LONDON —
Người dân Iran sẽ đi bỏ phiếu vào ngày thứ sáu tuần này trong vòng bầu cử Tổng thống đầu tiên mà các chuyên gia nói là chỉ là sự lựa chọn giữa những ứng cử viên cứng rắn với mức độ nhiều hay ít hơn. Các chuyên gia cho rằng kết quả là cuộc bầu cử sẽ chỉ đem lại một sự khác biệt về mức độ chứ không phải về thực chất trong các chính sách của Iran. Thông tín viên VOA Al Pessin tại London ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các ứng cử viên tổng thống của Iran đã xuất hiện trong nhiều cuộc tranh luận. Nhưng các biện pháp kiểm soát về việc ai có thể ra tranh cử đã hạn chế nghiêm ngặt phạm vi các ý kiến về những vấn đề then chốt, tỷ như chương trình hạt nhân của Iran và các cuộc thương lượng của nước này với phương Tây.
Trưởng đoàn thương thuyết của Iran, ông Saeed Jalili tán thành việc tiếp tục chính sách không thỏa hiệp. Ông Hassan Rowhani, cũng từng là một nhà thương thuyết, có thể tìm cách có một đường lối hơn nhẹ nhàng hơn.
Nhưng không có ứng cử viên này thực sự đem lại nhiều thay đổi về vấn đề hạt nhân, theo nhận định của ông Mark Fizpatrick tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Sách lược ở London.
Ông Fizpatrick nói: “Tôi nghĩ nó thức sự phụ thuộc vào quan điểm của Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei là gì. Nếu ông ấy muốn tạo được một sự khai thông, thì gần như tổng thống là ai cũng không thành vấn đề. Nhưng tôi thực sự không trông đợi nhiều vào một sự khai thông.”
Lãnh tụ Ayatollah Ali Khameinei nói ông không ủng hộ ứng cử viên nào. Nhưng những ngưòi ông có thể chống đối đã bị cấm ra tranh cử, trong đó có tất cả các nhà cải cách và toàn thể phụ nữ.
Và điều đó có nghĩa là người dân Iran sẽ không có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử này, theo ý kiến của Báo cáo viên Ðặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền ở Iran, ông Ahmed Shaheed.
Ông Shaheed nói: “Các điều kiện cơ bản cho cuộc bầu cử tự do và công bằng không hiện hữu ở Iran, và đó là một mối quan ngại nghiêm trọng. Theo luật quốc tế, ta không thể loại một ứng cử viên ra khỏi cuộc bầu cử trừ phi sử dụng các tiêu chuẩn hợp lý, khách quan và minh bạch.”
Trong số những người bị loại ra có cựu tổng thống Iran Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, một nhân vận tương đối cấp tiến.
Các chuyên gia cho rằng một mối quan tâm chủ yếu của người Iran bình thường là nền kinh tế, đã bị thiệt hại nặng nề vì những biện pháp chế tài quốc tế nhằm đạt được sự linh động trong các cuộc thương nghị về hạt nhân. Nhưng chuyên gia phân tích về kinh tế và thị trường dầu khí Leo Drollas nói một số thành phần chủ yếu trong xã hội Iran có thể không quan tâm quá mức.
Ông Drollas nói: “Dĩ nhiên, có một số thành phần trong xã hội Iran, chủ yếu có liên hệ với các ayatollah và Vệ Binh Cách mạng, một số thương nhân có đặc quyền, đã thủ lợi rất nhiều nhờ tình trạng này. Nhưng đại đa số dân chúng đang phải chịu thiệt thòi, và có phần chắc sẽ không có gì thay đổi.”
Ðã có hy vọng rằng cuộc bầu cử ở Iran sẽ dẫn đến việc nới lỏng căng thẳng và các biện pháp chế tài. Nhưng một số chuyên gia nói các biện pháp chế tài đã làm cho Iran có lập trường cứng rắn hơn, và họ cảnh báo rằng tình trạng bế tắc liên tục về vấn đề hạt nhân, trong lúc Iran xây dựng khả năng của mình, có thể dẫn đến một sự đối đầu quân sự.
Các ứng cử viên tổng thống của Iran đã xuất hiện trong nhiều cuộc tranh luận. Nhưng các biện pháp kiểm soát về việc ai có thể ra tranh cử đã hạn chế nghiêm ngặt phạm vi các ý kiến về những vấn đề then chốt, tỷ như chương trình hạt nhân của Iran và các cuộc thương lượng của nước này với phương Tây.
Trưởng đoàn thương thuyết của Iran, ông Saeed Jalili tán thành việc tiếp tục chính sách không thỏa hiệp. Ông Hassan Rowhani, cũng từng là một nhà thương thuyết, có thể tìm cách có một đường lối hơn nhẹ nhàng hơn.
Ông Fizpatrick nói: “Tôi nghĩ nó thức sự phụ thuộc vào quan điểm của Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei là gì. Nếu ông ấy muốn tạo được một sự khai thông, thì gần như tổng thống là ai cũng không thành vấn đề. Nhưng tôi thực sự không trông đợi nhiều vào một sự khai thông.”
Lãnh tụ Ayatollah Ali Khameinei nói ông không ủng hộ ứng cử viên nào. Nhưng những ngưòi ông có thể chống đối đã bị cấm ra tranh cử, trong đó có tất cả các nhà cải cách và toàn thể phụ nữ.
Và điều đó có nghĩa là người dân Iran sẽ không có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử này, theo ý kiến của Báo cáo viên Ðặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền ở Iran, ông Ahmed Shaheed.
Ông Shaheed nói: “Các điều kiện cơ bản cho cuộc bầu cử tự do và công bằng không hiện hữu ở Iran, và đó là một mối quan ngại nghiêm trọng. Theo luật quốc tế, ta không thể loại một ứng cử viên ra khỏi cuộc bầu cử trừ phi sử dụng các tiêu chuẩn hợp lý, khách quan và minh bạch.”
Trong số những người bị loại ra có cựu tổng thống Iran Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, một nhân vận tương đối cấp tiến.
Ông Drollas nói: “Dĩ nhiên, có một số thành phần trong xã hội Iran, chủ yếu có liên hệ với các ayatollah và Vệ Binh Cách mạng, một số thương nhân có đặc quyền, đã thủ lợi rất nhiều nhờ tình trạng này. Nhưng đại đa số dân chúng đang phải chịu thiệt thòi, và có phần chắc sẽ không có gì thay đổi.”
Ðã có hy vọng rằng cuộc bầu cử ở Iran sẽ dẫn đến việc nới lỏng căng thẳng và các biện pháp chế tài. Nhưng một số chuyên gia nói các biện pháp chế tài đã làm cho Iran có lập trường cứng rắn hơn, và họ cảnh báo rằng tình trạng bế tắc liên tục về vấn đề hạt nhân, trong lúc Iran xây dựng khả năng của mình, có thể dẫn đến một sự đối đầu quân sự.