Dân chúng ở Hồng Kông lại tổ chức các cuộc biểu tình để chống đối kế hoạch mở các lớp yêu nước để dạy cho trẻ em về lịch sử và chủ thuyết của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Theo tường thuật do thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ở Hồng Kông, dân chúng ở phần đất cựu thuộc địa Anh lo ngại là sự áp dụng giáo trình yêu nước là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc định nới rộng sự kiểm soát đối với thành phố bán tự trị này.
Ngày đầu của năm học mới ở Hồng Kông kết thúc ngày hôm nay với cuộc biểu tình của khoảng 8.000 học sinh và phụ huynh bên ngoài trụ sở chính của chính quyền thành phố. Với trang phục màu đen từ đầu tới chân, những người biểu tình chống đối việc khởi động chương trình gọi là “giáo dục quốc dân” tại các trường học của thành phố.
Mục tiêu của giáo trình này được phác họa trong một tờ truyền đơn do chính quyền tài trợ có nhan đề “Mô hình Trung Quốc”, với nội dung chính là ca ngợi Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phớt lờ những biến cố trọng đại như vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 và mô tả thể chế dân chủ đa đảng là “độc hại.”
Tuy không bắt buộc áp dụng cho tới năm 2015, 6 trường cấp hai đã bắt đầu các lớp giáo dục quốc dân trong tuần này. Giáo chức hồi hưu James Hon là một trong 10 thành viên của Liên minh chống Giáo dục Quốc dân cam kết tiếp tục tuyệt thực cho tới khi nào chính quyền Hồng Kông thân Bắc Kinh hủy bỏ điều mà họ cho là chương trình “tẩy não” các em học sinh.
Với việc thực thi giáo trình tẩy não này, con em chúng ta sẽ lớn lên như những người ở Trung Quốc, những người không dám nói lên tiếng nói chân thật của trái tim, không biết phân biệt đúng sai, những người đã trở thành những kẻ yêu nước mù quáng. Đó chính là những gì mà người dân Hồng Kông đang lo sợ.
Nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính quyền Hồng Kông, bà Carrie Lam, không tdong những lời chỉ trích đó. Bà phát biểu tại một cuộc họp báo rằng mục đích của giáo trình mới là tốt đẹp và những mối lo ngại về tẩy não là vô căn cứ.
Bà Lam nói: "Vấn đề không thể được đơn giản hóa tới mức là chính quyền có sẵn sàng rút lại môn học này hay không. Trọng tâm của vấn đề là làm thế nào để bảo đảm là việc giảng dạy sẽ đạt được những mục tiêu mà chúng ta mong muốn … để dạy dỗ cho thế hệ trẻ có được những thái độ đúng đắn đối với gia đình, xã hội và hiểu biết về đất nước của mình."
Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc năm 1997. Dựa trên nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, 7 triệu cư dân của thành phố này được hưởng những quyền tự do chính trị và xã hội mà những nơi khác ở Trung Quốc không có.
Giáo sư Michael DeGolyer của Đại học Báp Tít Hồng Kông cho rằng vấn đề giáo dục quốc dân đang ảnh hưởng tới cuộc bầu cử viện lập pháp ở Hồng Kông vào chủ nhật tới đây. Tuy nhiên ông không thể biết là các lớp giáo dục quốc dân có được hủy bỏ hay không. Ông nói rằng vấn đề này có thể có ảnh hưởng rất sâu rộng, vượt khỏi cuộc bầu cử trong tuần này, và có khả năng đưa Hồng Kông trở lại với thời kỳ trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc. Đó là thời kỳ mà 10% người dân Hồng Kông di dân sang nước khác vì không muốn nằm dưới ách cai trị của Cộng Sản.
Giáo sư DeGolyer phát biểu như sau: "Khi đó dân chúng sẵn sàng hy sinh nhiều năm của đời họ và các gia đình sẵn sàng chấp nhận sự phân ly để có được sự bảo hiểm của một cuốn sổ hộ chiếu của nước ngoài, để đề phòng. Ngọn lửa đó giờ đây đã được thắp bùng lên trở lại và sẽ không tắt đi."
Cho tới khuya thứ hai, nhiều người vẫn tụ tập bên ngoài tòa nhà chọc trời dùng làm trụ sở chính phủ Hồng Kông. Họ đòi Hành chánh Trưởng quan Lương Chấn Anh ra nói chuyện với họ. Ông Lương đã từ chối, và thay vào đó, ông mời những người biểu tình ngày hôm nay tham gia một tiểu ban để quản lý việc thực thi giáo trình mới.
Hai năm sau khi các lớp yêu nước được đề nghị lần đầu bởi cựu hành chánh trưởng quan Tăng Ấm Quyền, các gia đình của người dân bình thường ở Hồng Kông nói rằng họ sẵn sàng cho một cuộc tranh đấu lâu dài. Những cuộc biểu tình năm 2003 để phản đối luật an ninh quốc gia, một đạo luật không được lòng dân, rốt cuộc đã góp phần đưa tới chỗ sụp đổ của giới lãnh đạo Hồng Kông.
Ngày đầu của năm học mới ở Hồng Kông kết thúc ngày hôm nay với cuộc biểu tình của khoảng 8.000 học sinh và phụ huynh bên ngoài trụ sở chính của chính quyền thành phố. Với trang phục màu đen từ đầu tới chân, những người biểu tình chống đối việc khởi động chương trình gọi là “giáo dục quốc dân” tại các trường học của thành phố.
Mục tiêu của giáo trình này được phác họa trong một tờ truyền đơn do chính quyền tài trợ có nhan đề “Mô hình Trung Quốc”, với nội dung chính là ca ngợi Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phớt lờ những biến cố trọng đại như vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 và mô tả thể chế dân chủ đa đảng là “độc hại.”
Tuy không bắt buộc áp dụng cho tới năm 2015, 6 trường cấp hai đã bắt đầu các lớp giáo dục quốc dân trong tuần này. Giáo chức hồi hưu James Hon là một trong 10 thành viên của Liên minh chống Giáo dục Quốc dân cam kết tiếp tục tuyệt thực cho tới khi nào chính quyền Hồng Kông thân Bắc Kinh hủy bỏ điều mà họ cho là chương trình “tẩy não” các em học sinh.
Với việc thực thi giáo trình tẩy não này, con em chúng ta sẽ lớn lên như những người ở Trung Quốc, những người không dám nói lên tiếng nói chân thật của trái tim, không biết phân biệt đúng sai, những người đã trở thành những kẻ yêu nước mù quáng. Đó chính là những gì mà người dân Hồng Kông đang lo sợ.
Nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính quyền Hồng Kông, bà Carrie Lam, không tdong những lời chỉ trích đó. Bà phát biểu tại một cuộc họp báo rằng mục đích của giáo trình mới là tốt đẹp và những mối lo ngại về tẩy não là vô căn cứ.
Bà Lam nói: "Vấn đề không thể được đơn giản hóa tới mức là chính quyền có sẵn sàng rút lại môn học này hay không. Trọng tâm của vấn đề là làm thế nào để bảo đảm là việc giảng dạy sẽ đạt được những mục tiêu mà chúng ta mong muốn … để dạy dỗ cho thế hệ trẻ có được những thái độ đúng đắn đối với gia đình, xã hội và hiểu biết về đất nước của mình."
Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc năm 1997. Dựa trên nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, 7 triệu cư dân của thành phố này được hưởng những quyền tự do chính trị và xã hội mà những nơi khác ở Trung Quốc không có.
Giáo sư Michael DeGolyer của Đại học Báp Tít Hồng Kông cho rằng vấn đề giáo dục quốc dân đang ảnh hưởng tới cuộc bầu cử viện lập pháp ở Hồng Kông vào chủ nhật tới đây. Tuy nhiên ông không thể biết là các lớp giáo dục quốc dân có được hủy bỏ hay không. Ông nói rằng vấn đề này có thể có ảnh hưởng rất sâu rộng, vượt khỏi cuộc bầu cử trong tuần này, và có khả năng đưa Hồng Kông trở lại với thời kỳ trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc. Đó là thời kỳ mà 10% người dân Hồng Kông di dân sang nước khác vì không muốn nằm dưới ách cai trị của Cộng Sản.
Giáo sư DeGolyer phát biểu như sau: "Khi đó dân chúng sẵn sàng hy sinh nhiều năm của đời họ và các gia đình sẵn sàng chấp nhận sự phân ly để có được sự bảo hiểm của một cuốn sổ hộ chiếu của nước ngoài, để đề phòng. Ngọn lửa đó giờ đây đã được thắp bùng lên trở lại và sẽ không tắt đi."
Cho tới khuya thứ hai, nhiều người vẫn tụ tập bên ngoài tòa nhà chọc trời dùng làm trụ sở chính phủ Hồng Kông. Họ đòi Hành chánh Trưởng quan Lương Chấn Anh ra nói chuyện với họ. Ông Lương đã từ chối, và thay vào đó, ông mời những người biểu tình ngày hôm nay tham gia một tiểu ban để quản lý việc thực thi giáo trình mới.
Hai năm sau khi các lớp yêu nước được đề nghị lần đầu bởi cựu hành chánh trưởng quan Tăng Ấm Quyền, các gia đình của người dân bình thường ở Hồng Kông nói rằng họ sẵn sàng cho một cuộc tranh đấu lâu dài. Những cuộc biểu tình năm 2003 để phản đối luật an ninh quốc gia, một đạo luật không được lòng dân, rốt cuộc đã góp phần đưa tới chỗ sụp đổ của giới lãnh đạo Hồng Kông.