Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng trong năm qua, Việt Nam mạnh tay hơn với những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động, qua việc bắt giam nhiều blogger và nhạc sĩ thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.
Nhân quyền của nhiều nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra Việt Nam còn kết án tử hình ít nhất 86 người, và 500 tử tù còn đang chờ thi hành án.
Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hôm 23/5 nói rằng, về quyền tự do ngôn luận, Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng và những người biểu tình một cách ôn hòa.
Điển hình là vào tháng 6 năm ngoái, 30 nông dân bị bắt sau khi biểu tình phản đối 3 ngày trước cơ quan chính phủ vì bị cưỡng chế thu hồi đất.
Báo cáo nói câu chữ mơ hồ trong những điều khoản của Bộ luật Hình sự được sử dụng làm cái cớ để bắt giam những nhà hoạt động chính trị, xã hội, và tôn giáo, trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm vì rải truyền đơn chống nhà nước.
Về tù nhân lương tâm, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn giam cầm ít nhất 27 tù nhân lương tâm, nổi bật là linh mục Nguyễn Văn Lý đang thụ án tù 8 năm vì cổ vũ cho nhân quyền, tự do ngôn luận và cải cách chính trị.
Các blogger bị bắt giam cũng được báo cáo đề cập chi tiết. Báo cáo nói những blogger bị gán cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Họ bị giam giữ không theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những phiên tòa xét xử họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Người thân của bị can bị cản trở và làm khó dễ.
Trong năm qua có những vụ xét xử những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon. Tất cả đều nhận án tù từ 4 cho đến 12 năm. Nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định lãnh án tù 6 năm vì kiến nghị chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Đối với các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo nào bị cho là chống đối chính quyền vẫn còn đối mật với nhiều rủi ro bì làm khó dễ, bắt bớ và giam cầm.
Các trường hợp cụ thể được nêu ra trong báo cáo gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn còn bị quản chế, 14 blogger và nhà hoạt động Công giáo ở Nghệ An vẫn còn bị giam để chờ ngày xử.
Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc xúi dục người thiểu số sắc tộc, 12 người Hmong bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, 3 thanh niên Công giáo bị tù về tội biểu tình chống Trung Quốc và ký kiến nghị chống lại bản án của Luật gia Cù Huy Hà Vũ.
Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế bao gồm 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong phần kết luận, báo cáo nói rằng đòi hỏi về nhân quyền tiếp tục vang vọng trên khắp thế giới.
Sưc kháng cự chống áp bức, bất công và đàn áp là những hành vi rất dũng cảm và đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi những người phải đối mặt với vô số trở ngại.
Nguồn: Amnesty.org, AFP
Nhân quyền của nhiều nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra Việt Nam còn kết án tử hình ít nhất 86 người, và 500 tử tù còn đang chờ thi hành án.
Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hôm 23/5 nói rằng, về quyền tự do ngôn luận, Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng và những người biểu tình một cách ôn hòa.
Điển hình là vào tháng 6 năm ngoái, 30 nông dân bị bắt sau khi biểu tình phản đối 3 ngày trước cơ quan chính phủ vì bị cưỡng chế thu hồi đất.
Báo cáo nói câu chữ mơ hồ trong những điều khoản của Bộ luật Hình sự được sử dụng làm cái cớ để bắt giam những nhà hoạt động chính trị, xã hội, và tôn giáo, trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm vì rải truyền đơn chống nhà nước.
Về tù nhân lương tâm, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn giam cầm ít nhất 27 tù nhân lương tâm, nổi bật là linh mục Nguyễn Văn Lý đang thụ án tù 8 năm vì cổ vũ cho nhân quyền, tự do ngôn luận và cải cách chính trị.
Các blogger bị bắt giam cũng được báo cáo đề cập chi tiết. Báo cáo nói những blogger bị gán cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Họ bị giam giữ không theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những phiên tòa xét xử họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Người thân của bị can bị cản trở và làm khó dễ.
Trong năm qua có những vụ xét xử những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon. Tất cả đều nhận án tù từ 4 cho đến 12 năm. Nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định lãnh án tù 6 năm vì kiến nghị chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Đối với các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo nào bị cho là chống đối chính quyền vẫn còn đối mật với nhiều rủi ro bì làm khó dễ, bắt bớ và giam cầm.
Các trường hợp cụ thể được nêu ra trong báo cáo gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn còn bị quản chế, 14 blogger và nhà hoạt động Công giáo ở Nghệ An vẫn còn bị giam để chờ ngày xử.
Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc xúi dục người thiểu số sắc tộc, 12 người Hmong bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, 3 thanh niên Công giáo bị tù về tội biểu tình chống Trung Quốc và ký kiến nghị chống lại bản án của Luật gia Cù Huy Hà Vũ.
Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế bao gồm 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong phần kết luận, báo cáo nói rằng đòi hỏi về nhân quyền tiếp tục vang vọng trên khắp thế giới.
Sưc kháng cự chống áp bức, bất công và đàn áp là những hành vi rất dũng cảm và đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi những người phải đối mặt với vô số trở ngại.
Nguồn: Amnesty.org, AFP