SEOUL —
Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên, trên không phận Nhật Bản trong khuôn khổ vụ “phóng vệ tinh” thất bại.
Tháng 9, 1999: Cam kết ngưng các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa trong khi cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt lệnh cấm thử nghiệm phi đạn, đổ lỗi cho chính sách “thù địch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm 7 phi đạn đạn đạo, trong đó có phi đạn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Nghị quyết 1965, yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
6 tháng 10, 2006: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1718 y êu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa, rơi xuống Thái Bình Dương. Tuyên bố là thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài.
Tháng 5, 2009: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ nhì dưới mặt đất.
Tháng 6, 2009: Loan báo lệnh cấm các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, bị nổ tung ngay sau khi cất cánh. Thừa nhận thất bại.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công.
Bắc Triều Tiên vừa thực hiện vụ phóng mà Bình Nhưỡng gọi là mang tính cách tiên phong và hoà bình để đưa một vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo, bất chấp những cảnh báo của Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài VOA tường trình rằng sự kiện này bị phần lớn thế giới xem là một hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc đã nhanh chóng lên án vụ phóng hỏa tiễn vào sáng thứ Tư.
Các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Bắc Triều Tiên đã triệu tập các cuộc họp an ninh quốc gia khẩn cấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Kim Sung-hwan, chỉ trích Bình Nhưỡng đã làm ngơ những cảnh báo liên tục, và những yêu cầu hủy bỏ vụ phóng hỏa tiễn.
Ngoại trưởng Kim nói rằng hành động này càng khiến cho Bắc Triều Tiên bị cộng đồng quốc tế cô lập hơn nữa và thay vì dùng nguồn tiền tài khổng lồ đổ vào việc phát triển phi đạn và hạt nhân, Bình Nhưỡng nên dùng vào việc “cải thiện đời sống cùng cực của người dân nước họ.”
Tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên là đáng tiếc và hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Thủ tướng Noda nói ông kêu gọi công chúng giữ bình tĩnh, và ông bảo đảm với nhân dân Nhật rằng chính phủ ông sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế để có một phản ứng nghiêm khắc.
Các giới chức Nhật Bản cho hay không có khẩu đội chống phi đạn nào của Nhật, vốn được khai triển để đánh chặn vụ phóng, được khai hỏa để bắn hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, và không có mãnh vỡ nào rớt vào lãnh thổ của Nhật.
Một tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng “trong bối cảnh của mối đe dọa hiện nay đối với an ninh khu vực, Hoa Kỳ sẽ củng cố và gia tăng công cuộc “phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác.”
Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ nói rằng “những dấu hiệu ban đầu cho thấy hỏa tiễn đã khai triển một vật thể dường như đã vào được quỹ đạo.”
Trong một chương trình truyền hình đặc biệt vào giờ trưa, Bắc Triều Tiên đã ca ngợi vụ phóng hỏa tiễn thành công từ Trung tâm Không gian Sohae.
Xướng ngôn viên truyền hình, mặc quốc phục truyền thống màu hồng, nói rằng vệ tinh Kwangmyongsong-3 được đặt vào quỹ đạo sau khi được hỏa tiễn Unha-3 phóng vào không gian.
Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên sau đó đưa thêm chi tiết rằng vệ tinh đang bay trong quỹ đạo cách mặt đất từ khoảng 500 đến 584 kilômét, góp thành tích đánh dấu kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của lãnh tụ lập quốc Kim Il Sung.
Bắc Triều Tiên bị các nghị quyết của Liên hiệp quốc trước đó cấm tiến hành những vụ phóng hỏa tiễn như vậy vì công nghệ đó có thể được dùng cho phi đạn đạn đạo.
Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon gọi vụ phóng hỏa tiễn này là một hành động rõ ràng vi phạm các nghị quyết đó, và nói rằng ông lo ngại hành động gây hấn này sẽ gây ra các hậu quả tiêu cực cho “hòa bình và ổn định của khu vực.”
Chương trình hỏa tiễn, phi đạn của Bắc Triều Tiên
Chương trình hỏa tiễn, phi đạn của Bắc Triều TiênTháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên, trên không phận Nhật Bản trong khuôn khổ vụ “phóng vệ tinh” thất bại.
Tháng 9, 1999: Cam kết ngưng các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa trong khi cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt lệnh cấm thử nghiệm phi đạn, đổ lỗi cho chính sách “thù địch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm 7 phi đạn đạn đạo, trong đó có phi đạn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Nghị quyết 1965, yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
6 tháng 10, 2006: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1718 y êu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa, rơi xuống Thái Bình Dương. Tuyên bố là thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài.
Tháng 5, 2009: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ nhì dưới mặt đất.
Tháng 6, 2009: Loan báo lệnh cấm các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, bị nổ tung ngay sau khi cất cánh. Thừa nhận thất bại.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công.
Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc đã nhanh chóng lên án vụ phóng hỏa tiễn vào sáng thứ Tư.
Các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Bắc Triều Tiên đã triệu tập các cuộc họp an ninh quốc gia khẩn cấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Kim Sung-hwan, chỉ trích Bình Nhưỡng đã làm ngơ những cảnh báo liên tục, và những yêu cầu hủy bỏ vụ phóng hỏa tiễn.
Ngoại trưởng Kim nói rằng hành động này càng khiến cho Bắc Triều Tiên bị cộng đồng quốc tế cô lập hơn nữa và thay vì dùng nguồn tiền tài khổng lồ đổ vào việc phát triển phi đạn và hạt nhân, Bình Nhưỡng nên dùng vào việc “cải thiện đời sống cùng cực của người dân nước họ.”
Tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên là đáng tiếc và hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Thủ tướng Noda nói ông kêu gọi công chúng giữ bình tĩnh, và ông bảo đảm với nhân dân Nhật rằng chính phủ ông sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế để có một phản ứng nghiêm khắc.
Các giới chức Nhật Bản cho hay không có khẩu đội chống phi đạn nào của Nhật, vốn được khai triển để đánh chặn vụ phóng, được khai hỏa để bắn hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, và không có mãnh vỡ nào rớt vào lãnh thổ của Nhật.
Một tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng “trong bối cảnh của mối đe dọa hiện nay đối với an ninh khu vực, Hoa Kỳ sẽ củng cố và gia tăng công cuộc “phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác.”
Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ nói rằng “những dấu hiệu ban đầu cho thấy hỏa tiễn đã khai triển một vật thể dường như đã vào được quỹ đạo.”
Xướng ngôn viên truyền hình, mặc quốc phục truyền thống màu hồng, nói rằng vệ tinh Kwangmyongsong-3 được đặt vào quỹ đạo sau khi được hỏa tiễn Unha-3 phóng vào không gian.
Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên sau đó đưa thêm chi tiết rằng vệ tinh đang bay trong quỹ đạo cách mặt đất từ khoảng 500 đến 584 kilômét, góp thành tích đánh dấu kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của lãnh tụ lập quốc Kim Il Sung.
Bắc Triều Tiên bị các nghị quyết của Liên hiệp quốc trước đó cấm tiến hành những vụ phóng hỏa tiễn như vậy vì công nghệ đó có thể được dùng cho phi đạn đạn đạo.
Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon gọi vụ phóng hỏa tiễn này là một hành động rõ ràng vi phạm các nghị quyết đó, và nói rằng ông lo ngại hành động gây hấn này sẽ gây ra các hậu quả tiêu cực cho “hòa bình và ổn định của khu vực.”