Chính phủ Ấn Độ lên tiếng xác nhận chưa rút khỏi kế hoạch thăm dò dầu khí với công ty PetroVietnam ở Biển Đông tại lô 128 nằm trên thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc cũng lên tiếng nhận chủ quyền.
Trong thư hồi đáp gửi Hạ viện Ấn Ðộ cách đây vài ngày, Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ R.P.N Singh khẳng định công ty dầu khí ONGC Videsh đang tham gia vào công tác thăm dò ở lô 128 trên Biển Đông.
Tháng trước, công ty quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ loan báo chấp nhận để nghị của phía đối tác Việt Nam tiếp tục thăm dò lô 128 sau khi Hà Nội đồng ý gia hạn hợp đồng và cung cấp thêm các dữ liệu cho việc khai thác dầu khí ở đây.
Công ty ONGC Videsh từng có ý định rút khỏi lô này vì đáy biển cứng.
Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Ấn không được hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông và thậm chí Bắc Kinh đã chính thức rao mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí mà Hội Dầu khí Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Hà Nội đã chính thức lên tiếng phản đối Bắc Kinh về quyết định này.
Về phần mình, Ấn Độ nói Biển Đông thuộc sở hữu thế giới và hoạt động của họ tại lãnh hải này hoàn toàn mang tính thương mại.
Loan báo của Bộ trưởng Dầu khí Ấn về việc duy trì hợp tác với Việt Nam ở lô 128 được đưa ra giữa lúc căng thẳng tranh chấp Biển Đông giữa Việt-Trung vẫn đang leo thang.
Ngày 20/8, tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đăng nhận định của các chuyên gia nước này cáo buộc rằng việc chính phủ Hà Nội gần đây giới hạn các chương trình truyền hình của Trung là nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc giữa bối cảnh tranh chấp đôi bên ở Biển Đông tăng cao.
Nhận định được đưa ra sau khi tờ báo này loan tin kể từ đầu tháng 8 kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV không xem được ở Việt Nam và một số khách sạn đã cắt các chương trình của đài này mà không giải thích lý do.
Hoàn Cầu Thời báo cũng nói rằng đường dẫn của Ban Việt ngữ thuộc đài phát thanh quốc tế CRI của Trung Quốc đã bị gỡ khỏi trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, trong lúc trang mạng CRI vẫn có đường dẫn đến VOV.
Các giới chức Việt Nam không đưa ra giải thích về chuyện này, nhưng tuần rồi, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, Hoàng Hữu Lượng, đã yêu cầu các đài phát thanh-truyền hình trong nước phải hạn chế khai thác phim truyền hình nước ngoài, nhất là phim của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo yêu cầu, các báo đài phải nhấn mạnh đến chủ quyền của Việt Nam trong các bài tường trình về tranh chấp Biển Đông.
Nguồn: NY Daily News, Oilandgaseurasia.com, CNA, Global Times
http://www.youtube.com/embed/bTBPNjHtWfs
Trong thư hồi đáp gửi Hạ viện Ấn Ðộ cách đây vài ngày, Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ R.P.N Singh khẳng định công ty dầu khí ONGC Videsh đang tham gia vào công tác thăm dò ở lô 128 trên Biển Đông.
Tháng trước, công ty quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ loan báo chấp nhận để nghị của phía đối tác Việt Nam tiếp tục thăm dò lô 128 sau khi Hà Nội đồng ý gia hạn hợp đồng và cung cấp thêm các dữ liệu cho việc khai thác dầu khí ở đây.
Công ty ONGC Videsh từng có ý định rút khỏi lô này vì đáy biển cứng.
Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Ấn không được hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông và thậm chí Bắc Kinh đã chính thức rao mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí mà Hội Dầu khí Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Hà Nội đã chính thức lên tiếng phản đối Bắc Kinh về quyết định này.
Về phần mình, Ấn Độ nói Biển Đông thuộc sở hữu thế giới và hoạt động của họ tại lãnh hải này hoàn toàn mang tính thương mại.
Loan báo của Bộ trưởng Dầu khí Ấn về việc duy trì hợp tác với Việt Nam ở lô 128 được đưa ra giữa lúc căng thẳng tranh chấp Biển Đông giữa Việt-Trung vẫn đang leo thang.
Ngày 20/8, tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đăng nhận định của các chuyên gia nước này cáo buộc rằng việc chính phủ Hà Nội gần đây giới hạn các chương trình truyền hình của Trung là nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc giữa bối cảnh tranh chấp đôi bên ở Biển Đông tăng cao.
Nhận định được đưa ra sau khi tờ báo này loan tin kể từ đầu tháng 8 kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV không xem được ở Việt Nam và một số khách sạn đã cắt các chương trình của đài này mà không giải thích lý do.
Hoàn Cầu Thời báo cũng nói rằng đường dẫn của Ban Việt ngữ thuộc đài phát thanh quốc tế CRI của Trung Quốc đã bị gỡ khỏi trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, trong lúc trang mạng CRI vẫn có đường dẫn đến VOV.
Các giới chức Việt Nam không đưa ra giải thích về chuyện này, nhưng tuần rồi, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, Hoàng Hữu Lượng, đã yêu cầu các đài phát thanh-truyền hình trong nước phải hạn chế khai thác phim truyền hình nước ngoài, nhất là phim của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo yêu cầu, các báo đài phải nhấn mạnh đến chủ quyền của Việt Nam trong các bài tường trình về tranh chấp Biển Đông.
Nguồn: NY Daily News, Oilandgaseurasia.com, CNA, Global Times
http://www.youtube.com/embed/bTBPNjHtWfs