Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả rập gồm 22 nước đang chuẩn bị gấp cho thời kỳ gọi là 'hậu Bashar al-Assad', nghĩa là sau khi nhà độc tài hung bạo ở Syria này sụp đổ.
Quân đội Syria Tự do ASL hiện đã có 40.000 quân và đã mở cuộc tiến công vào thủ đô Damascus và một số thành phố lớn như Aleppo.
Bashar al-Assad không có nhiều lựa chọn. Hoặc là kịch bản Ben Ali của Tunisia chạy trốn ra nước ngoài; hoặc là kịch bản Mubarak của Ai Cập bị bắt sống rồi ra tòa; hoặc kịch bản bi đát Gadhafi của Libya bị bắn chết trong ống cống khi bỏ chạy.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy triều đại Bashar al-Assad đang trong thời kỳ cuối. Ngày 18/7/2012 vừa qua, ASL - Quân đội Syria Tự do đánh một trận đặc công xuất sắc, đột nhập Sở chỉ huy an ninh tối cao, giết tại chỗ bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha; thứ trưởng Quốc phòng Assef Shawkat – là anh rể của tổng thống Bashar al-Assad; bộ trưởng an ninh Ibrahim al-Shaar; trợ lý của tổng thống Hasan Turkmen…
Ngay sau trận này, hàng trăm quân được coi là tinh nhuệ của lực lượng Cảnh vệ Cộng Hòa, do Maher al-Assad là em ruột của tổng thống chỉ huy - bỏ ngũ, một số mang theo vũ khí gia nhập ASL. Các báo quốc tế có mặt ở Damascus cho rằng khu Mazzah rất cẩn mật ở trung tâm thủ đô bị đột nhập sâu chứng tỏ ASL có bộ tham mưu giỏi, có những đơn vị tinh nhuệ, muốn tiến công đâu cũng có thể được.
Một tin gây chấn động Damacus là ngày 22/7, đại sứ Syria ở Iraq là Naong el-Fares luôn công khai trung thành với tổng thống, bỗng tuyên bố gia nhập CNS - Hội đồng Quốc gia Syria.
Ngày 22/7, từ thủ đô Pháp Paris, tướng Manaf Tlass vốn là bạn thân từ hồi trẻ của tổng thống Bashar al-Assad từng bí mật bỏ ngũ sang Pháp hơn 1 tháng nay, gây chấn động hàng ngũ quân đội Syria, cũng ra tuyên bố ông sẵn sàng hợp tác với CNS để sớm kết thúc chế độ độc tài cá nhân.
Đặc phái viên LHQ Kofi Annan vừa có cuộc tham khảo ý kiến với ngoại trưởng Pháp Alain Juppe và một số nước thuộc Liên đoàn Ả rập để giúp việc thành lập Hội đồng Quân lực Tối cao bao gồm Bộ chỉ huy Quân đội Syria Tự do ASL, một số tướng lĩnh đã bỏ ngũ ra nước ngoài, một số chỉ huy quân sự thuộc các bộ tộc đa số và thiểu số, nhằm nâng cao quyền uy trong toàn quốc, đảm bảo an ninh trong thời kỳ chuyển tiếp dự định là 9 tháng để thảo Hiến pháp mới và Tổng tuyển cử tự do.
Hội đồng Quốc gia Syria CNS cũng được tăng cường gấp để vừa tăng uy tín và tính cách đại diện toàn quốc bao gồm các vùng và bộ tộc tôn giáo khác nhau, vừa ngăn ngừa sự đố kỵ, xung đột bộ tộc, có đại diện phái Sunni đa số, có cả đại diện của bộ tộc Alaouite của Bashar al-Assad. Quy chế của một chính quyền lâm thời quá độ có thực quyền về quân sự - an ninh, kinh tế - tài chính, ngoại giao, giáo dục, y tế, xã hội cũng được bàn thảo, rút kinh nghiệm từ những thiếu sót ở Ai Cập và Libya.
Tình hình Syria có nhiều điểm khác với Tunisia, Ai Cập và Libya. Quan trọng nhất là vị trí địa lý rất trung tâm, ở giữa Israel, Libăng, Jordan, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải. Chuyển biến ở Syria sẽ tác động mạnh đến toàn vùng Trung Đông.
Syria là nước có nền văn minh lâu đời, từng bị đế quốc Roma, rồi Thổ Nhĩ Kỳ chiếm cứ, sau là thuộc địa của Pháp, được độc lập từ tháng 4 năm 1946. Syria rộng hơn 118 ngàn km2, có 23 triệu dân.
Tháng 11/1970 bộ trưởng quốc phòng Hafez al- Assad làm đảo chính lật đổ tổng thống Amin Hafiz, làm tổng thống gần 30 năm với một đảng Bath duy nhất.
Hafez al-Assad chết tháng 7 năm 2000. Suốt 6 năm trước đó ông ta dùng mọi thủ đoạn thực hiện cha truyền con nối, để cậu con trai Bashar hơn 30 tuổi nối nghiệp làm thống Syria kiêm tổng bí thư đảng Bath. Một thủ đoạn là gây áp lực sửa hiến pháp, quy định tổng thống chỉ cần đủ 34 tuổi chứ không phải 40 tuổi. Một thủ đoạn nữa là ông giao cho Bashar năm 1996 quyền chủ tọa ủy ban bài trừ tham nhũng để hạ bệ những ai sẽ có thể là đối thủ của mình, trong đó có cựu phó tổng thống.
Tháng 7 – 2000 Bashar al-Assad 35 tuổi lên nối ngôi cha - vừa chết bệnh, trong một chế độc đoán và gia đình trị bậc nhất thế giới. Đây cũng là một đại công ty tài phiệt mang tính tư nhân, lũng đoạn và đầu cơ tiêu biểu, tài sản không dưới 20 tỷ đôla. Các bộ quốc phòng, công an, tình báo, chỉ huy quân Cảnh vệ Cộng hòa, các ngân hàng lớn, công ty lớn đều do anh em nội ngoại của vợ chồng Bashar nắm giữ.
Vợ của Bashar là Asma al-Akhras, công dân Anh gốc Syria, năm nay 37 tuổi, kém chồng 10 tuổi, được các siêu thị châu Âu coi là bà lớn tiêu xài sang nhất hành tinh. Tháng 4-2012 Liên minh châu Âu tuyên bố cấm cửa với 6 nhân vật của chính quyền Bashar, trong đó có đích thân ông ta, bị coi là tội phạm sát hại dân thường.
Cả triều đình Bashar đang trong cơn thập tử nhất sinh. 18.000 thường dân chết vì bị đàn áp trong 16 tháng qua là tội ác cuối cùng của một tập đoàn tài phiệt Trung Đông đang ở bước đường cùng. Cuộc nổi dậy bền bỉ của nhân dân Syria cung cấp cho thế giới bài học về giá trị của tự do. Tướng tá, sỹ quan, binh lính không còn trung thành với Bashar khi họ nhân rõ bộ mặt tàn ác tham lam vô độ của ông chủ, lại đang thất thế, và họ bỏ ngũ hàng loạt, nhảy ra khỏi chiếc tàu đang chìm.
Giới chính trị thế giới đang trao đổi để chỉ cho triều đình Bashar một lối thoát gọn gàng, chóng vánh.
Hội đồng Bảo an LHQ đề ra nghị quyết hạn trong 10 ngày Bashar phải rút vũ khí nặng ra khỏi các thành phố có dân nổi dậy. Bashar bắn tin mong được miễn không phải ra một tòa án quốc tế, coi như điều kiện đáp lại. Nhưng Nga và Trung Quốc một mực phủ quyết. Họ bênh bọn tội phạm tàn sát dân? Hay họ tính chuyện kiếm chác ít tiền của phi nghĩa chỉ vì vụ lợi thấp hèn? Hay là họ mong sẽ được đón rước ngài tổng thống và đệ nhất phu nhân châu Phi cực kỳ giàu có với hơn 20 tỷ đôla đồ sộ? Bashar trong cơn bế tắc còn dám vung vũ khí hóa học ra dọa các nước phương Tây. Moscow còn lợi dụng tình hình để bán súng phòng không cho Bashar với giá cao.
Báo chí Hà Nội đăng quá ít tin sốt dẻo về châu Phi và Trung Đông vùng dậy. Mong các blogger trong và ngoài nước sẽ trám vào lỗ hổng này, vì có khối chuyện hay, thú vị và bổ ích cho bà con ta cũng đang là nạn nhân, của độc đoán, tham nhũng, cũng khao khát tự do và công bằng xã hội.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Quân đội Syria Tự do ASL hiện đã có 40.000 quân và đã mở cuộc tiến công vào thủ đô Damascus và một số thành phố lớn như Aleppo.
Bashar al-Assad không có nhiều lựa chọn. Hoặc là kịch bản Ben Ali của Tunisia chạy trốn ra nước ngoài; hoặc là kịch bản Mubarak của Ai Cập bị bắt sống rồi ra tòa; hoặc kịch bản bi đát Gadhafi của Libya bị bắn chết trong ống cống khi bỏ chạy.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy triều đại Bashar al-Assad đang trong thời kỳ cuối. Ngày 18/7/2012 vừa qua, ASL - Quân đội Syria Tự do đánh một trận đặc công xuất sắc, đột nhập Sở chỉ huy an ninh tối cao, giết tại chỗ bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha; thứ trưởng Quốc phòng Assef Shawkat – là anh rể của tổng thống Bashar al-Assad; bộ trưởng an ninh Ibrahim al-Shaar; trợ lý của tổng thống Hasan Turkmen…
Ngay sau trận này, hàng trăm quân được coi là tinh nhuệ của lực lượng Cảnh vệ Cộng Hòa, do Maher al-Assad là em ruột của tổng thống chỉ huy - bỏ ngũ, một số mang theo vũ khí gia nhập ASL. Các báo quốc tế có mặt ở Damascus cho rằng khu Mazzah rất cẩn mật ở trung tâm thủ đô bị đột nhập sâu chứng tỏ ASL có bộ tham mưu giỏi, có những đơn vị tinh nhuệ, muốn tiến công đâu cũng có thể được.
Một tin gây chấn động Damacus là ngày 22/7, đại sứ Syria ở Iraq là Naong el-Fares luôn công khai trung thành với tổng thống, bỗng tuyên bố gia nhập CNS - Hội đồng Quốc gia Syria.
Ngày 22/7, từ thủ đô Pháp Paris, tướng Manaf Tlass vốn là bạn thân từ hồi trẻ của tổng thống Bashar al-Assad từng bí mật bỏ ngũ sang Pháp hơn 1 tháng nay, gây chấn động hàng ngũ quân đội Syria, cũng ra tuyên bố ông sẵn sàng hợp tác với CNS để sớm kết thúc chế độ độc tài cá nhân.
Đặc phái viên LHQ Kofi Annan vừa có cuộc tham khảo ý kiến với ngoại trưởng Pháp Alain Juppe và một số nước thuộc Liên đoàn Ả rập để giúp việc thành lập Hội đồng Quân lực Tối cao bao gồm Bộ chỉ huy Quân đội Syria Tự do ASL, một số tướng lĩnh đã bỏ ngũ ra nước ngoài, một số chỉ huy quân sự thuộc các bộ tộc đa số và thiểu số, nhằm nâng cao quyền uy trong toàn quốc, đảm bảo an ninh trong thời kỳ chuyển tiếp dự định là 9 tháng để thảo Hiến pháp mới và Tổng tuyển cử tự do.
Hội đồng Quốc gia Syria CNS cũng được tăng cường gấp để vừa tăng uy tín và tính cách đại diện toàn quốc bao gồm các vùng và bộ tộc tôn giáo khác nhau, vừa ngăn ngừa sự đố kỵ, xung đột bộ tộc, có đại diện phái Sunni đa số, có cả đại diện của bộ tộc Alaouite của Bashar al-Assad. Quy chế của một chính quyền lâm thời quá độ có thực quyền về quân sự - an ninh, kinh tế - tài chính, ngoại giao, giáo dục, y tế, xã hội cũng được bàn thảo, rút kinh nghiệm từ những thiếu sót ở Ai Cập và Libya.
Tình hình Syria có nhiều điểm khác với Tunisia, Ai Cập và Libya. Quan trọng nhất là vị trí địa lý rất trung tâm, ở giữa Israel, Libăng, Jordan, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải. Chuyển biến ở Syria sẽ tác động mạnh đến toàn vùng Trung Đông.
Syria là nước có nền văn minh lâu đời, từng bị đế quốc Roma, rồi Thổ Nhĩ Kỳ chiếm cứ, sau là thuộc địa của Pháp, được độc lập từ tháng 4 năm 1946. Syria rộng hơn 118 ngàn km2, có 23 triệu dân.
Tháng 11/1970 bộ trưởng quốc phòng Hafez al- Assad làm đảo chính lật đổ tổng thống Amin Hafiz, làm tổng thống gần 30 năm với một đảng Bath duy nhất.
Hafez al-Assad chết tháng 7 năm 2000. Suốt 6 năm trước đó ông ta dùng mọi thủ đoạn thực hiện cha truyền con nối, để cậu con trai Bashar hơn 30 tuổi nối nghiệp làm thống Syria kiêm tổng bí thư đảng Bath. Một thủ đoạn là gây áp lực sửa hiến pháp, quy định tổng thống chỉ cần đủ 34 tuổi chứ không phải 40 tuổi. Một thủ đoạn nữa là ông giao cho Bashar năm 1996 quyền chủ tọa ủy ban bài trừ tham nhũng để hạ bệ những ai sẽ có thể là đối thủ của mình, trong đó có cựu phó tổng thống.
Tháng 7 – 2000 Bashar al-Assad 35 tuổi lên nối ngôi cha - vừa chết bệnh, trong một chế độc đoán và gia đình trị bậc nhất thế giới. Đây cũng là một đại công ty tài phiệt mang tính tư nhân, lũng đoạn và đầu cơ tiêu biểu, tài sản không dưới 20 tỷ đôla. Các bộ quốc phòng, công an, tình báo, chỉ huy quân Cảnh vệ Cộng hòa, các ngân hàng lớn, công ty lớn đều do anh em nội ngoại của vợ chồng Bashar nắm giữ.
Vợ của Bashar là Asma al-Akhras, công dân Anh gốc Syria, năm nay 37 tuổi, kém chồng 10 tuổi, được các siêu thị châu Âu coi là bà lớn tiêu xài sang nhất hành tinh. Tháng 4-2012 Liên minh châu Âu tuyên bố cấm cửa với 6 nhân vật của chính quyền Bashar, trong đó có đích thân ông ta, bị coi là tội phạm sát hại dân thường.
Cả triều đình Bashar đang trong cơn thập tử nhất sinh. 18.000 thường dân chết vì bị đàn áp trong 16 tháng qua là tội ác cuối cùng của một tập đoàn tài phiệt Trung Đông đang ở bước đường cùng. Cuộc nổi dậy bền bỉ của nhân dân Syria cung cấp cho thế giới bài học về giá trị của tự do. Tướng tá, sỹ quan, binh lính không còn trung thành với Bashar khi họ nhân rõ bộ mặt tàn ác tham lam vô độ của ông chủ, lại đang thất thế, và họ bỏ ngũ hàng loạt, nhảy ra khỏi chiếc tàu đang chìm.
Giới chính trị thế giới đang trao đổi để chỉ cho triều đình Bashar một lối thoát gọn gàng, chóng vánh.
Hội đồng Bảo an LHQ đề ra nghị quyết hạn trong 10 ngày Bashar phải rút vũ khí nặng ra khỏi các thành phố có dân nổi dậy. Bashar bắn tin mong được miễn không phải ra một tòa án quốc tế, coi như điều kiện đáp lại. Nhưng Nga và Trung Quốc một mực phủ quyết. Họ bênh bọn tội phạm tàn sát dân? Hay họ tính chuyện kiếm chác ít tiền của phi nghĩa chỉ vì vụ lợi thấp hèn? Hay là họ mong sẽ được đón rước ngài tổng thống và đệ nhất phu nhân châu Phi cực kỳ giàu có với hơn 20 tỷ đôla đồ sộ? Bashar trong cơn bế tắc còn dám vung vũ khí hóa học ra dọa các nước phương Tây. Moscow còn lợi dụng tình hình để bán súng phòng không cho Bashar với giá cao.
Báo chí Hà Nội đăng quá ít tin sốt dẻo về châu Phi và Trung Đông vùng dậy. Mong các blogger trong và ngoài nước sẽ trám vào lỗ hổng này, vì có khối chuyện hay, thú vị và bổ ích cho bà con ta cũng đang là nạn nhân, của độc đoán, tham nhũng, cũng khao khát tự do và công bằng xã hội.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.