Các nước Đông Nam Á ngày 18/11 thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy trước các tuyên bố giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh khởi sự các cuộc thảo luận chính thức về việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý càng sớm càng tốt nhằm ngăn ngừa bạo động tại khu vực có tranh chấp.
AP dẫn nguồn tin từ Tổng Thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan, cho hay lãnh đạo 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam đã thống nhất quyết định này hôm 18/11 nhân thượng đỉnh thường niên của khối tại Phnom Penh, Campuchia.
Tranh chấp Biển Đông mà nhiều người lo ngại có thể sẽ gây ra một cuộc chiến kế tiếp ở Châu Á là chủ đề bao trùm các cuộc thảo luận tại các cuộc họp cấp cao đang diễn ra ở Campuchia.
Các nước thành viên ASEAN đã đệ nạp những chi tiết muốn bao gồm trong một bộ quy tắc ứng xử và sẵn sàng ngồi xuống thảo luận với Bắc Kinh liên quan đến việc soạn thảo thỏa thuận này. Ông Surin cho biết các cuộc thảo luận quan trọng ấy có thể khởi sự ngay sau khi thượng đỉnh ở Campuchia kết thúc.
Nước chủ nhà Campuchia dự kiến trình bày quyết định tập thể của khối ASEAN với Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc trong hai ngày họp thượng đỉnh 19 và 20/11.
Chưa rõ Bắc Kinh sẽ phản hồi thế nào. Các nhà ngoại giao ASEAN cho hay chưa nhận được tín hiệu rõ ràng từ giới chức Trung Quốc.
Hôm 18/11, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, tuyên bố Bắc Kinh không muốn tranh chấp Biển Đông ngăn trở quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc cũng như cản trở thành công của thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia.
Trung Quốc trước nay nhất mực đòi thương lượng về tranh chấp Biển Đông với từng nước một có liên quan.
Theo lịch trình, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo, ngày 19/11có các cuộc hội đàm chính thức với lãnh đạo các nước ASEAN.
Giới ngoại giao Philippines cho hay Philippines đã mời các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Brunei, và Malaysia tham dự các cuộc thảo luận riêng rẽ vào cuối năm nay hay đầu năm sau tại Manila. Ngoại trưởng Philippines, Albert Rosario, nói nước ông đang cố gắng thực hiện việc này.
Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Philippines cho biết các cuộc gặp ấy nhằm giải quyết các vấn đề như các vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo nhau giữa các nước có tranh chấp.
Nguồn: AP, Reuters, CNA
http://www.youtube-nocookie.com/embed/uK9lhvFC28I?rel=0
AP dẫn nguồn tin từ Tổng Thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan, cho hay lãnh đạo 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam đã thống nhất quyết định này hôm 18/11 nhân thượng đỉnh thường niên của khối tại Phnom Penh, Campuchia.
Tranh chấp Biển Đông mà nhiều người lo ngại có thể sẽ gây ra một cuộc chiến kế tiếp ở Châu Á là chủ đề bao trùm các cuộc thảo luận tại các cuộc họp cấp cao đang diễn ra ở Campuchia.
Các nước thành viên ASEAN đã đệ nạp những chi tiết muốn bao gồm trong một bộ quy tắc ứng xử và sẵn sàng ngồi xuống thảo luận với Bắc Kinh liên quan đến việc soạn thảo thỏa thuận này. Ông Surin cho biết các cuộc thảo luận quan trọng ấy có thể khởi sự ngay sau khi thượng đỉnh ở Campuchia kết thúc.
Nước chủ nhà Campuchia dự kiến trình bày quyết định tập thể của khối ASEAN với Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc trong hai ngày họp thượng đỉnh 19 và 20/11.
Chưa rõ Bắc Kinh sẽ phản hồi thế nào. Các nhà ngoại giao ASEAN cho hay chưa nhận được tín hiệu rõ ràng từ giới chức Trung Quốc.
Hôm 18/11, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, tuyên bố Bắc Kinh không muốn tranh chấp Biển Đông ngăn trở quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc cũng như cản trở thành công của thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia.
Trung Quốc trước nay nhất mực đòi thương lượng về tranh chấp Biển Đông với từng nước một có liên quan.
Theo lịch trình, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo, ngày 19/11có các cuộc hội đàm chính thức với lãnh đạo các nước ASEAN.
Giới ngoại giao Philippines cho hay Philippines đã mời các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Brunei, và Malaysia tham dự các cuộc thảo luận riêng rẽ vào cuối năm nay hay đầu năm sau tại Manila. Ngoại trưởng Philippines, Albert Rosario, nói nước ông đang cố gắng thực hiện việc này.
Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Philippines cho biết các cuộc gặp ấy nhằm giải quyết các vấn đề như các vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo nhau giữa các nước có tranh chấp.
Nguồn: AP, Reuters, CNA
http://www.youtube-nocookie.com/embed/uK9lhvFC28I?rel=0