Bảo tàng tưởng niệm Thiên An Môn khai trương ở Hong Kong

A helicopter from the Andalusian Firefighting Service (INFOCA) drops water over scrub land during a forest fire in Los Barrios, near Cadiz. Since July 19 wildfires have ravaged nearly 39,000 hectares of land in Spain, according to the provisional figures from the agriculture ministry.<br /> &nbsp;

HONG KONG — Một viện bảo tàng thường trực kỷ niệm vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989 đã chính thức khai trương tại Hong Kong. Những người tổ chức nói 25 năm sau biến cố này, người dân Trung Quốc cần được biết thêm về những gì đã xảy ra và kêu gọi Bắc Kinh đối mặt với sự kiện lịch sử hoen ố này.

Đây là viện bảo tàng đầu tiên trên thế giới dành tưởng nhớ đến vụ đàn áp tàn bạo được các nhà lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh cách đây 25 năm.

Trong khi việc nhắc tới vụ đàn áp bị cấm tại Hoa lục, các nhà hoạt động và các chính trị gia tại Hong Kong từ lâu kêu gọi Bắc Kinh tiết lộ đầy đủ những gì đã xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.

Ông Lý Trác Nhân, chủ tịch của Liên minh Hong Kong Ủng hộ Phong Trào Dân chủ Ái quốc Trung Quốc, là một trong những người tổ chức. Ông nói việc truyền thông im tiếng làm cho những thế hệ trẻ không hay biết gì.

“Họ rất lúng túng về những gì xảy ra tại Thiên An Môn. Họ nên đến đây để biết về ngày 4 tháng 6. Chúng tôi cũng hy vọng họ có thể mang sự hiểu biết này và tinh thần của phong trào sinh viên về Trung Quốc và đấu tranh cho dân chủ.”

Viện bảo tàng chiếm chưa đến 75 mét vuông trên lầu 5 của một tòa nhà văn phòng tại khu du lịch Tiêm Sa Tứ.

Viện bảo tàng được sắp xếp như một mê cung với những hình ảnh và bài viết về những sự kiện dẫn đến việc đàn áp, khi chính phủ ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân bắn vào những người biểu tình.

Vào năm 1989, ông Trần Thanh Hoa là một đại diện được Hội Sinh viên Hong Kong phái đến để ủng hộ phong trào sinh viên đã biểu tình nhiều tháng liền chống tham nhũng và kêu gọi cải cách chính trị.

Ông nói vào tối ngày 3 tháng 6 ông có mặt tại một trạm y tế gần Quảng trường Thiên An Môn và những điều ông đã chứng kiến khiến ông thảng thốt giận dữ.

“Bắt đầu khoảng 10 giờ rưỡi, 11 giờ đêm, nhiều người được chở đến đây với những vết thương do đạn bắn. Một số người chết khi đến nơi. Chuyện xảy ra bất thình lình nên không ai chuẩn bị cho việc này cả.”

Con số tử vong chính thức không hề được công bố, và ước đoán có từ hàng trăm đến hàng ngàn người chết.

Chính phủ Trung Quốc nói những người biểu tình là phản cách mạng và cho rằng Trung Quốc đã thay đổi kể từ vụ xáo trộn chính trị này.

Bắc Kinh nói những phát triển trong 30 năm qua cho thấy đất nước có được một “kết luận rõ ràng” về những biến cố này.

Lưu Duệ Thiệu là một nhà báo ở Hong Kong. Ông có mặt tại Bắc Kinh trong vụ đàn áp. Ông nói chỉ phát triển kinh tế không thôi sẽ không làm cho Trung Quốc mạnh lên.

“Ngày 4 tháng 6 là một vết thương đối với mọi người dân Trung Quốc. Nếu chúng ta không rút ra bài học từ những gì đã xảy ra, những nỗ lực cho một quốc gia phồn thịnh và khai sáng đều vô ích."

Viện bảo tàng, khai trương vào ngày thứ Bảy, gặp một số chống đối.

Ủy ban những chủ nhân tòa nhà đã cố ngăn chận việc khai trương bằng một cuộc bỏ phiếu trước đây trong tháng, một nỗ lực mà các nhà tổ chức cho rằng do áp lực của nhà cầm quyền đại lục.

Ngày thứ Bảy, những người biểu tình thân Bắc Kinh đứng bên ngoài tòa nhà viện bảo tàng cầm những biểu ngữ cho rằng bạo động là do phong trào sinh viên khơi mào.