Thời gian gần đây, giáo điểm Con Cuông mới thành lập thuộc giáo xứ Quan Lãng, tỉnh Nghệ An, trở thành một điểm nóng, nhất là sau vụ bạo động xô xát giữa các tín đồ Công giáo với cán bộ, dân địa phương hồi đầu tháng 7 vừa qua, với hơn 60 người bị thương.
Phía Công giáo tố cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dàn dựng đưa côn đồ, quân đội, công an tới quấy phá, gây sự, và hành hung giáo dân trong lúc họ đang hành lễ tại một nhà nguyện tại tư gia của một giáo dân.
Ngược lại, chính quyền nói hoạt động tôn giáo trái phép của các giáo dân ở đây khiến quần chúng bức xúc là nguyên nhân xảy ra vụ ẩu đả nghiêm trọng.
Vụ việc này một lần nữa dấy lên quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam là điều mà quốc tế thường xuyên chỉ trích và kêu gọi chính quyền Hà Nội phải cải thiện.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay ghi nhận ý kiến của người trẻ trong nước cả lương lẫn giáo có quan tâm và theo dõi sát diễn tiến vụ việc ở Con Cuông trong cuộc thảo luận với 4 thanh niên tại miền Bắc.
Quang Tâm: Tôi là Tâm thuộc giáo phận Vinh, theo dõi rất sát không chỉ riêng vụ ở Con Cuông mà trước nay tôi cũng có chút kinh nghiệm về các vấn đề này.
Mạnh Tuấn: Tôi đang sống ở thành phố Vinh, Nghệ An, không phải giáo dân, nhưng có theo dõi và biết về vụ ở Con Cuông.
Chiến Thắng: Tôi ở Đô Lương, Nghệ An, giáo dân giáo phận Vinh có theo dõi diễn biến vụ việc ở Con Cuông.
Thế Anh: Tôi là sinh viên ở Hà Nội, chỉ tìm hiểu về vụ việc chứ không phải là người Công giáo.
Trà Mi: Là những người quan tâm và theo dõi sát vụ việc, các bạn có ghi nhận thế nào về những gì xảy ra ở giáo điểm Con Cuông thời gian gần đây?
Quang Tâm: Trước tiên nên nhớ rằng tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho. Trong luật Việt Nam không có điều nào quy định cấm không cho cử hành các nghi tích của người Công giáo. Trong vụ Con Cuông, linh mục và giáo dân chỉ cử hành các nghi tích tôn giáo chứ không phải như chính quyền nói là truyền đạo trái phép. Cái đó hoàn toàn vô lý. Nếu chúng ta theo dõi sát thông tin cả hai chiều cả bên giáo phận Vinh và bên chính quyền, sẽ thấy rõ ràng đây là hành động chụp mũ và đàn áp hết sức dã man của chính quyền.
Mạnh Tuấn: Trong vụ việc ở Con Cuông, tôi ủng hộ bên Công giáo. Qua bạn bè, báo đài, tôi theo dõi rất nhiều về vụ này. Tất nhiên tôi biết nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ trước đó nữa chứ không phải mới bây giờ như vụ nổ mìn hồi năm ngoái ngay tại giáo điểm này. Tôi theo dõi thông tin từ năm ngoái và tôi khẳng định chính quyền sai. Rõ ràng đây có sự đàn áp tôn giáo. Bằng chứng là tất cả hoạt động tôn giáo ở giáo điểm Con Cuông đã bị họ ngăn cản. Qua các video trên mạng ta thấy do những sự cản trở từ chính quyền dẫn tới những chuyện như vụ vừa rồi.
Trà Mi: Bạn có nhắc tới vụ ném mìn vào nhà nguyện của giáo điểm Con Cuông hồi năm ngoái như một dẫn chứng rằng chính quyền có dùng võ lực để đàn áp tôn giáo. Nhưng vì sao bạn cho là nguyên nhân vụ ném mìn có liên quan tới chính quyền?
Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ nếu do thành phần quá khích gây ra mà có dính líu tới mìn thì ở Việt Nam này chắc chắn sẽ bị điều tra, bắt bớ. Nhưng hơn năm nay không thấy việc gì xảy ra, đó là một chuyện vô lý. Thực chất là đảng cộng sản sợ sự đoàn kết, phát triển rộng rãi trong Công giáo nên họ làm những trò như thế để kìm hãm, thế thôi.
Thế Anh: Vụ này em đọc trên báo Nghệ Anh thấy chính quyền Nghệ An có nói nguyên nhân vụ bạo động ở Con Cuông là do giáo dân tụ tập không xin phép tại nhà một giáo dân chứ không phải là ở nhà thờ. Theo họ, như vậy là sai pháp luật. Nếu hành vi này sai pháp luật, chính quyền cũng không có tư cách để đàn áp dã man như vậy. Anh làm sai pháp luật, tôi cũng làm hành vi sai pháp luật để trừng trị lại anh. Đó là sai. Trong vụ này có người bị đánh đến mức vỡ hộp sọ phải nhập viện. Không thể nói vì giáo dân chưa đăng ký tụ tập mà chính quyền có thể dùng võ lực thô bạo như vậy đối với nhân dân của mình. Nếu vụ việc do dân gây ra, chính quyền cũng phải có trách nhiệm vì an ninh và quân đội sinh ra là để giữ gìn an ninh. Khi thấy ẩu đã, mâu thuẫn, chính quyền phải là người can thiệp đầu tiên chứ. Sao lại có thể đổ tội là do những người tranh chấp với nhau gây ra mà chính quyền có thể ngồi im nhìn như vậy. Rất vô lý.
Quang Tâm: Mục đích của nhà cầm quyền là muốn kiểm soát toàn bộ các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể. Đó là thực tế, chúng ta không vu oan cho chính quyền. Trong pháp lệnh tôn giáo quy định các giáo xứ phải đăng ký hoạt động, đó là cái cực kỳ vớ vẩn. Vụ việc ở Con Cuông chẳng qua là một cái cớ để chính quyền triệt hạ tôn giáo. Họ phủ nhận không có điều công an, quân đội tới đàn áp. Chỉ cần đọc lại các bài báo của họ sẽ thấy ban đầu họ nói đó là dân xã Yên Khê bức xúc kéo đến, nhưng sau lại nói đó là cán bộ huyện Con Cuông đến để tuyên truyền, vận động. Có một lệnh khởi tố hình sự về tội ‘gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ’ trong vụ này. Huy động công an, quân đội đến đàn áp người ta dã man như thế, rồi huy động báo chí vu khống, chụp mũ giáo dân, linh mục. Kéo tới nhà người ta đập phá, thậm chí còn đập biểu tượng tôn giáo, rồi lại còn truy tố người ta gây rối trật tự.
Trà Mi: Anh Tâm nói người của chính quyền kéo tới gây rối, nhưng báo nhà nước nói những người gây rối là những tín đồ quá khích…
Quang Tâm: Về chứng cớ, có chị Ngô Thị Thanh, một giáo dân, bị đánh dập sọ não phải cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức. Chỉ cần một chứng cớ đó thôi, chúng ta thấy rằng chả lẽ giáo dân gây sự rồi đi đánh chính giáo dân của mình?
Trà Mi: Thế nhưng chính quyền lại đưa một con số để lập luận ngược lại rằng nếu do chính quyền dùng bạo lực thì vì sao phía chính quyền tới 60 người bị thương trong khi số tín đồ Công giáo số bị ảnh hưởng ít hơn rất nhiều.
Quang Tâm: Các video quay lại cho thấy họ hùng hổ kéo tới, thậm chí còn cắt cửa xông vào gây rối.
Chiến Thắng: Các con số bây giờ cũng không thể kiểm chứng được. Chính quyền đưa con số đó, tôi không thể tin vì ở chính quyền này, tất cả báo chí và tất cả mọi cái đều giả dối quá nhiều rồi. Họ xuyên tạc rất nhiều.
Trà Mi: Vì sao ở giáo điểm này lại xảy ra những vụ lộn xộn lên tới mức báo động như thế trong khi những chỗ khác không đến nỗi? Nếu có người đặt vấn đề là nếu giáo dân ở đây tuân thủ pháp luật, hành lễ đúng nơi, đúng chỗ thì đâu dẫn tới kết cục này, ý kiến các bạn ra sao?
Chiến Thắng: Việc đăng ký, đức Giám mục cũng đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền mà họ còn không cho phép. Giáo dân phải đi tận mấy chục cây số để xuống giáo xứ Quan Lãng tham dự thánh lễ. Vì thế, linh mục mới tạo điều kiện cho giáo dân ở đây như thế.
Trà Mi: Hồi nãy có ý kiến cho rằng tự do tôn giáo, tự do hành đạo là quyền tự do căn bản của con người, và trong tôn giáo có nhiều nghi lễ, không lẽ cứ mỗi nghi lễ lại đi xin phép chính quyền. Đó là điều không thể chấp nhận. Tuy nhiên, chính quyền nói họ quản lý để bảo đảm các sinh hoạt đó được ổn định, nếu không, sẽ dẫn tới những xáo trộn xã hội.
Quang Tâm: Ở đây phải xác định rằng các quyền căn bản đã được quy định rõ trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế. Như kiểu trả lời của Việt Nam về những vụ bắt bớ và đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ rằng nước nào cũng có quy định riêng, phù hợp với phong tục riêng. Đấy chẳng qua là cách ngụy biện, không thể thuyết phục những người có hiểu biết. Về vấn đề tại sao không xảy ra ở đâu mà xảy ra ở Con Cuông, chúng ta biết ngay sau khi đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Vinh, Ngài đã thành lập Ủy ban Công lý-Hòa bình giữa thời điểm rất nhạy cảm ở Việt Nam, với các vụ dân khiếu kiện, chính quyền cướp đất của dân khắp nơi. Thứ hai, sau khi Ngài về giáo phận Vinh, xảy ra một loạt bắt bớ các thanh niên Công giáo đa phần thuộc Vinh. Ủy ban Công lý-Hòa bình đã ra một bức thư nhận định về cách bắt người trái pháp luật của chính quyền, mạnh mẽ chỉ trích rằng một chính quyền chân chính không thể hành động như thế. Đó là một điều rất chướng tai, gai mắt đối với chính quyền Việt Nam. Tóm lại, chính quyền đang còn nghi ngờ ở giáo phận Vinh là khuyến khích, che chở cho những người đấu tranh cho nhân quyền. Chính sự nghi ngờ đó là một nguyên nhân để nhà cầm quyền chọn giáo điểm Con Cuông, giáo phận Vinh để đàn áp dã man.
Trà Mi: Để giải tỏa những sự nghi ngờ anh Tâm vừa nói, có giải pháp nào chăng?
Quang Tâm: Trong Thánh lễ hôm 22/7 vừa rồi khi giáo dân của tất cả các điểm hạt tập trung cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông, đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã nói rất rõ là chúng tôi không mục đích bạo loạn, ép chính quyền phải công nhận, thừa nhận cái này cái kia. Chúng tôi rất tôn trọng pháp luật và rất mong muốn có những cuộc đối thoại tôn trọng lẫn nhau giữa chính quyền với giáo hội. Chúng tôi đấu tranh, lên tiếng không phải cho bản thân chúng tôi, mà cho những anh em đang còn bị bách hại, đang còn bị bất công.
Trà Mi: Chỉ vì hoạt động tôn giáo mà xảy ra những sự việc đáng tiếc như ở giáo điểm Con Cuông, những người trẻ như các bạn có những đề nghị gì giúp giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn hiện nay giữa giáo dân với chính quyền chăng?
Quang Tâm: Là con chiên trong giáo hội, tôi nghĩ rằng chỉ có đối thoại trong tinh thần lẫn nhau mới giải quyết được vấn đề. Chính quyền phải biết rằng Công giáo không muốn thay thế chính quyền để lãnh đạo đất nước này. Quan điểm này được lặp lại rất nhiều lần, nhưng vì sự nghi ngờ của họ nên họ luôn gây những xáo trộn như thế. Và chính quyền đừng có kiểu xảo trá, ném đá dấu tay, vừa ăn cắp vừa la làng dần dần làm mất lòng tin của người dân.
Trà Mi: Đó là nguyện vọng đề xuất của một giáo dân. Còn phía lương dân, Tuấn có ý kiến ra sao?
Mạnh Tuấn: Để tránh những vụ tương tự có thể xảy ra trong tương lai, tùy vào thái độ của chính quyền có thật sự muốn như thế hay không. Bây giờ chính quyền chỉ cần làm đúng theo Công ước Liên hiệp quốc về nhân quyền, về tự do tôn giáo, tự do báo chí, thì sẽ giải tỏa được tất cả mọi vấn đề. Nhưng ở đây do mục đích của chính quyền là muốn bóp nghẹt tôn giáo. Mấu chốt vấn đề nằm ở đó. Cho nên, để tránh trường hợp thế này không xảy ra trong tương lai là rất khó.
Trà Mi: Cảm ơn anh. Ở đây còn một người ngoại đạo nữa là Thế Anh. Ý kiến của bạn ra sao?
Thế Anh: Tôi có thêm một góp ý nhỏ rằng muốn sự việc đó không tái diễn thì nhà nước phải tạo điều kiện cho linh mục và giáo dân cử hành Thánh lễ. Nhưng qua các sự việc đã xảy ra, ta thấy chính quyền luôn gây khó khăn cho giáo dân và linh mục. Cho nên, nguyên nhân sâu xa ở đây là do chính quyền.
Trà Mi: Các bạn khác, các bạn nghiệm ra điều gì và có mong muốn thế nào từ vụ việc ở Con Cuông?
Chiến Thắng: Chính quyền hãy làm đúng pháp luật trước khi yêu cầu dân hay giáo dân thực thi theo pháp luật.
Thế Anh: Chính quyền phải tôn trọng dân. Họ nói được thì phải làm được.
Quang Tâm: Tôi mong muốn rằng chính quyền nên phân biệt được đâu là quyền căn bản của người dân, để dân nói lên chính kiến và thực thi quyền của mình. Yêu cầu chính quyền cứ làm theo những gì mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định và làm theo công ước với quốc tế.
Trà Mi: Vừa rồi là mong muốn của các bạn gửi gắm qua chương trình. Nếu có một người trẻ muốn nhắn gửi với các bạn rằng mong là giáo dân cũng tuân thủ pháp luật, chỉ hoạt động tôn giáo ở những địa điểm được cho phép và chỉ hoạt động khi đã đăng ký và được cho phép để đảm bảo ổn định, trật tự xã hội. Các bạn sẽ hồi đáp thế nào?
Chiến Thắng: Bên giáo dân đã xin đăng ký theo pháp luật nhưng bị chính quyền cố tình làm chậm đi hoặc cố tình cản trở mới dẫn tới vấn đề này, chứ không phải là người ta không xin phép. Những người chỉ nghe một chiều không nắm được vấn đề mới nghĩ là do giáo dân sai. Xin phép mà anh không cấp, không cho, cố tình cản trở thì bắt buộc người ta phải thực hiện thôi.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho buổi thảo luận hôm nay.
Qúy thính giả muốn chia sẻ quan điểm về đề tài này, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com
Phía Công giáo tố cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dàn dựng đưa côn đồ, quân đội, công an tới quấy phá, gây sự, và hành hung giáo dân trong lúc họ đang hành lễ tại một nhà nguyện tại tư gia của một giáo dân.
Ngược lại, chính quyền nói hoạt động tôn giáo trái phép của các giáo dân ở đây khiến quần chúng bức xúc là nguyên nhân xảy ra vụ ẩu đả nghiêm trọng.
Vụ việc này một lần nữa dấy lên quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam là điều mà quốc tế thường xuyên chỉ trích và kêu gọi chính quyền Hà Nội phải cải thiện.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay ghi nhận ý kiến của người trẻ trong nước cả lương lẫn giáo có quan tâm và theo dõi sát diễn tiến vụ việc ở Con Cuông trong cuộc thảo luận với 4 thanh niên tại miền Bắc.
Quang Tâm: Tôi là Tâm thuộc giáo phận Vinh, theo dõi rất sát không chỉ riêng vụ ở Con Cuông mà trước nay tôi cũng có chút kinh nghiệm về các vấn đề này.
Mạnh Tuấn: Tôi đang sống ở thành phố Vinh, Nghệ An, không phải giáo dân, nhưng có theo dõi và biết về vụ ở Con Cuông.
Chiến Thắng: Tôi ở Đô Lương, Nghệ An, giáo dân giáo phận Vinh có theo dõi diễn biến vụ việc ở Con Cuông.
Thế Anh: Tôi là sinh viên ở Hà Nội, chỉ tìm hiểu về vụ việc chứ không phải là người Công giáo.
Trà Mi: Là những người quan tâm và theo dõi sát vụ việc, các bạn có ghi nhận thế nào về những gì xảy ra ở giáo điểm Con Cuông thời gian gần đây?
Quang Tâm: Trước tiên nên nhớ rằng tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho. Trong luật Việt Nam không có điều nào quy định cấm không cho cử hành các nghi tích của người Công giáo. Trong vụ Con Cuông, linh mục và giáo dân chỉ cử hành các nghi tích tôn giáo chứ không phải như chính quyền nói là truyền đạo trái phép. Cái đó hoàn toàn vô lý. Nếu chúng ta theo dõi sát thông tin cả hai chiều cả bên giáo phận Vinh và bên chính quyền, sẽ thấy rõ ràng đây là hành động chụp mũ và đàn áp hết sức dã man của chính quyền.
Mạnh Tuấn: Trong vụ việc ở Con Cuông, tôi ủng hộ bên Công giáo. Qua bạn bè, báo đài, tôi theo dõi rất nhiều về vụ này. Tất nhiên tôi biết nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ trước đó nữa chứ không phải mới bây giờ như vụ nổ mìn hồi năm ngoái ngay tại giáo điểm này. Tôi theo dõi thông tin từ năm ngoái và tôi khẳng định chính quyền sai. Rõ ràng đây có sự đàn áp tôn giáo. Bằng chứng là tất cả hoạt động tôn giáo ở giáo điểm Con Cuông đã bị họ ngăn cản. Qua các video trên mạng ta thấy do những sự cản trở từ chính quyền dẫn tới những chuyện như vụ vừa rồi.
Trà Mi: Bạn có nhắc tới vụ ném mìn vào nhà nguyện của giáo điểm Con Cuông hồi năm ngoái như một dẫn chứng rằng chính quyền có dùng võ lực để đàn áp tôn giáo. Nhưng vì sao bạn cho là nguyên nhân vụ ném mìn có liên quan tới chính quyền?
Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ nếu do thành phần quá khích gây ra mà có dính líu tới mìn thì ở Việt Nam này chắc chắn sẽ bị điều tra, bắt bớ. Nhưng hơn năm nay không thấy việc gì xảy ra, đó là một chuyện vô lý. Thực chất là đảng cộng sản sợ sự đoàn kết, phát triển rộng rãi trong Công giáo nên họ làm những trò như thế để kìm hãm, thế thôi.
Thế Anh: Vụ này em đọc trên báo Nghệ Anh thấy chính quyền Nghệ An có nói nguyên nhân vụ bạo động ở Con Cuông là do giáo dân tụ tập không xin phép tại nhà một giáo dân chứ không phải là ở nhà thờ. Theo họ, như vậy là sai pháp luật. Nếu hành vi này sai pháp luật, chính quyền cũng không có tư cách để đàn áp dã man như vậy. Anh làm sai pháp luật, tôi cũng làm hành vi sai pháp luật để trừng trị lại anh. Đó là sai. Trong vụ này có người bị đánh đến mức vỡ hộp sọ phải nhập viện. Không thể nói vì giáo dân chưa đăng ký tụ tập mà chính quyền có thể dùng võ lực thô bạo như vậy đối với nhân dân của mình. Nếu vụ việc do dân gây ra, chính quyền cũng phải có trách nhiệm vì an ninh và quân đội sinh ra là để giữ gìn an ninh. Khi thấy ẩu đã, mâu thuẫn, chính quyền phải là người can thiệp đầu tiên chứ. Sao lại có thể đổ tội là do những người tranh chấp với nhau gây ra mà chính quyền có thể ngồi im nhìn như vậy. Rất vô lý.
Trà Mi: Anh Tâm nói người của chính quyền kéo tới gây rối, nhưng báo nhà nước nói những người gây rối là những tín đồ quá khích…
Quang Tâm: Về chứng cớ, có chị Ngô Thị Thanh, một giáo dân, bị đánh dập sọ não phải cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức. Chỉ cần một chứng cớ đó thôi, chúng ta thấy rằng chả lẽ giáo dân gây sự rồi đi đánh chính giáo dân của mình?
Trà Mi: Thế nhưng chính quyền lại đưa một con số để lập luận ngược lại rằng nếu do chính quyền dùng bạo lực thì vì sao phía chính quyền tới 60 người bị thương trong khi số tín đồ Công giáo số bị ảnh hưởng ít hơn rất nhiều.
Quang Tâm: Các video quay lại cho thấy họ hùng hổ kéo tới, thậm chí còn cắt cửa xông vào gây rối.
Chiến Thắng: Các con số bây giờ cũng không thể kiểm chứng được. Chính quyền đưa con số đó, tôi không thể tin vì ở chính quyền này, tất cả báo chí và tất cả mọi cái đều giả dối quá nhiều rồi. Họ xuyên tạc rất nhiều.
Trà Mi: Vì sao ở giáo điểm này lại xảy ra những vụ lộn xộn lên tới mức báo động như thế trong khi những chỗ khác không đến nỗi? Nếu có người đặt vấn đề là nếu giáo dân ở đây tuân thủ pháp luật, hành lễ đúng nơi, đúng chỗ thì đâu dẫn tới kết cục này, ý kiến các bạn ra sao?
Chiến Thắng: Việc đăng ký, đức Giám mục cũng đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền mà họ còn không cho phép. Giáo dân phải đi tận mấy chục cây số để xuống giáo xứ Quan Lãng tham dự thánh lễ. Vì thế, linh mục mới tạo điều kiện cho giáo dân ở đây như thế.
Trà Mi: Hồi nãy có ý kiến cho rằng tự do tôn giáo, tự do hành đạo là quyền tự do căn bản của con người, và trong tôn giáo có nhiều nghi lễ, không lẽ cứ mỗi nghi lễ lại đi xin phép chính quyền. Đó là điều không thể chấp nhận. Tuy nhiên, chính quyền nói họ quản lý để bảo đảm các sinh hoạt đó được ổn định, nếu không, sẽ dẫn tới những xáo trộn xã hội.
Quang Tâm: Ở đây phải xác định rằng các quyền căn bản đã được quy định rõ trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế. Như kiểu trả lời của Việt Nam về những vụ bắt bớ và đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ rằng nước nào cũng có quy định riêng, phù hợp với phong tục riêng. Đấy chẳng qua là cách ngụy biện, không thể thuyết phục những người có hiểu biết. Về vấn đề tại sao không xảy ra ở đâu mà xảy ra ở Con Cuông, chúng ta biết ngay sau khi đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Vinh, Ngài đã thành lập Ủy ban Công lý-Hòa bình giữa thời điểm rất nhạy cảm ở Việt Nam, với các vụ dân khiếu kiện, chính quyền cướp đất của dân khắp nơi. Thứ hai, sau khi Ngài về giáo phận Vinh, xảy ra một loạt bắt bớ các thanh niên Công giáo đa phần thuộc Vinh. Ủy ban Công lý-Hòa bình đã ra một bức thư nhận định về cách bắt người trái pháp luật của chính quyền, mạnh mẽ chỉ trích rằng một chính quyền chân chính không thể hành động như thế. Đó là một điều rất chướng tai, gai mắt đối với chính quyền Việt Nam. Tóm lại, chính quyền đang còn nghi ngờ ở giáo phận Vinh là khuyến khích, che chở cho những người đấu tranh cho nhân quyền. Chính sự nghi ngờ đó là một nguyên nhân để nhà cầm quyền chọn giáo điểm Con Cuông, giáo phận Vinh để đàn áp dã man.
Trà Mi: Để giải tỏa những sự nghi ngờ anh Tâm vừa nói, có giải pháp nào chăng?
Quang Tâm: Trong Thánh lễ hôm 22/7 vừa rồi khi giáo dân của tất cả các điểm hạt tập trung cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông, đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã nói rất rõ là chúng tôi không mục đích bạo loạn, ép chính quyền phải công nhận, thừa nhận cái này cái kia. Chúng tôi rất tôn trọng pháp luật và rất mong muốn có những cuộc đối thoại tôn trọng lẫn nhau giữa chính quyền với giáo hội. Chúng tôi đấu tranh, lên tiếng không phải cho bản thân chúng tôi, mà cho những anh em đang còn bị bách hại, đang còn bị bất công.
Trà Mi: Chỉ vì hoạt động tôn giáo mà xảy ra những sự việc đáng tiếc như ở giáo điểm Con Cuông, những người trẻ như các bạn có những đề nghị gì giúp giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn hiện nay giữa giáo dân với chính quyền chăng?
Quang Tâm: Là con chiên trong giáo hội, tôi nghĩ rằng chỉ có đối thoại trong tinh thần lẫn nhau mới giải quyết được vấn đề. Chính quyền phải biết rằng Công giáo không muốn thay thế chính quyền để lãnh đạo đất nước này. Quan điểm này được lặp lại rất nhiều lần, nhưng vì sự nghi ngờ của họ nên họ luôn gây những xáo trộn như thế. Và chính quyền đừng có kiểu xảo trá, ném đá dấu tay, vừa ăn cắp vừa la làng dần dần làm mất lòng tin của người dân.
Trà Mi: Đó là nguyện vọng đề xuất của một giáo dân. Còn phía lương dân, Tuấn có ý kiến ra sao?
Mạnh Tuấn: Để tránh những vụ tương tự có thể xảy ra trong tương lai, tùy vào thái độ của chính quyền có thật sự muốn như thế hay không. Bây giờ chính quyền chỉ cần làm đúng theo Công ước Liên hiệp quốc về nhân quyền, về tự do tôn giáo, tự do báo chí, thì sẽ giải tỏa được tất cả mọi vấn đề. Nhưng ở đây do mục đích của chính quyền là muốn bóp nghẹt tôn giáo. Mấu chốt vấn đề nằm ở đó. Cho nên, để tránh trường hợp thế này không xảy ra trong tương lai là rất khó.
Trà Mi: Cảm ơn anh. Ở đây còn một người ngoại đạo nữa là Thế Anh. Ý kiến của bạn ra sao?
Thế Anh: Tôi có thêm một góp ý nhỏ rằng muốn sự việc đó không tái diễn thì nhà nước phải tạo điều kiện cho linh mục và giáo dân cử hành Thánh lễ. Nhưng qua các sự việc đã xảy ra, ta thấy chính quyền luôn gây khó khăn cho giáo dân và linh mục. Cho nên, nguyên nhân sâu xa ở đây là do chính quyền.
Trà Mi: Các bạn khác, các bạn nghiệm ra điều gì và có mong muốn thế nào từ vụ việc ở Con Cuông?
Chiến Thắng: Chính quyền hãy làm đúng pháp luật trước khi yêu cầu dân hay giáo dân thực thi theo pháp luật.
Thế Anh: Chính quyền phải tôn trọng dân. Họ nói được thì phải làm được.
Quang Tâm: Tôi mong muốn rằng chính quyền nên phân biệt được đâu là quyền căn bản của người dân, để dân nói lên chính kiến và thực thi quyền của mình. Yêu cầu chính quyền cứ làm theo những gì mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định và làm theo công ước với quốc tế.
Trà Mi: Vừa rồi là mong muốn của các bạn gửi gắm qua chương trình. Nếu có một người trẻ muốn nhắn gửi với các bạn rằng mong là giáo dân cũng tuân thủ pháp luật, chỉ hoạt động tôn giáo ở những địa điểm được cho phép và chỉ hoạt động khi đã đăng ký và được cho phép để đảm bảo ổn định, trật tự xã hội. Các bạn sẽ hồi đáp thế nào?
Chiến Thắng: Bên giáo dân đã xin đăng ký theo pháp luật nhưng bị chính quyền cố tình làm chậm đi hoặc cố tình cản trở mới dẫn tới vấn đề này, chứ không phải là người ta không xin phép. Những người chỉ nghe một chiều không nắm được vấn đề mới nghĩ là do giáo dân sai. Xin phép mà anh không cấp, không cho, cố tình cản trở thì bắt buộc người ta phải thực hiện thôi.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho buổi thảo luận hôm nay.
Qúy thính giả muốn chia sẻ quan điểm về đề tài này, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com