản, con trai của cựu Bộ trưởng Lao động Nguyễn Hữu Khiếu. Năm 1999 ông thôi việc và ra mở công ty thám tử tư.
Chúng tôi rất bất bình với cách hành xử của nhà nước Việt Nam. Họ coi chúng tôi là kẻ thù và đưa ra các hình thức trấn áp, đánh đập, và bỏ tù như bản án hôm nay. Bản án này là một trong những sự bất công mà chúng tôi đang gánh chịu và chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh nhiều hơn nữa.”Blogger Nguyễn Lân Thắng nói.
Ông lập trang blog cá nhân Anh Ba Sàm năm 2007 trước khi mở thêm hai trang Dân quyền hồi năm 2013 và trang Chép Sử Việt vào đầu năm 2014.
Các trang blog của ông chuyên điểm tin và cung cấp đường dẫn tới các bài viết trên các trang báo ‘lề trái’ lẫn ‘lề phải’, tức báo chí chính thống của nhà nước lẫn các trang blog của các ngòi bút độc lập và các nhà hoạt động.
Nhiều người đã tập trung trước cổng tòa hôm nay hô khẩu hiệu và mang biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ đối với blogger Anh Ba Sàm và phản đối phiên xử mà họ cho là bất công.
Blogger Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội tích cực vận động xóa bỏ điều luật 258, có mặt trong số đó. Anh mô tả không khí xung quanh tòa án trong lúc phiên xử diễn ra:
“Phiên tòa hôm nay cũng giống như các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến trước nay. Có tình trạng ‘ngăn chặn’, dù nói ‘công khai’ mà không cho dân tham dự. Các vòng an ninh chìm nổi cũng rất nhiều. Cũng có vài người bị bắt bớ, ngăn chặn. Không khí xung quanh tòa, mọi người rất bất bình với bản án vừa mới tuyên. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các quan chức và các nhà ngoại giao từ sứ quán Mỹ, EU, Đức tạo ra sự chú ý rất lớn của người dân xung quanh và người đi đường.”
Là một blogger phản ánh thực trạng xã hội và cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam, anh Thắng khẳng định bản án của Anh Ba Sàm và chị Thúy hôm nay sẽ có tác dụng ngược. Blogger Nguyễn Lân Thắng:
“Chúng tôi rất bất bình với cách hành xử của nhà nước Việt Nam. Họ coi chúng tôi là kẻ thù và đưa ra các hình thức trấn áp, đánh đập, và bỏ tù như bản án hôm nay. Bản án này là một trong những sự bất công mà chúng tôi đang gánh chịu và chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh nhiều hơn nữa.”
Your browser doesn’t support HTML5
Trong thông cáo phát hành ngay sau phiên tòa kết thúc, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH nói: ‘Bản án này hết sức đáng quan ngại vì chứng tỏ một làn sóng đàn áp mới giữa lúc các tân lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.’
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế nói điều luật 258 là một trong những quy định mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam thường được dùng để trấn áp những tiếng nói bất đồng hay những ai chỉ trích nhà nước.
Trước phiên xử hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế đã đồng thanh kêu gọi Việt Nam phóng thích hai blogger này.
Các chính phủ phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, chỉ trích Việt Nam tống giam những người bất đồng chính kiến chỉ vì họ thể hiện quan điểm ôn hòa, một cáo giác mà Hà Nội nhất mực phủ nhận.
Việt Nam nói chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Your browser doesn’t support HTML5