NEW DELHI —
Các giới chức Ấn Ðộ và Pakistan hy vọng rằng việc nới lỏng các hạn chế đi lại xuyên qua biên giới sẽ cải thiện quan hệ kinh tế giữa hai nưóc. Cải thiện bang giao giữa hai nưóc kình địch ở Nam Á này dự trù sẽ cải thiện sự hòa nhập kinh tế của khu vực.
Bắt đầu từ giữa tháng giêng tới đây, Ấn Ðộ và Pakistan sẽ nới lỏng các hạn chế hiện hữu đối với thị thực nhập cảnh, cho phép dân chúng được cấp các giấy tờ du hành nhanh hơn và đi lại tự do hơn bên trong hai nước. Một số doanh gia cũng sẽ được cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần.
Các quy định mới về thị thực nằm trong chương trình hâm nóng quan hệ giữa hai lân quốc.
Cao Uỷ Pakistan tại Ấn Ðộ Salman Bashir nói với một cuộc họp kinh doanh ở New Delhi hôm nay rằng việc du hành xuyên biên giới dễ dàng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ doanh nghiệp.
Ông kêu gọi một sự thay đổi trong thái độ về phía hai bên ở mọi cấp bực:
“Về mặt hợp tác doanh nghiệp và kinh tế, điều thực sự quan trọng là cảm nghĩ. Chúng ta cần phải ghi nhớ tầm quan trọng của việc tại ra cảm nghĩ đúng đắn, tạo ra bầu không khí dễ dàng cần thiết cho công nghiệp và thương mại để cùng được thịnh vượng. Chúng ta cần phải bắt đầu thay đổi lối suy nghĩ. Tại Pakistan, chúng ta rất hiểu điều đó và cần phải làm nhiều việc hơn, cả hai phía, để tạo ra bầu không khí thuận lợi cần thiết.”
Các quy định mới về thị thực nằm trong nhiều biện pháp được sự chấp thuận của cả hai nước nhằm cải thiện thương mại xuyên biên giới, hiện đang không đáng kể, phần lớn vì di sản của một mối quan hệ chính trị căng thẳng.
Nhưng kể từ năm ngoái, cả hai nưóc đã quyết tâm cải thiện các vấn đề kinh tế và gác lại những vụ tranh chấp gay go hơn.
Hai bên đã mở một trạm thương mại biên giới mở rộng. Pakistan đã mở phần lớn thương mai qua Ấn Ðộ qua việc đồng ý ban quy chế tối huệ quốc cho nước này.
Một vị thứ trưởng khác tại Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ, ông Y. K. Sinha, nói rằng một trong các biện pháp xây dựng lòng tin giữa Ấn Ðộ và Pakistan trong thời gian gần đây là mối quan hệ thương mại đang được cải thiện. Ông nói:
“Quan trọng hơn cả là hình thức niềm tin mà các cộng đồng kinh doanh ở mỗi bên, mỗi nước đặt vào nhau, đó là một chất liệu cấp thiết trong tiến trình đối thoại toàn diện. Nó sẽ có tác dụng phần lớn trong việc tìm cách lấp đầy sự thiếu tin tưởng hiện có giữa hai nước và cũng quan trọng cho sự tăng trưởng toàn diện của khu vực. Tôi cho rằng hai nước lớn nhất là Ấn Ðộ và Pakistan, một khi đã có thể bình thường hóa quan hệ thương mai, thì sẽ có lợi cả khu vực nói chung.”
Một kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, ông Sanjay Kathuria nói rằng tăng trưởng kinh tế của Ấn Ðộ trong những năm gần đây đem lại các cơ hội to lớn cho những nước nhỏ hơn như Bangladesh và Pakistan. Nhưng ông nói tiềm năng thương mại chưa được khai thác vì Nam Á là một trong những khu vực ít hoà nhập nhất trên thế giới so với các khu vực khác như Liên Hiệp châu Âu hay Ðông Á:
“Các số liệu về thương mại của Nam Á trong năm 2011 là 4 đến 5 phần trăm – thương mại trong nội bộ khu vực so với tổng số thương mai. Theo hình ảnh đó, thì đấy là một phần rất nhỏ so với tổng số thương mại, nếu nhìn vào EU với con số trên 60 phần trăm, hoặc gần hơn là ASEAN với con số từ 20 đến 25 phần trăm.”
Ngân hàng Thế giới ước tính mậu dịch bên trong Nam Á có thể tăng tới 20 tỷ đôla, nếu các hạn chế được bãi bỏ. Các nhà lãnh đạo chính trị ở cả Ấn Ðộ lẫn Pakistan nói rằng thương mại tăng trưởng cũng sẽ giúp tạo ổn định cho khu vực.
Bắt đầu từ giữa tháng giêng tới đây, Ấn Ðộ và Pakistan sẽ nới lỏng các hạn chế hiện hữu đối với thị thực nhập cảnh, cho phép dân chúng được cấp các giấy tờ du hành nhanh hơn và đi lại tự do hơn bên trong hai nước. Một số doanh gia cũng sẽ được cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần.
Các quy định mới về thị thực nằm trong chương trình hâm nóng quan hệ giữa hai lân quốc.
Cao Uỷ Pakistan tại Ấn Ðộ Salman Bashir nói với một cuộc họp kinh doanh ở New Delhi hôm nay rằng việc du hành xuyên biên giới dễ dàng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ doanh nghiệp.
Ông kêu gọi một sự thay đổi trong thái độ về phía hai bên ở mọi cấp bực:
“Về mặt hợp tác doanh nghiệp và kinh tế, điều thực sự quan trọng là cảm nghĩ. Chúng ta cần phải ghi nhớ tầm quan trọng của việc tại ra cảm nghĩ đúng đắn, tạo ra bầu không khí dễ dàng cần thiết cho công nghiệp và thương mại để cùng được thịnh vượng. Chúng ta cần phải bắt đầu thay đổi lối suy nghĩ. Tại Pakistan, chúng ta rất hiểu điều đó và cần phải làm nhiều việc hơn, cả hai phía, để tạo ra bầu không khí thuận lợi cần thiết.”
Các quy định mới về thị thực nằm trong nhiều biện pháp được sự chấp thuận của cả hai nước nhằm cải thiện thương mại xuyên biên giới, hiện đang không đáng kể, phần lớn vì di sản của một mối quan hệ chính trị căng thẳng.
Nhưng kể từ năm ngoái, cả hai nưóc đã quyết tâm cải thiện các vấn đề kinh tế và gác lại những vụ tranh chấp gay go hơn.
Hai bên đã mở một trạm thương mại biên giới mở rộng. Pakistan đã mở phần lớn thương mai qua Ấn Ðộ qua việc đồng ý ban quy chế tối huệ quốc cho nước này.
Một vị thứ trưởng khác tại Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ, ông Y. K. Sinha, nói rằng một trong các biện pháp xây dựng lòng tin giữa Ấn Ðộ và Pakistan trong thời gian gần đây là mối quan hệ thương mại đang được cải thiện. Ông nói:
“Quan trọng hơn cả là hình thức niềm tin mà các cộng đồng kinh doanh ở mỗi bên, mỗi nước đặt vào nhau, đó là một chất liệu cấp thiết trong tiến trình đối thoại toàn diện. Nó sẽ có tác dụng phần lớn trong việc tìm cách lấp đầy sự thiếu tin tưởng hiện có giữa hai nước và cũng quan trọng cho sự tăng trưởng toàn diện của khu vực. Tôi cho rằng hai nước lớn nhất là Ấn Ðộ và Pakistan, một khi đã có thể bình thường hóa quan hệ thương mai, thì sẽ có lợi cả khu vực nói chung.”
Một kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, ông Sanjay Kathuria nói rằng tăng trưởng kinh tế của Ấn Ðộ trong những năm gần đây đem lại các cơ hội to lớn cho những nước nhỏ hơn như Bangladesh và Pakistan. Nhưng ông nói tiềm năng thương mại chưa được khai thác vì Nam Á là một trong những khu vực ít hoà nhập nhất trên thế giới so với các khu vực khác như Liên Hiệp châu Âu hay Ðông Á:
“Các số liệu về thương mại của Nam Á trong năm 2011 là 4 đến 5 phần trăm – thương mại trong nội bộ khu vực so với tổng số thương mai. Theo hình ảnh đó, thì đấy là một phần rất nhỏ so với tổng số thương mại, nếu nhìn vào EU với con số trên 60 phần trăm, hoặc gần hơn là ASEAN với con số từ 20 đến 25 phần trăm.”
Ngân hàng Thế giới ước tính mậu dịch bên trong Nam Á có thể tăng tới 20 tỷ đôla, nếu các hạn chế được bãi bỏ. Các nhà lãnh đạo chính trị ở cả Ấn Ðộ lẫn Pakistan nói rằng thương mại tăng trưởng cũng sẽ giúp tạo ổn định cho khu vực.