Tôi gặp bác cách đây cũng đã gần một năm. Ấn tượng đầu tiên tôi về bác là quyết tâm, sự chân thành và nhất là niềm tin vào điều mà bác đang muốn thực hiện. Đó là phải làm tất cả những gì có thể làm được để người con trai lớn của bác là anh Trần Huỳnh Duy Thức được ra khỏi tù sớm nhất.
Năm 2009, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù giam, 5 năm quản chế. Bác Huỳnh bảo tôi bác không thể chấp nhận điều đó. Nhất là khi anh Thức hoàn toàn vô tội.
Vậy mà anh vẫn bị xử tổng cộng 21 năm, một án tù dài nhất dành cho một tù nhân lương tâm hiện nay ở Việt Nam.
Tôi chưa từng gặp anh Thức. Cũng chưa bao giờ có dịp bàn với anh về chuyện đất, chuyện nước. Những câu chuyện dài ngao ngán mà ai vừa nghe qua cũng chỉ có thể thốt lên là: biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Nhưng tôi, cũng như bác Huỳnh, vẫn nghĩ rằng mình cần phải nói. Vì tôi, cũng như bác, tin rằng anh Thức là một người hoàn toàn vô tội. Có chăng là anh mắc phải tội thương dân quá nhiều. Thương đất nước hơn thương cả gia đình mình. Bởi nếu không, ngay trong lúc này tại Sài Gòn, đại gia đình anh đã không bị bao vây, nguy khốn.
Họ, kể cả bác Huỳnh, đang bị nghiêm cấm không được bước ra khỏi nhà. Và vợ con anh Thức đang phải tiếp đón những người không mời mà đến. Những người đang mạo danh dân tộc Việt Nam, mạo danh tôi và bạn, chà đạp lên những quyền con người căn bản nhất.
Bác đang làm tất cả những gì bác có thể làm được cho người con trai của bác vừa bị chuyển trại tù. Và điều duy nhất mà tôi có thể làm ngay trong lúc này là giúp cho tiếng nói của bác được đi xa hơn. Để nhiều người biết đến hơn về nỗi nhọc nhằn của một người cha già đã quá thành công trong việc nuôi dạy con khôn lớn.
Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một câu trả lời của bác Huỳnh khi tôi hỏi: Nhìn lại những gì vừa xảy ra trong 5 năm vừa qua, khi từ một doanh nhân thành đạt anh Thức đã trở thành một người tù trong khoảnh khắc, nếu được hoàn toàn tự do chia sẻ về cảm nghĩ của bác, về việc làm của anh ấy, thì bác sẽ nói với anh điều gì?
Không ngần ngại và rất từ tốn bác trả lời:
“Bác sẽ bảo nó thế này - 'Điều con làm là đúng. Con đường con chọn là con đường tốt nhất và cần nhất cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Vì vậy ba sẽ luôn ủng hộ con và sẽ đứng sau con để hỗ trợ với tất cả những gì mà ba có thể làm được.'”
Thật tuyệt vời phải không bạn? Khoan bàn đến chuyện nước, chuyện non. Là con đường nào tốt nhất cho đất nước. Chỉ cần nhìn ở một góc độ riêng tư, sự cảm thông và tình thương giữa cha và con, giữa bác Huỳnh và anh Thức, chúng ta cũng có thể thấy đây mới thật sự là một tình yêu đích thực.
Không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng được một người con như anh Thức. Nhưng chắc chắn một điều không phải bậc cha mẹ nào cũng có một thái độ, một lòng tin vô bờ bến vào việc làm của con mình như bác Huỳnh.
Hôm gặp bác tôi nghe một số người bảo là bác may mắn mới có được một người con dũng cảm như anh Thức. Nhưng tôi lại nghĩ: anh Thức thật may mắn mới có được một người cha như bác Huỳnh.
Đối với tất cả những ai đã và đang từng phải vào tù, ra khám vì lòng tin, vì lý tưởng của mình, tôi nghĩ đây mới là điều mà họ cần nhất ở gia đình. Chứ không phải là tiền tài hay danh vọng. Thường thì bảo là cha mẹ rất thương con nhưng đụng chuyện thì buộc con phải sống sao giống theo ý của cha mẹ mới là con ngoan, con có hiếu!
Tôi cảm phục bác Huỳnh là vì thế. Nhất là sau hôm hai bác cháu đi bơi chung, trong lúc ngồi nghỉ mệt bên bờ hồ bác chợt bảo: “Hôm nay là giỗ của mẹ Thức. Ngày thường Thức là người thương mẹ nhất. Vậy mà lúc bà mất, Thức không gặp được mẹ. Bác có viết thư xin cho Thức được về nhà để tang, được nhìn mặt mẹ lần cuối và bác đảm bảo sau đó Thức sẽ quay trở về nhà tù. Vậy mà họ vẫn không cho.”
Bác kể cho tôi nghe với một giọng rất bình thản, không hờn giận, cũng chẳng than trách. Thể như điều mà bác xin lẽ ra họ phải cho. Thể như họ là những người vẫn còn biết cảm thông với nỗi đau của một người vừa mất mẹ.
Nhưng đời nào bác ạ. Con chỉ bằng tuổi con, tuổi cháu bác, không ở Việt Nam nhiều bằng bác mà đã mất niềm tin vào họ thì làm sao mà bác vẫn còn có thể lạc quan, tin vào những con người như thế?
Nhưng đó cũng là điều mà con sẽ luôn trân trọng ở bác, mỗi khi nghĩ về bác. Một người cha, một ông bác già đã bước qua lâu rồi cái tuổi thất thập cổ lai hy, vậy mà bác vẫn còn đủ lòng tin, đủ sáng suốt để tiếp tục đi trên Con Đường Việt Nam mà anh Thức đã chọn.
Xin chắp tay cầu chúc bác và gia đình luôn mạnh mẽ, bình an.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Năm 2009, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù giam, 5 năm quản chế. Bác Huỳnh bảo tôi bác không thể chấp nhận điều đó. Nhất là khi anh Thức hoàn toàn vô tội.
Vậy mà anh vẫn bị xử tổng cộng 21 năm, một án tù dài nhất dành cho một tù nhân lương tâm hiện nay ở Việt Nam.
Tôi chưa từng gặp anh Thức. Cũng chưa bao giờ có dịp bàn với anh về chuyện đất, chuyện nước. Những câu chuyện dài ngao ngán mà ai vừa nghe qua cũng chỉ có thể thốt lên là: biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Nhưng tôi, cũng như bác Huỳnh, vẫn nghĩ rằng mình cần phải nói. Vì tôi, cũng như bác, tin rằng anh Thức là một người hoàn toàn vô tội. Có chăng là anh mắc phải tội thương dân quá nhiều. Thương đất nước hơn thương cả gia đình mình. Bởi nếu không, ngay trong lúc này tại Sài Gòn, đại gia đình anh đã không bị bao vây, nguy khốn.
Họ, kể cả bác Huỳnh, đang bị nghiêm cấm không được bước ra khỏi nhà. Và vợ con anh Thức đang phải tiếp đón những người không mời mà đến. Những người đang mạo danh dân tộc Việt Nam, mạo danh tôi và bạn, chà đạp lên những quyền con người căn bản nhất.
Bác đang làm tất cả những gì bác có thể làm được cho người con trai của bác vừa bị chuyển trại tù. Và điều duy nhất mà tôi có thể làm ngay trong lúc này là giúp cho tiếng nói của bác được đi xa hơn. Để nhiều người biết đến hơn về nỗi nhọc nhằn của một người cha già đã quá thành công trong việc nuôi dạy con khôn lớn.
Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một câu trả lời của bác Huỳnh khi tôi hỏi: Nhìn lại những gì vừa xảy ra trong 5 năm vừa qua, khi từ một doanh nhân thành đạt anh Thức đã trở thành một người tù trong khoảnh khắc, nếu được hoàn toàn tự do chia sẻ về cảm nghĩ của bác, về việc làm của anh ấy, thì bác sẽ nói với anh điều gì?
Không ngần ngại và rất từ tốn bác trả lời:
“Bác sẽ bảo nó thế này - 'Điều con làm là đúng. Con đường con chọn là con đường tốt nhất và cần nhất cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Vì vậy ba sẽ luôn ủng hộ con và sẽ đứng sau con để hỗ trợ với tất cả những gì mà ba có thể làm được.'”
Thật tuyệt vời phải không bạn? Khoan bàn đến chuyện nước, chuyện non. Là con đường nào tốt nhất cho đất nước. Chỉ cần nhìn ở một góc độ riêng tư, sự cảm thông và tình thương giữa cha và con, giữa bác Huỳnh và anh Thức, chúng ta cũng có thể thấy đây mới thật sự là một tình yêu đích thực.
Không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng được một người con như anh Thức. Nhưng chắc chắn một điều không phải bậc cha mẹ nào cũng có một thái độ, một lòng tin vô bờ bến vào việc làm của con mình như bác Huỳnh.
Hôm gặp bác tôi nghe một số người bảo là bác may mắn mới có được một người con dũng cảm như anh Thức. Nhưng tôi lại nghĩ: anh Thức thật may mắn mới có được một người cha như bác Huỳnh.
Đối với tất cả những ai đã và đang từng phải vào tù, ra khám vì lòng tin, vì lý tưởng của mình, tôi nghĩ đây mới là điều mà họ cần nhất ở gia đình. Chứ không phải là tiền tài hay danh vọng. Thường thì bảo là cha mẹ rất thương con nhưng đụng chuyện thì buộc con phải sống sao giống theo ý của cha mẹ mới là con ngoan, con có hiếu!
Tôi cảm phục bác Huỳnh là vì thế. Nhất là sau hôm hai bác cháu đi bơi chung, trong lúc ngồi nghỉ mệt bên bờ hồ bác chợt bảo: “Hôm nay là giỗ của mẹ Thức. Ngày thường Thức là người thương mẹ nhất. Vậy mà lúc bà mất, Thức không gặp được mẹ. Bác có viết thư xin cho Thức được về nhà để tang, được nhìn mặt mẹ lần cuối và bác đảm bảo sau đó Thức sẽ quay trở về nhà tù. Vậy mà họ vẫn không cho.”
Bác kể cho tôi nghe với một giọng rất bình thản, không hờn giận, cũng chẳng than trách. Thể như điều mà bác xin lẽ ra họ phải cho. Thể như họ là những người vẫn còn biết cảm thông với nỗi đau của một người vừa mất mẹ.
Nhưng đời nào bác ạ. Con chỉ bằng tuổi con, tuổi cháu bác, không ở Việt Nam nhiều bằng bác mà đã mất niềm tin vào họ thì làm sao mà bác vẫn còn có thể lạc quan, tin vào những con người như thế?
Nhưng đó cũng là điều mà con sẽ luôn trân trọng ở bác, mỗi khi nghĩ về bác. Một người cha, một ông bác già đã bước qua lâu rồi cái tuổi thất thập cổ lai hy, vậy mà bác vẫn còn đủ lòng tin, đủ sáng suốt để tiếp tục đi trên Con Đường Việt Nam mà anh Thức đã chọn.
Xin chắp tay cầu chúc bác và gia đình luôn mạnh mẽ, bình an.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.