Cơ quan trung ương của đảng cộng sản Việt Nam chỉ trích chính phủ Mỹ “nhiều lần phê phán vô lý đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” và kêu gọi chính giới Mỹ thay đổi nhận thức về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Báo Nhân dân điện tử ngày 1/4 nói quan hệ Việt-Mỹ đã có một số tiến triển tích cực kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng quan hệ này bị cản trở vì Hoa Kỳ phê phán, đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam dựa trên “thông tin từ kẻ xấu”.
Viện dẫn những phát biểu gần đây của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động Daniel Baer bài báo nói rằng việc các chính khách Mỹ “đánh giá tiêu cực, phản ánh không trung thực về thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” và xem nhân quyền là điều kiện để phát triển quan hệ song phương là “quan niệm rất vô lý”, “đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại”, “cản trở sự phát triển của Việt Nam, đồng thời tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam”.
Báo Nhân dân nói Hoa Kỳ không nên “nhặt nhạnh tin tức” từ “một số người Mỹ gốc Việt chống cộng cực đoan” mà tác giả bài viết mô tả là “hoang tin, sự xuyên tạc của các thế lực chống đối, thiếu thiện chí và bất mãn” để nhận xét về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Bài báo kêu gọi chính khách Hoa Kỳ nhìn thẳng vào sự thật để công nhận rằng nhân quyền ở Việt Nam là một giá trị phổ quát.
Trước đó, hôm 21/3, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer bày tỏ quan ngại trước Tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ về tình hình tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do thông tin đang xuống dốc tại Việt Nam.
Ông Baer nói việc Hà Nội lạm dụng các điều luật “an ninh quốc gia” để khống chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người dân là “tàn bạo”, đồng thời đưa ra dẫn dụ hàng loạt trường hợp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị truy tố và bỏ tù vì thực hành ôn hòa các nhân quyền căn bản của công dân.
Nhận định của ông Baer được đưa ra giữa lúc các giới chức Hoa Kỳ khẳng định rằng thăng tiến các quyền tự do cá nhân là trọng tâm then chốt trong chính sách của Mỹ tại Châu Á.
Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Daniel Baer nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục nêu các mối quan tâm và khẳng định lập trường mạnh mẽ với Hà Nội về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Nguồn: Nhan Dan, AP
http://www.youtube.com/embed/SU1eFmaG4kU
Báo Nhân dân điện tử ngày 1/4 nói quan hệ Việt-Mỹ đã có một số tiến triển tích cực kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng quan hệ này bị cản trở vì Hoa Kỳ phê phán, đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam dựa trên “thông tin từ kẻ xấu”.
Viện dẫn những phát biểu gần đây của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động Daniel Baer bài báo nói rằng việc các chính khách Mỹ “đánh giá tiêu cực, phản ánh không trung thực về thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” và xem nhân quyền là điều kiện để phát triển quan hệ song phương là “quan niệm rất vô lý”, “đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại”, “cản trở sự phát triển của Việt Nam, đồng thời tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam”.
Bài báo kêu gọi chính khách Hoa Kỳ nhìn thẳng vào sự thật để công nhận rằng nhân quyền ở Việt Nam là một giá trị phổ quát.
Trước đó, hôm 21/3, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer bày tỏ quan ngại trước Tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ về tình hình tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do thông tin đang xuống dốc tại Việt Nam.
Ông Baer nói việc Hà Nội lạm dụng các điều luật “an ninh quốc gia” để khống chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người dân là “tàn bạo”, đồng thời đưa ra dẫn dụ hàng loạt trường hợp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị truy tố và bỏ tù vì thực hành ôn hòa các nhân quyền căn bản của công dân.
Nhận định của ông Baer được đưa ra giữa lúc các giới chức Hoa Kỳ khẳng định rằng thăng tiến các quyền tự do cá nhân là trọng tâm then chốt trong chính sách của Mỹ tại Châu Á.
Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Daniel Baer nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục nêu các mối quan tâm và khẳng định lập trường mạnh mẽ với Hà Nội về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Nguồn: Nhan Dan, AP
http://www.youtube.com/embed/SU1eFmaG4kU