Tại thủ đô của Thái Lan, những người biểu tình chống chính phủ tiếp tục gây sức ép lên chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA, những người biểu tình đã chiếm thêm một số tòa nhà chính phủ với ý định gia tăng áp lực đòi bà Yingluck từ chức.
Những nhóm người biểu tình huyên náo hôm nay đi khắp mọi nơi ở thủ đô của Thái Lan để tìm cách chiếm thêm các tòa nhà chính phủ và đòi các công nhân trở về nhà. Hàng ngàn người biểu tình huýt còi đã nhắm mục tiêu vào các bộ nông nghiệp, du lịch, giao thông và nội vụ.
Trong lúc những hoạt động phản kháng gia tăng cường độ, Thủ tướng Yingluck cho biết chính phủ sẽ không sử dụng sức mạnh. Bà kêu gọi người biểu tình tuân thủ luật pháp và tránh sử dụng “luật của đám đông.” Bà cũng cam kết là sẽ không nhượng bộ và không giải tán quốc hội.
Nhưng Tòa án Hình sự hôm nay đã chấp thuận lệnh tróc nã ông Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo cuộc biểu tình và là cựu thành viên cấp cao của Đảng Dân Chủ. Tối thứ hai, bà Yingluck loan báo nới rộng luật nội an ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận.
Bà Yingluck nói rằng các cuộc biểu tình gia tăng cường độ đả ảnh hưởng tới hòa bình và trật tự công cộng và khiến cho chính phủ phải áp dụng luật nội an ở Bangkok và các tỉnh lân cận. Bà kêu gọi “đồng bào” đừng ủng hộ những vụ biểu tình vi phạm pháp luật.
Luật nội an cho phép chính quyền áp dụng lệnh giới nghiêm, hạn chế việc ra vào các tòa nhà và cấm sử dụng các thiết bị điện tử.
Tin về việc siết chặt an ninh không ảnh hưởng gì tới các cuộc biểu tình và hàng vạn người tiếp tục tụ tập bên ngoài các tòa nhà chính phủ.
Ông Kraisak Choonhavan, một thành viên Đảng Dân Chủ, nói rằng sự đông đảo của của những cuộc biểu tình nêu bật sự bất mãn của dân chúng đối với các chính sách của chính phủ. Ông nói:
Luật nội an chỉ làm cho họ tức giận nhiều hơn. Họ sẽ không tuân theo luật này. Chúng tôi dự kiến sẽ có thêm nhiều rắc rối trong vài ngày tới và cuộc biểu tình ngồi lỳ ở Bộ Tài chánh là biểu tượng của sự bất mãn của người dân đối với vai trò then chốt của bộ này trong chính sách tài chánh làm cho dân chúng phẫn nộ.
Ông Kraisak cho biết đa số người biểu tình là người ở Bangkok. Nhưng hàng vạn người từ các tỉnh cũng kéo tới thủ đô vì họ tức giận vì những dự án về cơ sở hạ tầng nước và vì chính phủ trung ương không giải quyết những vấn đề quan trọng của các cộng đồng nông nghiệp.
Những người biểu tình đòi Thủ tướng Yingluck từ chức. Họ nói rằng chính phủ hiện nay bị khống chế bởi nhân vật mà họ cho là người anh tham ô của bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đã bị lật đổ năm 2006 trong một cuộc đảo chánh của quân đội và đang sống lưu vong để tránh án tù hai năm về tội tham nhũng.
Làn sóng biểu tình hiện nay bùng ra cách nay vài tuần vì một dự luật ân xá, mà nếu được quốc hội thông qua, sẽ cho phép ông Thaksin về nước và không bị rắc rối gì về vấn đề pháp luật.
Dự luật ân xá đó đã bị Thượng viện bác bỏ, nhưng những vụ biểu tình do phe đối lập lãnh đạo vẫn tiếp diễn.
Các nhà phân tích chính trị, trong đó có giáo sư Thitinan Ponsudhirak của Đại học Chulalongkorn, dự đoán áp lực đối với chính phủ sẽ gia tăng trong những ngày sắp tới. Ông nói:
"Vài ngày tới đây chúng ta sẽ thấy có sự gia tăng thái độ khiêu khích từ phe chống chính phủ. Rõ ràng là có một liên minh của nhiều thành phần và với số lượng lớn của những người ở Bangkok muốn thay đổi chính phủ. Chính phủ có phần chắc sẽ phải dựa vào việc động viên những người ủng hộ họ."
Những người ủng hộ chính phủ, thường được gọi là phe Áo Đỏ, phần lớn là những người thuộc giới lao động và trung lưu từng hậu thuẫn cho các chính phủ thân ông Thaksin. Họ đã tổ chức mít tinh tại một sân vận động ở ngoại ô Bangkok.
Nhưng các nhà quan sát nói rằng hàng ngũ phe Áo Đỏ đang bị chia rẽ và một số người từng theo phe này giờ đây đã tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ. Nhiều người e rằng có thể xảy ra những vụ đụng độ phe Áo đỏ và những người biểu tình chống chính phủ.
Một số chính phủ nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ, đã bày tỏ quan tâm về những cuộc biểu tình. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington “quan tâm về căng thẳng chính trị đang gia tăng ở Thái Lan.” Thông cáo của Mỹ hối thúc “tất cả các bên tránh bạo động, tự chế và tôn trọng pháp luật” và nói rằng “bạo động và sự chiếm đoạt tài sản công hoặc tư không phải là những phương tiện có thể chấp nhận để giải quyết bất đồng chính trị.”
Những nhóm người biểu tình huyên náo hôm nay đi khắp mọi nơi ở thủ đô của Thái Lan để tìm cách chiếm thêm các tòa nhà chính phủ và đòi các công nhân trở về nhà. Hàng ngàn người biểu tình huýt còi đã nhắm mục tiêu vào các bộ nông nghiệp, du lịch, giao thông và nội vụ.
Trong lúc những hoạt động phản kháng gia tăng cường độ, Thủ tướng Yingluck cho biết chính phủ sẽ không sử dụng sức mạnh. Bà kêu gọi người biểu tình tuân thủ luật pháp và tránh sử dụng “luật của đám đông.” Bà cũng cam kết là sẽ không nhượng bộ và không giải tán quốc hội.
Nhưng Tòa án Hình sự hôm nay đã chấp thuận lệnh tróc nã ông Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo cuộc biểu tình và là cựu thành viên cấp cao của Đảng Dân Chủ. Tối thứ hai, bà Yingluck loan báo nới rộng luật nội an ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận.
Bà Yingluck nói rằng các cuộc biểu tình gia tăng cường độ đả ảnh hưởng tới hòa bình và trật tự công cộng và khiến cho chính phủ phải áp dụng luật nội an ở Bangkok và các tỉnh lân cận. Bà kêu gọi “đồng bào” đừng ủng hộ những vụ biểu tình vi phạm pháp luật.
Luật nội an cho phép chính quyền áp dụng lệnh giới nghiêm, hạn chế việc ra vào các tòa nhà và cấm sử dụng các thiết bị điện tử.
Tin về việc siết chặt an ninh không ảnh hưởng gì tới các cuộc biểu tình và hàng vạn người tiếp tục tụ tập bên ngoài các tòa nhà chính phủ.
Ông Kraisak Choonhavan, một thành viên Đảng Dân Chủ, nói rằng sự đông đảo của của những cuộc biểu tình nêu bật sự bất mãn của dân chúng đối với các chính sách của chính phủ. Ông nói:
Luật nội an chỉ làm cho họ tức giận nhiều hơn. Họ sẽ không tuân theo luật này. Chúng tôi dự kiến sẽ có thêm nhiều rắc rối trong vài ngày tới và cuộc biểu tình ngồi lỳ ở Bộ Tài chánh là biểu tượng của sự bất mãn của người dân đối với vai trò then chốt của bộ này trong chính sách tài chánh làm cho dân chúng phẫn nộ.
Ông Kraisak cho biết đa số người biểu tình là người ở Bangkok. Nhưng hàng vạn người từ các tỉnh cũng kéo tới thủ đô vì họ tức giận vì những dự án về cơ sở hạ tầng nước và vì chính phủ trung ương không giải quyết những vấn đề quan trọng của các cộng đồng nông nghiệp.
Những người biểu tình đòi Thủ tướng Yingluck từ chức. Họ nói rằng chính phủ hiện nay bị khống chế bởi nhân vật mà họ cho là người anh tham ô của bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đã bị lật đổ năm 2006 trong một cuộc đảo chánh của quân đội và đang sống lưu vong để tránh án tù hai năm về tội tham nhũng.
Làn sóng biểu tình hiện nay bùng ra cách nay vài tuần vì một dự luật ân xá, mà nếu được quốc hội thông qua, sẽ cho phép ông Thaksin về nước và không bị rắc rối gì về vấn đề pháp luật.
Dự luật ân xá đó đã bị Thượng viện bác bỏ, nhưng những vụ biểu tình do phe đối lập lãnh đạo vẫn tiếp diễn.
Các nhà phân tích chính trị, trong đó có giáo sư Thitinan Ponsudhirak của Đại học Chulalongkorn, dự đoán áp lực đối với chính phủ sẽ gia tăng trong những ngày sắp tới. Ông nói:
"Vài ngày tới đây chúng ta sẽ thấy có sự gia tăng thái độ khiêu khích từ phe chống chính phủ. Rõ ràng là có một liên minh của nhiều thành phần và với số lượng lớn của những người ở Bangkok muốn thay đổi chính phủ. Chính phủ có phần chắc sẽ phải dựa vào việc động viên những người ủng hộ họ."
Những người ủng hộ chính phủ, thường được gọi là phe Áo Đỏ, phần lớn là những người thuộc giới lao động và trung lưu từng hậu thuẫn cho các chính phủ thân ông Thaksin. Họ đã tổ chức mít tinh tại một sân vận động ở ngoại ô Bangkok.
Nhưng các nhà quan sát nói rằng hàng ngũ phe Áo Đỏ đang bị chia rẽ và một số người từng theo phe này giờ đây đã tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ. Nhiều người e rằng có thể xảy ra những vụ đụng độ phe Áo đỏ và những người biểu tình chống chính phủ.
Một số chính phủ nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ, đã bày tỏ quan tâm về những cuộc biểu tình. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington “quan tâm về căng thẳng chính trị đang gia tăng ở Thái Lan.” Thông cáo của Mỹ hối thúc “tất cả các bên tránh bạo động, tự chế và tôn trọng pháp luật” và nói rằng “bạo động và sự chiếm đoạt tài sản công hoặc tư không phải là những phương tiện có thể chấp nhận để giải quyết bất đồng chính trị.”