Trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ đầu tiên sau hơn 40 năm, lãnh tụ dân chủ của Miến Điện bà Aung San Suu Kyi đi thăm bang Indiana Miền Trung Tây nước Mỹ, nơi cư ngụ của một trong những cộng đồng Miến Điện lớn nhất tại Hoa Kỳ. Di dân và những người Mỹ bản địa xem đây là một cơ hội lịch sử đối với bang còn có tên gọi là bang Hoosier này.
Lần cuối cùng ông Nyein Chan thấy thần tượng của ông, bà Aung San Suu Kyi, là lúc ông là một lãnh tụ sinh viên trong cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Miến Điện năm 1988.
Hai người gặp nhau trong khuôn khổ một cuộc đối thoại nhóm về con đường tiến đến dân chủ của Miến Điện. Ông Nyein Chan cho biết:
“Đó là vào ngày 13 tháng 9 năm 1988, trước khi quân đội lên cầm quyền vào ngày 18 tháng 9 năm 1988.”
Đó là ngày đàn áp đẫm máu buộc ông Nyein Chan phải trốn khỏi Miến Điện và bà Aung San Suu Kyi vẫn còn trong nước, phần lớn thời gian bị giam giữ tại gia.
Hai mươi bốn năm và một tuần lễ sau đó, hai người tái hợp trên sân khấu của Đại hý viện tại Fort Wayne, Indiana khi ông Nyein Chan giới thiệu bà Aung San Suu Kyi:
“Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại không chỉ đối với cộng đồng người Miến Điện, nhưng cũng đối với cộng đồng người Mỹ sống tại Fort Wayne.”
Nhiều người tại Fort Wayne cũng đã biết được có hàng ngàn người Miến Điện sống chung với họ.
Nhưng chuyến viếng thăm của bà Aung San Suu Kyi đã đem lại cho giáo viên Erin Baumgartner thuộc trường trung học North Side một cơ hội:
“Chuyến viếng thăm của bà được loan báo nhiều trên hệ thống truyền thông, và đã gây nên những cuộc chuyện vãn và thảo luận, bạn biết ‘bà là ai?’ và bạn biết được những điều căn bản cũng như lịch sử Miến Điện, và làm thế nào chúng ta có rất nhiều người tị nạn Miến Điện tại đây.”
Anh Jose Rodriguez III một học sinh nói:
“Đây giống như một thời điểm học hỏi lớn lao mà Fort Wayne thỉnh thoảng mới có.”
Anh Jose Rodriguez nằm trong số 1.000 học sinh cùng với 5.000 người khác, trong đó có nhiều người Miến Điện, để nghe bà Aung San Suu Kyi nói chuyện.
Dù phải theo dõi bài nói chuyện của bà Aung San Suu Kyi qua bản dịch sang tiếng Anh được chiếu trên một màn ảnh lớn, bà Kat Meinzen nói sự kiện này làm sống lại đối với bà một nhân vật bà chỉ đọc qua sách vở:
“Đây là một thời điểm lịch sử vĩ đại. Sau này tôi có thể kể lại cho các cháu tôi, tôi đã có mặt tại đây, tôi đã nghe người phụ nữ này nói. Tôi có mặt vì cuộc cách mạng của Miến Điện, tôi nghe bà tranh đấu cho tự do. Tôi có thể nói với các cháu của tôi là tôi có đóng góp một phần trong việc này.”
Đối với ông Nyein Chan, có mặt tại Miến Điện trong cuộc cách mạng 1988, gặp lại người phụ nữ biểu tượng của nền dân chủ Miến Điện đối với toàn thế giới là một giây phút đầy xúc động.
“Chúng tôi xuất xứ từ Miến Điện …Chúng tôi không bao giờ quên đất nước của chúng tôi, và đây là lãnh tụ của chúng tôi và chúng tôi theo và hỗ trợ bà Aung San Suu Kyi.”
Sự hỗ trợ mà bà Aung San Suu Kyi chắc chắn nhận được tại Hoa Kỳ.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/6o_k5B8ucLk
Lần cuối cùng ông Nyein Chan thấy thần tượng của ông, bà Aung San Suu Kyi, là lúc ông là một lãnh tụ sinh viên trong cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Miến Điện năm 1988.
Hai người gặp nhau trong khuôn khổ một cuộc đối thoại nhóm về con đường tiến đến dân chủ của Miến Điện. Ông Nyein Chan cho biết:
“Đó là vào ngày 13 tháng 9 năm 1988, trước khi quân đội lên cầm quyền vào ngày 18 tháng 9 năm 1988.”
Đó là ngày đàn áp đẫm máu buộc ông Nyein Chan phải trốn khỏi Miến Điện và bà Aung San Suu Kyi vẫn còn trong nước, phần lớn thời gian bị giam giữ tại gia.
Hai mươi bốn năm và một tuần lễ sau đó, hai người tái hợp trên sân khấu của Đại hý viện tại Fort Wayne, Indiana khi ông Nyein Chan giới thiệu bà Aung San Suu Kyi:
“Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại không chỉ đối với cộng đồng người Miến Điện, nhưng cũng đối với cộng đồng người Mỹ sống tại Fort Wayne.”
Nhiều người tại Fort Wayne cũng đã biết được có hàng ngàn người Miến Điện sống chung với họ.
Nhưng chuyến viếng thăm của bà Aung San Suu Kyi đã đem lại cho giáo viên Erin Baumgartner thuộc trường trung học North Side một cơ hội:
“Chuyến viếng thăm của bà được loan báo nhiều trên hệ thống truyền thông, và đã gây nên những cuộc chuyện vãn và thảo luận, bạn biết ‘bà là ai?’ và bạn biết được những điều căn bản cũng như lịch sử Miến Điện, và làm thế nào chúng ta có rất nhiều người tị nạn Miến Điện tại đây.”
Anh Jose Rodriguez III một học sinh nói:
“Đây giống như một thời điểm học hỏi lớn lao mà Fort Wayne thỉnh thoảng mới có.”
Anh Jose Rodriguez nằm trong số 1.000 học sinh cùng với 5.000 người khác, trong đó có nhiều người Miến Điện, để nghe bà Aung San Suu Kyi nói chuyện.
Dù phải theo dõi bài nói chuyện của bà Aung San Suu Kyi qua bản dịch sang tiếng Anh được chiếu trên một màn ảnh lớn, bà Kat Meinzen nói sự kiện này làm sống lại đối với bà một nhân vật bà chỉ đọc qua sách vở:
“Đây là một thời điểm lịch sử vĩ đại. Sau này tôi có thể kể lại cho các cháu tôi, tôi đã có mặt tại đây, tôi đã nghe người phụ nữ này nói. Tôi có mặt vì cuộc cách mạng của Miến Điện, tôi nghe bà tranh đấu cho tự do. Tôi có thể nói với các cháu của tôi là tôi có đóng góp một phần trong việc này.”
Đối với ông Nyein Chan, có mặt tại Miến Điện trong cuộc cách mạng 1988, gặp lại người phụ nữ biểu tượng của nền dân chủ Miến Điện đối với toàn thế giới là một giây phút đầy xúc động.
“Chúng tôi xuất xứ từ Miến Điện …Chúng tôi không bao giờ quên đất nước của chúng tôi, và đây là lãnh tụ của chúng tôi và chúng tôi theo và hỗ trợ bà Aung San Suu Kyi.”
Sự hỗ trợ mà bà Aung San Suu Kyi chắc chắn nhận được tại Hoa Kỳ.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/6o_k5B8ucLk