Các giới chức Campuchia nói rằng nước họ có thể được hưởng lợi về kinh tế từ các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã chạy lánh Việt Nam trong tuần lễ vừa qua sau khi xảy ra các cuộc biểu tình bạo động bởi những người phản đối tức giận vì Trung Quốc khai thác dầu trong vùng Biển Đông đang trong vòng tranh chấp. Nhiều người trong số những cá nhân rời khỏi Việt Nam đã băng qua biên giới sang Campuchia.
Ngoài hai người chết và hàng chục người bị thương, những người bạo loạn đã gây hư hại hàng chục nhà máy do người nước ngoài làm chủ, trong đó có nhiều nhà máy của doanh nhân Trung Quốc.
Ông Ken Ratha, một phát ngôn nhân của Bộ Thương mại Campuchia nói rằng, tình hình bạo động có thể đẩy một số nhà đầu tư Trung Quốc về phía Campuchia:
“Một số nhà đầu tư Trung Quốc dự trù nghiên cứu khả năng đầu tư thêm tại nước chúng tôi, đặc biệt là những người đã đầu tư tại Việt Nam. Họ dự trù đưa một phái đoàn tới thảo luận với chúng tôi.”
Ông Trình Hồng Bác, một phát ngôn nhân của sứ quán Trung Quốc nói rằng vẫn còn quá sớm để nói:
“Một vài người trong số họ ở đây và nếu tình hình bạo loạn này chấm dứt, Việt Nam yên tĩnh trở lại, thì có thể họ sẽ trở về Việt Nam.”
Lịch sử Campuchia ràng buộc sâu xa với cả hai nước và cả hai nước đều là đối tác thương mại quan trọng, trong khi Trung Quốc là một nước cung cấp viện trợ quan trọng cho Campuchia, chỉ đứng thứ nhì sau Nhật Bản.
Thương mại giữa Campuchia và Việt Nam đạt tới 3,43 tỉ đô la trong năm 2013. Giữa Campuchia và Trung Quốc con số đó là vào khoảng 3 tỉ đô la.
Du khách Việt Nam đứng đầu năm 2013 với 850.000 người và tiếp theo là Trung Quốc với 460.000 người.
Nhưng trong khi đầu tư có thể gia tăng, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon nói rằng Phnom Penh đang theo dõi để xem ngành du lịch từ Việt Nam có sút giảm vì những vấn đề mới đây hay không:
“Ngành du lịch từ Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng vì họ du hành bằng đường hàng không và các du khách từ Việt Nam cũng vậy. Nhưng chúng tôi đang theo dõi sát xem các du khách di chuyển qua Việt Nam có sút giảm hay không.”
Ông Koy Kuong, một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Campuchia nói rằng, cả hai quốc gia đều là 'những người bạn' và Campuchia sẽ vẫn trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã chạy lánh Việt Nam trong tuần lễ vừa qua sau khi xảy ra các cuộc biểu tình bạo động bởi những người phản đối tức giận vì Trung Quốc khai thác dầu trong vùng Biển Đông đang trong vòng tranh chấp. Nhiều người trong số những cá nhân rời khỏi Việt Nam đã băng qua biên giới sang Campuchia.
Ngoài hai người chết và hàng chục người bị thương, những người bạo loạn đã gây hư hại hàng chục nhà máy do người nước ngoài làm chủ, trong đó có nhiều nhà máy của doanh nhân Trung Quốc.
Ông Ken Ratha, một phát ngôn nhân của Bộ Thương mại Campuchia nói rằng, tình hình bạo động có thể đẩy một số nhà đầu tư Trung Quốc về phía Campuchia:
“Một số nhà đầu tư Trung Quốc dự trù nghiên cứu khả năng đầu tư thêm tại nước chúng tôi, đặc biệt là những người đã đầu tư tại Việt Nam. Họ dự trù đưa một phái đoàn tới thảo luận với chúng tôi.”
Ông Trình Hồng Bác, một phát ngôn nhân của sứ quán Trung Quốc nói rằng vẫn còn quá sớm để nói:
“Một vài người trong số họ ở đây và nếu tình hình bạo loạn này chấm dứt, Việt Nam yên tĩnh trở lại, thì có thể họ sẽ trở về Việt Nam.”
Lịch sử Campuchia ràng buộc sâu xa với cả hai nước và cả hai nước đều là đối tác thương mại quan trọng, trong khi Trung Quốc là một nước cung cấp viện trợ quan trọng cho Campuchia, chỉ đứng thứ nhì sau Nhật Bản.
Thương mại giữa Campuchia và Việt Nam đạt tới 3,43 tỉ đô la trong năm 2013. Giữa Campuchia và Trung Quốc con số đó là vào khoảng 3 tỉ đô la.
Du khách Việt Nam đứng đầu năm 2013 với 850.000 người và tiếp theo là Trung Quốc với 460.000 người.
Nhưng trong khi đầu tư có thể gia tăng, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon nói rằng Phnom Penh đang theo dõi để xem ngành du lịch từ Việt Nam có sút giảm vì những vấn đề mới đây hay không:
“Ngành du lịch từ Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng vì họ du hành bằng đường hàng không và các du khách từ Việt Nam cũng vậy. Nhưng chúng tôi đang theo dõi sát xem các du khách di chuyển qua Việt Nam có sút giảm hay không.”
Ông Koy Kuong, một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Campuchia nói rằng, cả hai quốc gia đều là 'những người bạn' và Campuchia sẽ vẫn trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.