Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, và tỷ phú Bill Gates của Mỹ nằm trong số những được được đề cử nhận giải Hòa bình Khổng Tử.
Ban tổ chức giải Hòa bình Khổng Tử loan báo tên những người được đề cử hôm Chủ nhật.
Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế của Trung Quốc mở ra giải này vào năm 2010, dường như là để đối trọng với giải Nobel Hòa bình, năm đó được trao cho nhân vật bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, làm Bắc Kinh hết sức bực bội. Ông Lưu Hiểu Ba đang thọ án 11 năm tù vì là đồng tác giả viết lời kêu gọi cải cách chính trị tại Trung Quốc.
Những người cũng được chỉ định nhận giải này năm nay còn có ông Vương Định Quốc, nhà hoạt động xã hội; ông Đường Dật Kiệt, giáo sư trường đại học Bắc Kinh; ông Viên Long Bình, nhà nghiên cứu lúa gạo; và Ban Thiền Lạt Ma, được xem là nhà lãnh đạo số hai của nhân dân Tây Tạng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng đa số người Tây Tạng không chấp nhận vì do Bắc Kinh chỉ định.
Lần đầu tiên vào năm 2010, giải này thuộc về Phó Tổng thống Liên Chiến của Đài Loan vì đã “tạo nhịp cầu hòa bình giữa Hoa lục và Đài Loan.”
Năm 2011, giải được trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, vì đã nâng cao vị thế nước Nga và đập tan các lực lượng chống đối chính phủ tại Chechnya.
Nguồn: AP, China Post
Ban tổ chức giải Hòa bình Khổng Tử loan báo tên những người được đề cử hôm Chủ nhật.
Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế của Trung Quốc mở ra giải này vào năm 2010, dường như là để đối trọng với giải Nobel Hòa bình, năm đó được trao cho nhân vật bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, làm Bắc Kinh hết sức bực bội. Ông Lưu Hiểu Ba đang thọ án 11 năm tù vì là đồng tác giả viết lời kêu gọi cải cách chính trị tại Trung Quốc.
Những người cũng được chỉ định nhận giải này năm nay còn có ông Vương Định Quốc, nhà hoạt động xã hội; ông Đường Dật Kiệt, giáo sư trường đại học Bắc Kinh; ông Viên Long Bình, nhà nghiên cứu lúa gạo; và Ban Thiền Lạt Ma, được xem là nhà lãnh đạo số hai của nhân dân Tây Tạng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng đa số người Tây Tạng không chấp nhận vì do Bắc Kinh chỉ định.
Lần đầu tiên vào năm 2010, giải này thuộc về Phó Tổng thống Liên Chiến của Đài Loan vì đã “tạo nhịp cầu hòa bình giữa Hoa lục và Đài Loan.”
Năm 2011, giải được trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, vì đã nâng cao vị thế nước Nga và đập tan các lực lượng chống đối chính phủ tại Chechnya.
Nguồn: AP, China Post