ISLAMABAD —
Pakistan với thành phần đa số người Sunni đã chứng kiến một sự gia tăng chưa từng thấy về các vụ bạo động giáo phái trong năm nay, với ít nhất 375 người thiểu số Hồi giáo Shia bị giết hại khắp nước. Những người chỉ trích chính phủ nói rằng tình trạng xung đột tàn bạo có phần chắc sẽ còn gia tăng nếu giới hữu trách không tiến hành thêm các biện pháp chính quyền địa phương và trừng phạt những kẻ thực hiện những vụ tấn công giáo phái. Từ Islamabad, thông tín viên VOA Ayaz Gul gửi về bài tường thuật sau đây.
Ðổ máu vì lý do giáo phái ở Pakistan đã lên đến cao điểm vào thập niên 1990, và bạo động đã lắng xuống sau khi nước này tham gia liên minh do Hoa kỳ lãnh đạo cách đây 10 năm để chống lại các tổ chức khủng bố và cực đoan.
Dưới áp lực của Hoa Kỳ và các đồng minh khác, Pakistan đã cấm nhiều tổ chức chủ chiến Shia và Sunni hoạt động vì có liên hệ với al-Qaida và các phần tử cực đoan Taliban chống lại lực luợng liên minh ở Afghanistan.
Nhưng bạo động giáo phái lại trở lại trong năm nay với những vụ tấn công nhắm mục tiêu vào người Hồi giáo Shia. Các số liệu chính thức cho thấy kể từ đầu năm 2012, có ít nhất 134 người đã thiệt mạng trong những vụ tấn công giáo phái ở Baluchistan, phần lớn tại thủ phủ Quetta trong tỉnh.
Gần như tất cả những người bị giết hại đều là người Hồi giáo Shia và đa số những người đó la thành viên của cộng đồng Hazara, một khối dân người Shia nói tiếng Ba Tư đã di cư qua Pakistan từ lân quốc Afghanistan cách đây hơn 1 thế kỷ.
Những người lãnh đạo cộng đồng nói rằng cảm giác bất an ngày càng tăng đã buộc những người trẻ tuổi ở Hazara quay ra dựa vào những tay buôn người để tìm cách đến những nước như Australia bằng cách chấp nhận một cuộc hành trình nguy hiểm và tốn kém băng qua Ấn Ðộ Dương.
Ông Abdul Khaliq Hazara, một nhà hoạt động kỳ cựu của người Hazara ở Quetta, nói rằng cuộc hành trình trên những con thuyền nhỏ bé đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và những người sống sót đã rơi vào các nhà tù ở nước ngoài. Ông nói các vụ tấn công giáo phái đã trở thành lệ thường ở thành phố nhưng giới hữu trách cho đến nay chưa bắt giữ một người nào.
Ông Hazara nói: “Chính phủ Pakistan và các cơ quan thi hành công lực không truy lùng những kẻ tấn công. Và họ công khai tự tung tự tác và sau đó chúng tôi không biết họ biến đâu mất hoặc đi đâu. Ðó là lý do vì sao tôi nghĩ rằng người Hazara muốn dời cư hơn. Nhiều người đã di dư vì đời sống, vì việc học hành, vì công việc làm ăn, vì tài sản của họ không an toàn.”
Những người lãnh đạo Hồi giáo Shia ở Pakistan đổ lỗi cho các nhóm chủ chiến Sunni bị đặt ra ngoài vòng pháp luật như Lashkar-e-Jhangvi là thủ phạm những vụ tấn công. Một số nhóm này bị cáo buộc là có liên hệ với các phần tử nằm trong các mạng lưới gián điệp của nước này, một lời cáo buộc mà giới hữu trách Pakistan cực lực phủ nhận.
Bộ trưởng Nội vụ của tỉnh, ông Akbar Hussain Durrani nói với đài VOA rằng trong mấy tuần lễ vừa qua, chính quyền đã tăng cường an ninh cho cộng đồng Hazara ở Quetta và vùng lân cận và đã bố trí một lực lượng an ninh “tận tâm” để chống lại các vụ tấn công giáo phái. Ông tin rằng các biện pháp này sẽ làm nản chí khối người Shia muốn dời cư ra khỏi Baluchistan.
Ông Durrani nói: “Sau khi tiến hành các biện pháp này, mức tin tưởng của cộng đồng sẽ được cải thiện và hình thức dời cư như thế sẽ được ngăn chặn.”
Mặc dầu đã có những căng thẳng giáo phái từ lâu giữa người Hồi giáo Sunni và Shia, nhiều người cho rằng xuất xứ của tình trạng rối ren hiện này bắt đầu từ thập niên 1980, khi nhà độc tài quân phiệt lúc đó là Tướng Zia ul-Haq bắt đầu quảng bá chủ nghĩa tôn giáo để xoa dịu các lực lượng Hồi giáo trong nước.
Bà Christine Amjad Ali là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Cơ đốc giáo ở Rawalpindi, Pakistan, một tổ chức hoạt động cho quyền của các khối thiểu số và phục vụ cho sự hài hòa giữa các tôn giáo.
Bà Amjad cho biết: “Sự Hồi giáo hóa, tất cả mọi thứ xảy ra dưới thời ông Zia ul-Haq, đã trở thành một phần của tâm lý trong nước rằng có sự loại trừ bất cứ ai không phải là Hồi giáo vào lúc đó, hay tôi có thể nói là thậm chí cả một sự thu hẹp định nghĩa của người Hồi giáo. Do đó, những người Shia cũng bị tấn công, và một thế hệ lớn lên được dậy rằng thực ra người Hồi giáo mới là những người đáng kể duy nhất và lý thuyết này đang bắt đầu có tác động.”
Một cuộc thăm dò quốc tế mới đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy rằng 50% người Sunni ở Pakistan tin rằng người Shia không phải là người Hồi giáo.
Trong khi đó, cảnh sát và các tòa án Pakistan đã bị đả kích vì không có khả năng bắt giữ và truy tố một cách hữu hiệu các nhóm chủ chiến. Một số nhóm chủ chiến hoạt động thả dàn ở các vùng nông thôn trong nước và các tòa án Pakistan có thành tích tha bổng hơn 70% trong số các vụ án.
Cựu bộ trưởng nội vụ Pakistan Moinuddin Hadier nói Pakistan cấp thiết phải đưa ra các cải cách trong hệ thống pháp lý tội phạm của họ.
Ông Hadier nói: “Các tình trạng như thế này, hiện đang lan tràn ở Pakistan, nơi các vị thẩm phán sợ hãi, nơi cảnh sát không điều tra nội vụ một cách đúng đắn vì sợ bị trả thù dưới tay các phần tử khủng bố và ban công tố cũng không dám đưa ra lập luận cứng rắn mặc dù họ biết những kẻ có can dự vào khủng bố.”
Các chuyên gia pháp lý ở Pakistan nói kiểm soát vấn đề sẽ có nghĩa là bít các kẽ hở trong các luật lệ chống khủng bố hiện hành, và ngăn chặn việc giết hại các nhân chứng, các quan tòa, các công tố viên và giới chức cảnh sát điều tra các tội ác có liên quan đến giáo phái.
Ðổ máu vì lý do giáo phái ở Pakistan đã lên đến cao điểm vào thập niên 1990, và bạo động đã lắng xuống sau khi nước này tham gia liên minh do Hoa kỳ lãnh đạo cách đây 10 năm để chống lại các tổ chức khủng bố và cực đoan.
Dưới áp lực của Hoa Kỳ và các đồng minh khác, Pakistan đã cấm nhiều tổ chức chủ chiến Shia và Sunni hoạt động vì có liên hệ với al-Qaida và các phần tử cực đoan Taliban chống lại lực luợng liên minh ở Afghanistan.
Nhưng bạo động giáo phái lại trở lại trong năm nay với những vụ tấn công nhắm mục tiêu vào người Hồi giáo Shia. Các số liệu chính thức cho thấy kể từ đầu năm 2012, có ít nhất 134 người đã thiệt mạng trong những vụ tấn công giáo phái ở Baluchistan, phần lớn tại thủ phủ Quetta trong tỉnh.
Gần như tất cả những người bị giết hại đều là người Hồi giáo Shia và đa số những người đó la thành viên của cộng đồng Hazara, một khối dân người Shia nói tiếng Ba Tư đã di cư qua Pakistan từ lân quốc Afghanistan cách đây hơn 1 thế kỷ.
Những người lãnh đạo cộng đồng nói rằng cảm giác bất an ngày càng tăng đã buộc những người trẻ tuổi ở Hazara quay ra dựa vào những tay buôn người để tìm cách đến những nước như Australia bằng cách chấp nhận một cuộc hành trình nguy hiểm và tốn kém băng qua Ấn Ðộ Dương.
Ông Abdul Khaliq Hazara, một nhà hoạt động kỳ cựu của người Hazara ở Quetta, nói rằng cuộc hành trình trên những con thuyền nhỏ bé đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và những người sống sót đã rơi vào các nhà tù ở nước ngoài. Ông nói các vụ tấn công giáo phái đã trở thành lệ thường ở thành phố nhưng giới hữu trách cho đến nay chưa bắt giữ một người nào.
Những người lãnh đạo Hồi giáo Shia ở Pakistan đổ lỗi cho các nhóm chủ chiến Sunni bị đặt ra ngoài vòng pháp luật như Lashkar-e-Jhangvi là thủ phạm những vụ tấn công. Một số nhóm này bị cáo buộc là có liên hệ với các phần tử nằm trong các mạng lưới gián điệp của nước này, một lời cáo buộc mà giới hữu trách Pakistan cực lực phủ nhận.
Bộ trưởng Nội vụ của tỉnh, ông Akbar Hussain Durrani nói với đài VOA rằng trong mấy tuần lễ vừa qua, chính quyền đã tăng cường an ninh cho cộng đồng Hazara ở Quetta và vùng lân cận và đã bố trí một lực lượng an ninh “tận tâm” để chống lại các vụ tấn công giáo phái. Ông tin rằng các biện pháp này sẽ làm nản chí khối người Shia muốn dời cư ra khỏi Baluchistan.
Ông Durrani nói: “Sau khi tiến hành các biện pháp này, mức tin tưởng của cộng đồng sẽ được cải thiện và hình thức dời cư như thế sẽ được ngăn chặn.”
Mặc dầu đã có những căng thẳng giáo phái từ lâu giữa người Hồi giáo Sunni và Shia, nhiều người cho rằng xuất xứ của tình trạng rối ren hiện này bắt đầu từ thập niên 1980, khi nhà độc tài quân phiệt lúc đó là Tướng Zia ul-Haq bắt đầu quảng bá chủ nghĩa tôn giáo để xoa dịu các lực lượng Hồi giáo trong nước.
Bà Christine Amjad Ali là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Cơ đốc giáo ở Rawalpindi, Pakistan, một tổ chức hoạt động cho quyền của các khối thiểu số và phục vụ cho sự hài hòa giữa các tôn giáo.
Bà Amjad cho biết: “Sự Hồi giáo hóa, tất cả mọi thứ xảy ra dưới thời ông Zia ul-Haq, đã trở thành một phần của tâm lý trong nước rằng có sự loại trừ bất cứ ai không phải là Hồi giáo vào lúc đó, hay tôi có thể nói là thậm chí cả một sự thu hẹp định nghĩa của người Hồi giáo. Do đó, những người Shia cũng bị tấn công, và một thế hệ lớn lên được dậy rằng thực ra người Hồi giáo mới là những người đáng kể duy nhất và lý thuyết này đang bắt đầu có tác động.”
Trong khi đó, cảnh sát và các tòa án Pakistan đã bị đả kích vì không có khả năng bắt giữ và truy tố một cách hữu hiệu các nhóm chủ chiến. Một số nhóm chủ chiến hoạt động thả dàn ở các vùng nông thôn trong nước và các tòa án Pakistan có thành tích tha bổng hơn 70% trong số các vụ án.
Cựu bộ trưởng nội vụ Pakistan Moinuddin Hadier nói Pakistan cấp thiết phải đưa ra các cải cách trong hệ thống pháp lý tội phạm của họ.
Ông Hadier nói: “Các tình trạng như thế này, hiện đang lan tràn ở Pakistan, nơi các vị thẩm phán sợ hãi, nơi cảnh sát không điều tra nội vụ một cách đúng đắn vì sợ bị trả thù dưới tay các phần tử khủng bố và ban công tố cũng không dám đưa ra lập luận cứng rắn mặc dù họ biết những kẻ có can dự vào khủng bố.”
Các chuyên gia pháp lý ở Pakistan nói kiểm soát vấn đề sẽ có nghĩa là bít các kẽ hở trong các luật lệ chống khủng bố hiện hành, và ngăn chặn việc giết hại các nhân chứng, các quan tòa, các công tố viên và giới chức cảnh sát điều tra các tội ác có liên quan đến giáo phái.