Một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng dịch bệnh HIV ở châu Á và vùng Thái Bình Dương đang ở một khúc quanh quan trọng với ít tiến bộ đạt được trong việc giảm thiểu các trường hợp lây nhiễm mới trong những năm gần đây. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, các nhà khảo cứu bệnh AIDS và những người hoạt động đang kêu gọi có thêm ý chí chính trị từ phía các chính phủ để giải quyết các vấn đề liên hệ.
Bản phúc trình do Chương trình Hỗn hợp Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS công bố nói rằng 4,9 triệu người đang sống với virút gây bệnh AIDS ở khắp vùng châu Á Thái Bình Dương, chủ yếu tập trung ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Indonesia.
Bản phúc trình công bố trùng với Ðại hội Quốc tế lần thứ 11 về bệnh AIDS ở châu Á Thái Bình Dương nói rằng tỷ lệ các ca lây nhiễm mới đã được giảm xuống hơn 25% trong thập niên vừa qua.
Nhưng vừa có bằng chứng về các trường hợp nhiễm HIV mới tăng vọt ở Indonesia, Pakistan và Philippin. Các tỷ lệ nhiễm HIV mới thường niên trong vùng châu Á Thái Bình Dương vẫn giữ nguyên ở mức 350.000 mỗi năm kể từ 2008.
Giám đốc UNAIDS ở châu Á Thái Bình Dương Steve Kraus nói những tiến bộ mới đây nhằm giảm thiểu các vụ lây nhiễm đã khựng lại, gây phương hại cho các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là đạt đuợc mức không về các vụ lây nhiễm mới và các ca tử vong vì virut.
Ông Kraus nói: “Chúng ta phải canh tân. Chúng ta không thấy sự giảm sút các vụ lây nhiễm mới ở khu vực chúng ta trong 5 năm vừa qua. Chúng ta cần phải chống lại hiện trạng bởi vì các luật lê, chính sách và tập tục thường là các rào cản. Không có được sự tiếp cận với điều trị và không có sự tăng cường trong công tác phòng chống.”
Con số người trong khu vực có được thuốc men để kiềm chế virut, hay chữa trị chống virut, đã tăng lên tới 1,25 triệu, trên 50% những người nhiễm bệnh. Các ca tử vong có liên quan đến bệnh AIDS cũng giảm 18 phần trăm kể từ năm 2005, xuống còn khoảng 270.000 vào năm 2012.
Bản phúc trình nói các dịch bệnh phát triển nhanh nhất là trong số nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, với con số 27 triệu người nam có rủi ro nhiễm virut. Trong khi ở Indonesia, Pakistan và Philippin, tỷ lệ gia tăng về những vụ lây nhiễm có liên hệ với số nguời tiêm chích hay sử dụng ma túy.
Phối hợp viên khu vực Malu Marin, thuộc tổ chức phi chính phủ Seven Sisters, nói rằng các vấn đề về phân biệt đối xử và những cái chết có liên quan đến AIDS cho thấy các nhà quyết định chính sách đạt được ít tiến bộ.
Ông Marin giải thích: “Chúng ta đã đạt được thắng lợi trong việc thay đổi các lối hành xử nhiều rủi ro làm gia tăng việc dễ lây nhiễm HIV, nhưng chúng ta chưa đạt được thắng lợi trong việc thay đổi lối hành xử của các nhà quyết định chính sách, các nhà lãnh đạo chính trị và các tác nhân nhà nước. Bằng chứng phải là tổ chức của chúng ta, nhưng 30 năm sau HIV vẫn bị nhìn dưới lăng kính đạo đức độc đoán. Chúng ta đang tiến tới số không về thay đổi bởi vì ở số không về tài trợ, số không về cải tổ pháp lý và số không về ý chí chính trị.”
Tổng thống Fiji Ratu Epeli Natlatikau nói còn nhiều việc phải làm để hướng tới việc giảm thiểu thành kiến và kỳ thị.
Ông nói: “Các chương trình giải quyết thành kiến và phân biệt đối xử có liên quan đến HIV tại nơi làm việc, ở trường học và các tổ chức có cơ sở thương mại cũng được báo cáo là góp phần vào tiến bộ hướng tới mục tiêu này ở nhiều nước, mặc dù những chương trình này hiếm khi được thực thi ở quy mô đủ lớn.”
Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói sự cần thiết phải cải cách luật lệ trong các lãnh vực như quan hệ đồng giới tính, phân biệt đối xử với những người làm việc trong kỹ nghệ tình dục và hạn chế đi lại đối với những người dựa vào tình trạng HIV của họ.
Bản phúc trình do Chương trình Hỗn hợp Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS công bố nói rằng 4,9 triệu người đang sống với virút gây bệnh AIDS ở khắp vùng châu Á Thái Bình Dương, chủ yếu tập trung ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Indonesia.
Bản phúc trình công bố trùng với Ðại hội Quốc tế lần thứ 11 về bệnh AIDS ở châu Á Thái Bình Dương nói rằng tỷ lệ các ca lây nhiễm mới đã được giảm xuống hơn 25% trong thập niên vừa qua.
Nhưng vừa có bằng chứng về các trường hợp nhiễm HIV mới tăng vọt ở Indonesia, Pakistan và Philippin. Các tỷ lệ nhiễm HIV mới thường niên trong vùng châu Á Thái Bình Dương vẫn giữ nguyên ở mức 350.000 mỗi năm kể từ 2008.
Giám đốc UNAIDS ở châu Á Thái Bình Dương Steve Kraus nói những tiến bộ mới đây nhằm giảm thiểu các vụ lây nhiễm đã khựng lại, gây phương hại cho các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là đạt đuợc mức không về các vụ lây nhiễm mới và các ca tử vong vì virut.
Ông Kraus nói: “Chúng ta phải canh tân. Chúng ta không thấy sự giảm sút các vụ lây nhiễm mới ở khu vực chúng ta trong 5 năm vừa qua. Chúng ta cần phải chống lại hiện trạng bởi vì các luật lê, chính sách và tập tục thường là các rào cản. Không có được sự tiếp cận với điều trị và không có sự tăng cường trong công tác phòng chống.”
Con số người trong khu vực có được thuốc men để kiềm chế virut, hay chữa trị chống virut, đã tăng lên tới 1,25 triệu, trên 50% những người nhiễm bệnh. Các ca tử vong có liên quan đến bệnh AIDS cũng giảm 18 phần trăm kể từ năm 2005, xuống còn khoảng 270.000 vào năm 2012.
Bản phúc trình nói các dịch bệnh phát triển nhanh nhất là trong số nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, với con số 27 triệu người nam có rủi ro nhiễm virut. Trong khi ở Indonesia, Pakistan và Philippin, tỷ lệ gia tăng về những vụ lây nhiễm có liên hệ với số nguời tiêm chích hay sử dụng ma túy.
Phối hợp viên khu vực Malu Marin, thuộc tổ chức phi chính phủ Seven Sisters, nói rằng các vấn đề về phân biệt đối xử và những cái chết có liên quan đến AIDS cho thấy các nhà quyết định chính sách đạt được ít tiến bộ.
Ông Marin giải thích: “Chúng ta đã đạt được thắng lợi trong việc thay đổi các lối hành xử nhiều rủi ro làm gia tăng việc dễ lây nhiễm HIV, nhưng chúng ta chưa đạt được thắng lợi trong việc thay đổi lối hành xử của các nhà quyết định chính sách, các nhà lãnh đạo chính trị và các tác nhân nhà nước. Bằng chứng phải là tổ chức của chúng ta, nhưng 30 năm sau HIV vẫn bị nhìn dưới lăng kính đạo đức độc đoán. Chúng ta đang tiến tới số không về thay đổi bởi vì ở số không về tài trợ, số không về cải tổ pháp lý và số không về ý chí chính trị.”
Tổng thống Fiji Ratu Epeli Natlatikau nói còn nhiều việc phải làm để hướng tới việc giảm thiểu thành kiến và kỳ thị.
Ông nói: “Các chương trình giải quyết thành kiến và phân biệt đối xử có liên quan đến HIV tại nơi làm việc, ở trường học và các tổ chức có cơ sở thương mại cũng được báo cáo là góp phần vào tiến bộ hướng tới mục tiêu này ở nhiều nước, mặc dù những chương trình này hiếm khi được thực thi ở quy mô đủ lớn.”
Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói sự cần thiết phải cải cách luật lệ trong các lãnh vực như quan hệ đồng giới tính, phân biệt đối xử với những người làm việc trong kỹ nghệ tình dục và hạn chế đi lại đối với những người dựa vào tình trạng HIV của họ.