Trong diễn biến được gọi là bản án tử hình lớn nhất trong ngành tư pháp Ai Cập, 529 người ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi đã bị lật đổ bị kết án tử hình. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Elizabeth Arrott từ Cairo, quyết định vội vàng này đe doạ gây chia rẽ chính trị sâu xa hơn ở Ai Cập.
Những người bị kết án bị cáo buộc đã giết hại 1 cảnh sát vỉên, tấn công những người khác và phá hoại tài sản.
Bản án được đưa ra sau chỉ có 2 phiên tòa và trước khi các luật sư của các bị can cho biết họ được phép trình bày lý lẽ. Ða số bị tuyên án khiếm diện, với chưa đầy 200 người bị xét xử có mặt ở tòa, 16 nghi phạm được tha bổng.
Một kháng cáo được phép đưa ra, và xét về tình huống vội vã của phiên xử, các chuyên gia pháp lý và nhân quyền tin rằng phán quyết có nhiều phần chắc không đứng vững.
Ngay cả các thành viên của Hội đồng Nhân quyền Toàn quốc có liên hệ với chính phủ cũng lên án phán quyết. Thành viên hội đồng Nasser Amin viết trên Twitter rằng phán quyết của tòa “sẽ bị lật ngược ngay khi các bị can đòi xử lại.”
Những người khác hoạt động cho quyền pháp lý mô tả đây là một “tai họa” và một “vụ tai tiếng.”
Nhiều bị can đã bị bắt trong khi giao tranh ở tỉnh Minya miền nam, nơi diễn ra phiên tòa, sau khi lực lượng an ninh giải tán những trại biểu tình hồi tháng 8 năm ngoái ở Cairo.
Hàng trăm người, có thể còn nhiều hơn nữa, đã chết trong vụ đàn áp, đa số là các ủng hộ viên của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và ông Mohamed Morsi, nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên của Ai Cập. Hàng ngàn người ủng hộ ông Morsi sau đó đã bị bỏ tù.
Bị kẹt trong vụ đàn áp có nhiều ký giả, kể cả nhà báo Úc Peter Greste, nhà báo Canada gốc Ai Cập Mohamed Fahmy và nhà báo Ai Cập Baher Mohamed, thuộc hệ thống Al-Jazeera có trụ sở ở Qatar. Họ bị đưa ra một tòa án ở Cairo với cáo trạng hỗ trợ cho cái mà chính phủ coi là đảng Huynh đệ Hồi giáo “khủng bố.”
Các bị can phủ nhận các cáo trạng, và nói họ chỉ tường thuật tin tức.
Người anh em của ông Mike Greste có mặt tại tòa khi phiên xử tiếp tục hôm nay.
Ông nói: “Chúng tôi không tin rằng ban công tố sẽ có thể trình bày bất cứ bằng chứng nào để xác minh cho các cáo trạng đó và điều quan trọng hơn là, tôi hy vọng một ngày xét xử khác sẽ được ấn định sớm hơn là muộn.”
Phiên tòa hôm nay diễn ra trong khi các giới chức Ai Cập nói chiến dịch thay thế vĩnh viễn ông Morsi, sẽ bắt đầu trong những ngày sắp tới. Chính ông Morsi cũng bị đưa ra xử trong nhiều vụ khác nữa.
Các giới chức Ai Cập đã áp dụng những hạn chế gắt gao về việc tường thuật của giới truyền thông, khiến cho tin của Ai Cập tràn ngập những lời ca ngợi chính phủ được quân đội hậu thuẫn, nhất là Bộ trưởng Quốc phòng, và ứng cử viên được nhiều người cho là sẽ đắc cử tổng thống, Tướng Abdel Fattah el-Sissi.
Sự phẫn nộ đối với một năm cầm quyền của ông Morsi vẫn cao trong nhiều người Ai Cập, vì quy trách ông và các ủng hộ viên của Huynh Ðệ Hồi giáo về việc bị dùng bạo lực loại ra khỏi tiến trình chính trị của Ai Cập và tìm cách áp đặt một chế độ Hồi giáo có cơ sở hẹp hòi.
Bình luận gia chính trị và nhà xuất bản Hisham Kassem nhận định:
“Ðảng Huynh đệ Hồi giáo quyết định bước ra khỏi tiến trình; chính họ là người phải được yêu cầu tham gia.”
Nhưng mọi mưu toan đưa nhóm này và hàng triệu ủng hộ viên của nhóm trở lại chính trường có nhiều phần chắc sẽ khó khăn hơn sau phán quyết hôm thứ hai.
Những người bị kết án bị cáo buộc đã giết hại 1 cảnh sát vỉên, tấn công những người khác và phá hoại tài sản.
Bản án được đưa ra sau chỉ có 2 phiên tòa và trước khi các luật sư của các bị can cho biết họ được phép trình bày lý lẽ. Ða số bị tuyên án khiếm diện, với chưa đầy 200 người bị xét xử có mặt ở tòa, 16 nghi phạm được tha bổng.
Một kháng cáo được phép đưa ra, và xét về tình huống vội vã của phiên xử, các chuyên gia pháp lý và nhân quyền tin rằng phán quyết có nhiều phần chắc không đứng vững.
Ngay cả các thành viên của Hội đồng Nhân quyền Toàn quốc có liên hệ với chính phủ cũng lên án phán quyết. Thành viên hội đồng Nasser Amin viết trên Twitter rằng phán quyết của tòa “sẽ bị lật ngược ngay khi các bị can đòi xử lại.”
Những người khác hoạt động cho quyền pháp lý mô tả đây là một “tai họa” và một “vụ tai tiếng.”
Nhiều bị can đã bị bắt trong khi giao tranh ở tỉnh Minya miền nam, nơi diễn ra phiên tòa, sau khi lực lượng an ninh giải tán những trại biểu tình hồi tháng 8 năm ngoái ở Cairo.
Hàng trăm người, có thể còn nhiều hơn nữa, đã chết trong vụ đàn áp, đa số là các ủng hộ viên của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và ông Mohamed Morsi, nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên của Ai Cập. Hàng ngàn người ủng hộ ông Morsi sau đó đã bị bỏ tù.
Bị kẹt trong vụ đàn áp có nhiều ký giả, kể cả nhà báo Úc Peter Greste, nhà báo Canada gốc Ai Cập Mohamed Fahmy và nhà báo Ai Cập Baher Mohamed, thuộc hệ thống Al-Jazeera có trụ sở ở Qatar. Họ bị đưa ra một tòa án ở Cairo với cáo trạng hỗ trợ cho cái mà chính phủ coi là đảng Huynh đệ Hồi giáo “khủng bố.”
Các bị can phủ nhận các cáo trạng, và nói họ chỉ tường thuật tin tức.
Người anh em của ông Mike Greste có mặt tại tòa khi phiên xử tiếp tục hôm nay.
Ông nói: “Chúng tôi không tin rằng ban công tố sẽ có thể trình bày bất cứ bằng chứng nào để xác minh cho các cáo trạng đó và điều quan trọng hơn là, tôi hy vọng một ngày xét xử khác sẽ được ấn định sớm hơn là muộn.”
Phiên tòa hôm nay diễn ra trong khi các giới chức Ai Cập nói chiến dịch thay thế vĩnh viễn ông Morsi, sẽ bắt đầu trong những ngày sắp tới. Chính ông Morsi cũng bị đưa ra xử trong nhiều vụ khác nữa.
Các giới chức Ai Cập đã áp dụng những hạn chế gắt gao về việc tường thuật của giới truyền thông, khiến cho tin của Ai Cập tràn ngập những lời ca ngợi chính phủ được quân đội hậu thuẫn, nhất là Bộ trưởng Quốc phòng, và ứng cử viên được nhiều người cho là sẽ đắc cử tổng thống, Tướng Abdel Fattah el-Sissi.
Sự phẫn nộ đối với một năm cầm quyền của ông Morsi vẫn cao trong nhiều người Ai Cập, vì quy trách ông và các ủng hộ viên của Huynh Ðệ Hồi giáo về việc bị dùng bạo lực loại ra khỏi tiến trình chính trị của Ai Cập và tìm cách áp đặt một chế độ Hồi giáo có cơ sở hẹp hòi.
Bình luận gia chính trị và nhà xuất bản Hisham Kassem nhận định:
“Ðảng Huynh đệ Hồi giáo quyết định bước ra khỏi tiến trình; chính họ là người phải được yêu cầu tham gia.”
Nhưng mọi mưu toan đưa nhóm này và hàng triệu ủng hộ viên của nhóm trở lại chính trường có nhiều phần chắc sẽ khó khăn hơn sau phán quyết hôm thứ hai.