Các vị ngoại trưởng của khối ASEAN và các đối tác đối thoại của họ sẽ họp với nhau tại hội nghị 3 ngày ở Brunei bắt đầu từ ngày 29 tháng 6. Các cuộc họp của ASEAN, theo dự liệu, sẽ bàn về nhiều vấn đề liên quan tới an ninh và kinh tế. Từ trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Các nhà ngoại giao hàng đầu đại diện các nước ASEAN, 16 nước Á châu và Tây phương và Liên hiệp Âu châu sẽ gặp nhau ở Brunei.
Diễn đàn Khu vực ASEAN dài 3 ngày sẽ bàn tới những mối quan tâm về an ninh ở Á châu Thái bình dương và các kế hoạch hợp tác chính trị và kinh tế.
Các nhà phân tích cho biết những mối căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có phần chắc sẽ được mang ra thảo luận. Hồi tháng 2, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3, và một tháng sau đó, họ lại đe dọa tấn công Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân.
Các đại diện của tất cả 3 nước này vẫn thường đến dự diễn đàn khu vực này.
Ông Murray Hiebert là một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington. Ông cho biết tuy mối quan tâm về hạt nhân là một vấn đề ưu tiên, nhưng những mối căng thẳng ở Biển Đông mới là tâm điểm của sự chú ý của khối ASEAN.
Ông Hiebert nói: "Chắc chắn là họ cũng sẽ thảo luận về tình hình khuyếch tán hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Nhưng, tôi nghĩ rằng vấn đề thật sự cần theo dõi là cuộc thảo luận về Biển Đông. Bởi vì, hồi năm ngoái họ đã họp ở Campuchia khi Campuchia làm chủ tịch và cuộc đàm phán đã bị đổ vỡ một cách thật tệ hại khi các vị ngoại trưởng của ASEAN, lần đầu tiên trong lịch sử, không thể đưa ra một tuyên bố đồng thuận."
Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, khiến Bắc Kinh có tranh chấp với những yêu sách chồng chéo nhau của 4 nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cũng như của Đài Loan.
Những mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia với Trung Quốc được nhiều người cho là nguyên do khiến cho ASEAN không thể bắt đầu thương thuyết với Bắc Kinh về một Bộ Qui tắc Hành xử ở Biển Đông.
Bộ Qui tắc Hành xử có mục đích đề ra những luật lệ về cách thức hành xử của các nước đòi chủ quyền trong vùng biển có tranh chấp để ngăn chận những vụ xích mích có thể đưa tới chiến tranh.
Thái Lan đã cố gắng điều hợp các mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho vấn đề này. Các nhà phân tích nói rằng Thái Lan, một nước thành viên ASEAN không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, có thể là một nhà điều giải khả tín, nhưng họ chưa đủ tích cực.
Giáo sư Thitinan Ponsudirak là Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Ông nói rằng Thái Lan đang ở trong một tình huống khó khăn về mặt ngoại giao.
Giáo sư Thitinan nói: "Một mặt chúng ta có Trung Quốc, một siêu cường tại chỗ. Thái Lan rất gần gũi với Trung Quốc. Vì vậy có thể nói đây là một hành động để tìm sự cân bằng. Chỉ riêng việc tìm được sự cân bằng trong hành động đã khó. Việc đạt được cân bằng và thúc đẩy để có được một Bộ Qui tắc Hànb xử ở Biển Đông…thật là không dễ dàng."
Lâu nay Bắc Kinh vẫn có thái độ miễn cưỡng trong các cuộc thương thuyết và trong vài năm gần đây họ lại có thái độ hung hăn hơn để tìm cách khẳng định các yêu sách chủ quyền bằng cách phái tàu bè của chính phủ đến tuần tiểu và hộ tống tàu đánh cá của họ trong vùng biển có tranh chấp.
Hoa Kỳ đã tuyên bố việc duy trì hòa bình ổn định và tự do han2g hải ở Biển Đông là một quyền lợi quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ đến dự hội nghị của ASEAN tại Brunei lần đầu tiên.
Giáo sư Thitinan cho rằng ông Kerry đối mặt với một tình huống khó khăn hơn so với người tiền nhiệm là bà Hillary Clinton.
Giáo sư Thitinan nói: "Biển Đông hiện nay nóng hơn nhiều so với thời của bà Clinton. Vì vậy sẽ có nhiều thách thức hơn cho Hoa Kỳ để nắm giữ vai trò của một cường quốc bền bỉ, như một người điều giải thành thật, với các nước bạn và các nước đồng minh trong khu vực mà không gây bất bình cho Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy."
Tại các cuộc họp riêng rẽ ở Brunei, các vị bộ trưởng của ASEAN, theo dự liệu, cũng sẽ tập trung thảo luận về vấn đề hội nhập kinh tế.
10 nước hội viên ASEAN có kế hoạch thành lập một cộng đồng kinh tế vào cuối năm 2015 qua việc hạ thấp rào cản thương mại và dòng chảy lao động.
Tuy nhiên, nhà phân tích Murray Hiebert cho biết mặc dù ASEAN tuyên bố kế hoạch này đã hoàn tất được 74% nhưng một số nước hội viên đang làm cho tiến bộ bị chậm lại. Ông nói rằng Indonesia, nước có nền kinh tế lớn nhất trong khối ASEAN, đã áp dụng những biện pháp bảo hộ trong vài năm qua làm cho việc nhập khẩu nông sản trở nên khó khăn hơn.
Ông Hiebert cũng cho biết Brunei đang gặp áp lực đòi có tiến bộ trong năm nay vì Miến Điện sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Nhiều người e rằng quốc gia đang cải cách này có thể sẽ không có đủ khả năng để thúc đẩy nghị trình làm việc của ASEAN.
Brunei sẽ tổ chức một đợt chót của các hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 10 với các nhà lãnh đạo Đông Á cộng với các nước Australia, Aán Độ, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ.
Các nhà ngoại giao hàng đầu đại diện các nước ASEAN, 16 nước Á châu và Tây phương và Liên hiệp Âu châu sẽ gặp nhau ở Brunei.
Diễn đàn Khu vực ASEAN dài 3 ngày sẽ bàn tới những mối quan tâm về an ninh ở Á châu Thái bình dương và các kế hoạch hợp tác chính trị và kinh tế.
Các nhà phân tích cho biết những mối căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có phần chắc sẽ được mang ra thảo luận. Hồi tháng 2, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3, và một tháng sau đó, họ lại đe dọa tấn công Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân.
Các đại diện của tất cả 3 nước này vẫn thường đến dự diễn đàn khu vực này.
Ông Murray Hiebert là một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington. Ông cho biết tuy mối quan tâm về hạt nhân là một vấn đề ưu tiên, nhưng những mối căng thẳng ở Biển Đông mới là tâm điểm của sự chú ý của khối ASEAN.
Ông Hiebert nói: "Chắc chắn là họ cũng sẽ thảo luận về tình hình khuyếch tán hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Nhưng, tôi nghĩ rằng vấn đề thật sự cần theo dõi là cuộc thảo luận về Biển Đông. Bởi vì, hồi năm ngoái họ đã họp ở Campuchia khi Campuchia làm chủ tịch và cuộc đàm phán đã bị đổ vỡ một cách thật tệ hại khi các vị ngoại trưởng của ASEAN, lần đầu tiên trong lịch sử, không thể đưa ra một tuyên bố đồng thuận."
Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, khiến Bắc Kinh có tranh chấp với những yêu sách chồng chéo nhau của 4 nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cũng như của Đài Loan.
Những mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia với Trung Quốc được nhiều người cho là nguyên do khiến cho ASEAN không thể bắt đầu thương thuyết với Bắc Kinh về một Bộ Qui tắc Hành xử ở Biển Đông.
Bộ Qui tắc Hành xử có mục đích đề ra những luật lệ về cách thức hành xử của các nước đòi chủ quyền trong vùng biển có tranh chấp để ngăn chận những vụ xích mích có thể đưa tới chiến tranh.
Thái Lan đã cố gắng điều hợp các mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho vấn đề này. Các nhà phân tích nói rằng Thái Lan, một nước thành viên ASEAN không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, có thể là một nhà điều giải khả tín, nhưng họ chưa đủ tích cực.
Giáo sư Thitinan Ponsudirak là Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Ông nói rằng Thái Lan đang ở trong một tình huống khó khăn về mặt ngoại giao.
Giáo sư Thitinan nói: "Một mặt chúng ta có Trung Quốc, một siêu cường tại chỗ. Thái Lan rất gần gũi với Trung Quốc. Vì vậy có thể nói đây là một hành động để tìm sự cân bằng. Chỉ riêng việc tìm được sự cân bằng trong hành động đã khó. Việc đạt được cân bằng và thúc đẩy để có được một Bộ Qui tắc Hànb xử ở Biển Đông…thật là không dễ dàng."
Lâu nay Bắc Kinh vẫn có thái độ miễn cưỡng trong các cuộc thương thuyết và trong vài năm gần đây họ lại có thái độ hung hăn hơn để tìm cách khẳng định các yêu sách chủ quyền bằng cách phái tàu bè của chính phủ đến tuần tiểu và hộ tống tàu đánh cá của họ trong vùng biển có tranh chấp.
Hoa Kỳ đã tuyên bố việc duy trì hòa bình ổn định và tự do han2g hải ở Biển Đông là một quyền lợi quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ đến dự hội nghị của ASEAN tại Brunei lần đầu tiên.
Giáo sư Thitinan cho rằng ông Kerry đối mặt với một tình huống khó khăn hơn so với người tiền nhiệm là bà Hillary Clinton.
Giáo sư Thitinan nói: "Biển Đông hiện nay nóng hơn nhiều so với thời của bà Clinton. Vì vậy sẽ có nhiều thách thức hơn cho Hoa Kỳ để nắm giữ vai trò của một cường quốc bền bỉ, như một người điều giải thành thật, với các nước bạn và các nước đồng minh trong khu vực mà không gây bất bình cho Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy."
Tại các cuộc họp riêng rẽ ở Brunei, các vị bộ trưởng của ASEAN, theo dự liệu, cũng sẽ tập trung thảo luận về vấn đề hội nhập kinh tế.
10 nước hội viên ASEAN có kế hoạch thành lập một cộng đồng kinh tế vào cuối năm 2015 qua việc hạ thấp rào cản thương mại và dòng chảy lao động.
Tuy nhiên, nhà phân tích Murray Hiebert cho biết mặc dù ASEAN tuyên bố kế hoạch này đã hoàn tất được 74% nhưng một số nước hội viên đang làm cho tiến bộ bị chậm lại. Ông nói rằng Indonesia, nước có nền kinh tế lớn nhất trong khối ASEAN, đã áp dụng những biện pháp bảo hộ trong vài năm qua làm cho việc nhập khẩu nông sản trở nên khó khăn hơn.
Ông Hiebert cũng cho biết Brunei đang gặp áp lực đòi có tiến bộ trong năm nay vì Miến Điện sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Nhiều người e rằng quốc gia đang cải cách này có thể sẽ không có đủ khả năng để thúc đẩy nghị trình làm việc của ASEAN.
Brunei sẽ tổ chức một đợt chót của các hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 10 với các nhà lãnh đạo Đông Á cộng với các nước Australia, Aán Độ, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ.