Một viện nghiên cứu hàng đầu của Mỹ nói rằng Bắc Triều Tiên rõ ràng đã tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân đang trở nên cũ kỹ mà họ trước đó đã tiến hành tháo dỡ như theo thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Viện nghiên cứu Mỹ- Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins hôm thứ Tư cho biết hình ảnh mới do vệ tinh thương mại là bằng chứng thuyết phục cho thấy lò phản ứng plutonium tại Yongbyon đang xả nước thải nóng xuống sông qua một ống thoát nước mới.
Tháng trước, viện này báo cáo thấy có dấu hiệu lò phản ứng Yongbyon cũ kỹ này có thể đã bắt đầu hoạt động bất chấp cảnh báo của Nga rằng làm như vậy có thể dẫn đến thảm họa trên bán đảo Triều Tiên. Tại thời điểm đó, nguồn tin ngoại giao Nga mô tả lò phản ứng trong tình trạng xuống cấp "khủng khiếp".
Hoạt động mới này được phát hiện khi các chuyên gia của Mỹ vừa gặp gỡ các quan chức Bắc Triều Tiên để thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán quốc tế bị đình trệ về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Cuộc họp ở London diễn ra chỉ vài giờ sau khi Mỹ và Nam Triều Tiên ký một thỏa thuận nhằm cung cấp nhiều vũ khí răn đe lớn chống lại vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Nam Triều Tiên Kim Kwan -jin đã ký thỏa thuận này tại Seoul trong cuộc hội đàm an ninh hàng năm.
Hiện chưa rõ bằng chứng mới về lò phản ứng Yongbyon liệu sẽ tác động hay không, và nếu có sẽ tác động ra sao, đến các cuộc đàm phán đa phương trong tương lai.
Hồi tháng trước Bắc Triều Tiên đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của mình. Nhưng Mỹ, một thành viên chủ chốt trong "đàm phán 6 bên" nói Bình Nhưỡng trước tiên phải có "hành động ý nghĩa" đối với những lời hứa trước đó để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Miền Bắc đóng cửa lò phản ứng Yongbyon cách đây 6 năm theo một thỏa thuận bỏ vũ khí lấy viện trợ thực hiện theo khuôn khổ do 6 bên đề ra.
Nhưng Bình Nhưỡng từ bỏ đàm phán 6 bên vào năm 2009 và kể từ đó bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc tiến hành 2 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Nước này cũng phớt lờ những chỉ thị khác của Liên Hiệp Quốc bằng nhiều vụ phóng phi đạn và một vụ thử hạt nhân thứ ba vào đầu năm nay.
Viện nghiên cứu Mỹ- Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins hôm thứ Tư cho biết hình ảnh mới do vệ tinh thương mại là bằng chứng thuyết phục cho thấy lò phản ứng plutonium tại Yongbyon đang xả nước thải nóng xuống sông qua một ống thoát nước mới.
Tháng trước, viện này báo cáo thấy có dấu hiệu lò phản ứng Yongbyon cũ kỹ này có thể đã bắt đầu hoạt động bất chấp cảnh báo của Nga rằng làm như vậy có thể dẫn đến thảm họa trên bán đảo Triều Tiên. Tại thời điểm đó, nguồn tin ngoại giao Nga mô tả lò phản ứng trong tình trạng xuống cấp "khủng khiếp".
Hoạt động mới này được phát hiện khi các chuyên gia của Mỹ vừa gặp gỡ các quan chức Bắc Triều Tiên để thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán quốc tế bị đình trệ về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Cuộc họp ở London diễn ra chỉ vài giờ sau khi Mỹ và Nam Triều Tiên ký một thỏa thuận nhằm cung cấp nhiều vũ khí răn đe lớn chống lại vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Nam Triều Tiên Kim Kwan -jin đã ký thỏa thuận này tại Seoul trong cuộc hội đàm an ninh hàng năm.
Hiện chưa rõ bằng chứng mới về lò phản ứng Yongbyon liệu sẽ tác động hay không, và nếu có sẽ tác động ra sao, đến các cuộc đàm phán đa phương trong tương lai.
Hồi tháng trước Bắc Triều Tiên đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của mình. Nhưng Mỹ, một thành viên chủ chốt trong "đàm phán 6 bên" nói Bình Nhưỡng trước tiên phải có "hành động ý nghĩa" đối với những lời hứa trước đó để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Miền Bắc đóng cửa lò phản ứng Yongbyon cách đây 6 năm theo một thỏa thuận bỏ vũ khí lấy viện trợ thực hiện theo khuôn khổ do 6 bên đề ra.
Nhưng Bình Nhưỡng từ bỏ đàm phán 6 bên vào năm 2009 và kể từ đó bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc tiến hành 2 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Nước này cũng phớt lờ những chỉ thị khác của Liên Hiệp Quốc bằng nhiều vụ phóng phi đạn và một vụ thử hạt nhân thứ ba vào đầu năm nay.