Thử thách sự sẵn sàng ứng phó với động đất, sóng thần ở Ấn Độ Dương

Một giới chức Indonesia chỉ vào bản đồ trên màn hình máy tính trong một cuộc diễn tập sóng thần tại Cơ quan Khí tượng Địa lý tại Jakarta

Các chuyên gia nói rằng mối lo ngại về động đất va sóng thần ngoài khơi duyên hải Sumatra ở Indonesia là một thử thách thành công sự chuẩn bị đối phó với thiên tai trong khu vực này. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây

Những hồi còi hụ cảnh báo trên các bãi biển Thái Lan vang lên, và dân chúng vội vã tiến lên vùng đất cao hơn ngay sau khi trận động đất mạnh 8,6 độ xảy ra trong vùng Ấn Ðộ Dương cách Banda Aceh 430 kilomet về hướng tây nam.

Lệnh sơ tán cũng được ban hành ở Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka và Miến Điện qua các đài truyền hình, phát thanh và tin nhắn trên điện thoại di động.

Cuối cùng, trận động đất đã không gây ra một cơn sóng thần nguy hiểm, chỉ có một vài thiệt hại và thương vong không đáng kể.

Nữ phát ngôn viên của Ủy ban Đại dương Liên chính phủ, thuộc cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, có trụ sở ở Paris, là bà Wendy Watson Wright, nêu nhận định như sau.

Bà Wright nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, sự kiện lệnh cảnh báo được đưa ra 5 phút, không quá 5 phút sau khi động đất phát tác, tại Indonesia và ngay sau đó là các lệnh cảnh báo trong hệ thống, vào những thời điểm 8 giờ 45, 8 giờ 46, 8 giờ 48 đã tiến hành cực kỳ tốt đẹp. Tôi cũng tin rằng ít nhất là tại Indonesia, dân chúng tỏ ra rằng họ đã học hỏi được và việc tự ý sơ tán đã diễn ra tại Aceh.”

Ủy ban Đại dương liên chính phủ đã khai triển Hệ thống Cảnh báo Sóng thần sau khi xảy ra vụ động đầt maạh 9,1 độ đã gây ra những đợt sóng khổng lồ làm thiệt mạng 230 ngàn người, chủ yếu tại Indonesia. Aceh là nơi bị tác động nặng nhất.

Ông Laurence Dare thuộc Mạng lưới Bầu cử Tự do Á Châu và đã có mặt tại Aceh để quan sát các cuộc bầu cử địa phương khi xảy ra vụ động đất hồi hôm qua. Ngẫu nhiên, ông vừa hoàn thành một chuyến thăm bảo tàng viện sóng thần năm 2004 vào lúc mặt đất bắt đầu rung chuyển.

Ông Dare cho biết: “Mọi người lúc đầu không biết là gì, 15 giây sau, tất cả bắt đầu vội vã rời khỏi tòa nhà. Chính tòa nhà cũng lung lay và đã có một cánh cửa sổ di chuyển rõ ràng. Tôi nghĩ nhiều người lo lắng là các cửa sổ sẽ vỡ tung và rơi xuống. Vì thế mọi người đều đi ra phía ngoài đường và không lâu sa dường như tất cả đều nhẩy nhổm trong xe hơi, trên xe máy và bắt đầu chạy về một hướng, mà tôi biết được là hướng cách xa khỏi đại dương.”

Ông Dare nói mặc dầu có một số người hoảng sợ và la khóc, mọi người biết cách tránh xa khỏi bờ biển và đã làm việc đó một cách có trận tự và theo đúng luật giao thông.

Aceh và phần còn lại của khu vực đã tránh được thiệt hại nặng phần lớn nhờ sự kiện là tuy xảy ra dưới sâu dưới lòng đại dương giống như hồi năm 2004, trận động đất di chuyển theo đường chân trời, thay vì theo chiều thẳng đứng, do đó các đợt sóng nhỏ hơn nhiều.

Bà Esther Lake là nữ phát ngôn viên của Trung tâm Chuẩn bị ứng phó Thiên tai Á châu có trụ sở ở Bangkok.

Bà Lake nói: “Họ đã có sáng kiến sớm và công bố lệnh cảnh báo, và mọi người đều nghe theo. Vì thế đó là điều đáng khích lệ về nhiêàu mặt, nhưng rõ ràng chúng tôi cũng muốn nói rằng còn phải làm nhiều thứ nữa. Vẫn còn cần phải thực hiện nhiều công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai. Đây là một dấu hiệu tốt, và về một số mặt, tôi cho là một sự thoát nạn may mắn.”

Theo bà Lake, các chính phủ đã củng cố cơ sở hạ tầng đáng kể và cải thiện kiến thức công chúng kể từ sau trận sóng thần năm 2004. Trận động đất hôm qua là một dịp rất tốt để đánh giá sự sẵn sàng đối phó với thiên tai ở cấp bậc địa phương.