Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết có 27 người thiệt mạng trong các vụ bạo loạn tại tỉnh Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, nơi có chia rẽ về sắc tộc.
Đây là vụ bạo loạn tệ hại nhất tại khu vực có nhiều biến động này trong gần 4 năm qua.
Tân Hoa Xã loan tin bạo loạn bắt đầu sáng sớm ngày hôm nay khi những đám đông cầm dao tấn công một trạm cảnh sát, và một địa điểm xây cất tại thị trấn Lỗ Khắc Sấm thuộc quận Sam Sam.
Phúc trình cho biết những người bạo loạn đâm các người khác và đốt xe cảnh sát, giết chết 9 nhân viên an ninh và 8 thường dân trước khi cảnh sát nổ súng và bắn chết 10 nghi can.
Tin cũng nói cảnh sát bắt 3 người gây bạo loạn và đang truy tìm một số người khác.
Tân Hoa Xã không cho biết lý do gây ra vụ bạo loạn và không bình luận về sắc tộc của những người liên hệ.
Tân Cương là nơi thường xảy ra những vụ bạo động sắc tộc giữa người Uighur thiểu số theo Hồi Giáo và người Hán Trung Quốc chiếm đa số.
Nhiều người Uighur đổ lỗi cho bạo động là do những kỳ thị về văn hóa và tôn giáo gây nên bởi làn sóng đông đảo người Hán tràn đến vùng này.
Ông Dolkun Isa, thư ký của Nghị hội Uighur Thế giới nói với Đài VOA là khó xác định chắc chắn điều gì đã xảy ra trong vụ xáo trộn ngày hôm nay vì có sự hiện diện đông đảo của cảnh sát và không khí “thiết quân luật” mà ông nói hiện có tại khu vực này.
Tuy nhiên, ông Isa không tranh luận về việc có tin cho rằng một đám đông người Uighur có thể tấn công vào một trạm cảnh sát. Ông nói thêm là những cuộc tấn công như vậy có thể hiểu được như một sự trả thù.
“Dĩ nhiên, moi người có cảm giác trả thù, Vì cảnh sát luôn luôn hạn chế đời sống hàng ngày của người dân. Cảnh sát không cho phép có khoảng không gian sinh sống bình thường cho người dân. Vì cảnh sát Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc luôn luôn làm gián đoạn đời sống hàng ngày. Họ không có không gian sinh sống.”
Trung Quốc nói đã để cho người Uighur có những tự do rộng rãi, nhưng cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những đe dọa ngày càng tăng của những phần tử khủng bố và cực đoan trong cộng đồng người Uighur muốn thành lập một quốc gia riêng biệt gọi là Đông Turkestan.
Tuy nhiên, những nhà hoạt động Uighur lưu vong như Isa không đồng ý về những cáo buộc như vậy, họ nói rằng Trung Quốc phóng đại những đe dọa để biện minh cho sự hiện diện đông đảo của cảnh sát và theo dõi những định chế Hồi Giáo.
Những vụ đụng độ ngày hôm nay được xem là tệ hại nhất kể từ năm 2009, khi có hơn 200 người thiệt mạng trong những cuộc bạo loạn trong đó những người Uighur nói tiếng Turk đã đụng độ với lực lượng an ninh quốc gia và người Hán.
Hồi tháng Tư, có 21 người thiệt mạng tiếp sau những vụ đụng độ giữa người địa phương và cảnh sát tại khu vực Kashgar có đông người Uighur cư ngụ.
Đây là vụ bạo loạn tệ hại nhất tại khu vực có nhiều biến động này trong gần 4 năm qua.
Tân Hoa Xã loan tin bạo loạn bắt đầu sáng sớm ngày hôm nay khi những đám đông cầm dao tấn công một trạm cảnh sát, và một địa điểm xây cất tại thị trấn Lỗ Khắc Sấm thuộc quận Sam Sam.
Phúc trình cho biết những người bạo loạn đâm các người khác và đốt xe cảnh sát, giết chết 9 nhân viên an ninh và 8 thường dân trước khi cảnh sát nổ súng và bắn chết 10 nghi can.
Tin cũng nói cảnh sát bắt 3 người gây bạo loạn và đang truy tìm một số người khác.
Tân Hoa Xã không cho biết lý do gây ra vụ bạo loạn và không bình luận về sắc tộc của những người liên hệ.
Tân Cương là nơi thường xảy ra những vụ bạo động sắc tộc giữa người Uighur thiểu số theo Hồi Giáo và người Hán Trung Quốc chiếm đa số.
Nhiều người Uighur đổ lỗi cho bạo động là do những kỳ thị về văn hóa và tôn giáo gây nên bởi làn sóng đông đảo người Hán tràn đến vùng này.
Ông Dolkun Isa, thư ký của Nghị hội Uighur Thế giới nói với Đài VOA là khó xác định chắc chắn điều gì đã xảy ra trong vụ xáo trộn ngày hôm nay vì có sự hiện diện đông đảo của cảnh sát và không khí “thiết quân luật” mà ông nói hiện có tại khu vực này.
Tuy nhiên, ông Isa không tranh luận về việc có tin cho rằng một đám đông người Uighur có thể tấn công vào một trạm cảnh sát. Ông nói thêm là những cuộc tấn công như vậy có thể hiểu được như một sự trả thù.
“Dĩ nhiên, moi người có cảm giác trả thù, Vì cảnh sát luôn luôn hạn chế đời sống hàng ngày của người dân. Cảnh sát không cho phép có khoảng không gian sinh sống bình thường cho người dân. Vì cảnh sát Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc luôn luôn làm gián đoạn đời sống hàng ngày. Họ không có không gian sinh sống.”
Trung Quốc nói đã để cho người Uighur có những tự do rộng rãi, nhưng cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những đe dọa ngày càng tăng của những phần tử khủng bố và cực đoan trong cộng đồng người Uighur muốn thành lập một quốc gia riêng biệt gọi là Đông Turkestan.
Tuy nhiên, những nhà hoạt động Uighur lưu vong như Isa không đồng ý về những cáo buộc như vậy, họ nói rằng Trung Quốc phóng đại những đe dọa để biện minh cho sự hiện diện đông đảo của cảnh sát và theo dõi những định chế Hồi Giáo.
Những vụ đụng độ ngày hôm nay được xem là tệ hại nhất kể từ năm 2009, khi có hơn 200 người thiệt mạng trong những cuộc bạo loạn trong đó những người Uighur nói tiếng Turk đã đụng độ với lực lượng an ninh quốc gia và người Hán.
Hồi tháng Tư, có 21 người thiệt mạng tiếp sau những vụ đụng độ giữa người địa phương và cảnh sát tại khu vực Kashgar có đông người Uighur cư ngụ.