Chính phủ Armenia đã phê chuẩn một thỏa thuận khí đốt với Nga, bất chấp những vụ phản kháng trên diện rộng của phe đối lập.
Các nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền hôm nay đã phê chuẩn hiệp định sau một cuộc biểu quyết bị các đảng đối lập tẩy chay.
Hàng ngàn người đã tụ tập bên ngoài trụ sở quốc hội ở Yerevan để phản đối hiệp định.
Theo thỏa thuận này, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt Gazprom của Nga sẽ hoàn toàn kiểm soát công ty phân phối khí đốt ArmRosgazprom của Armenia.
Trước đây, Gazprom sở hữu 80% cổ phần của công ty đó và bây giờ sẽ nhận được 20% còn lại.
Gazprom cũng sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động nhập khẩu khí đốt của Armenia cho tới năm 2043.
Bộ trưởng Năng lượng Armenia Armen Movsisian nói rằng thỏa thuận này sẽ thanh toán những khoản tiền mà Armenia nợ Nga để mua khí đốt trong quá khứ.
Những người chỉ trích tố cáo Nga gia tăng áp lực lên Armenia, Ukraina và các nước khác thuộc Liên Xô cũ để những nước này từ bỏ các hiệp định thương mại với Liên hiệp Âu Châu để đổi lấy quan hệ gần gũi hơn với Moskova.
Những vụ xuống đường biểu tình bùng ra ở Kyiv hồi tháng trước, khi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich quyết định không ký hiệp định thương mại tự do với Liên hiệp Âu châu để đổi lấy việc tăng cường quan hệ kinh tế với Nga.
Các nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền hôm nay đã phê chuẩn hiệp định sau một cuộc biểu quyết bị các đảng đối lập tẩy chay.
Hàng ngàn người đã tụ tập bên ngoài trụ sở quốc hội ở Yerevan để phản đối hiệp định.
Theo thỏa thuận này, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt Gazprom của Nga sẽ hoàn toàn kiểm soát công ty phân phối khí đốt ArmRosgazprom của Armenia.
Trước đây, Gazprom sở hữu 80% cổ phần của công ty đó và bây giờ sẽ nhận được 20% còn lại.
Gazprom cũng sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động nhập khẩu khí đốt của Armenia cho tới năm 2043.
Bộ trưởng Năng lượng Armenia Armen Movsisian nói rằng thỏa thuận này sẽ thanh toán những khoản tiền mà Armenia nợ Nga để mua khí đốt trong quá khứ.
Những người chỉ trích tố cáo Nga gia tăng áp lực lên Armenia, Ukraina và các nước khác thuộc Liên Xô cũ để những nước này từ bỏ các hiệp định thương mại với Liên hiệp Âu Châu để đổi lấy quan hệ gần gũi hơn với Moskova.
Những vụ xuống đường biểu tình bùng ra ở Kyiv hồi tháng trước, khi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich quyết định không ký hiệp định thương mại tự do với Liên hiệp Âu châu để đổi lấy việc tăng cường quan hệ kinh tế với Nga.