CAIRO — Một tòa án Ai Cập đã kết án mười năm tù 102 người Hồi Giáo ủng hộ cựu Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi về tội gây bạo loạn và sở hữu vũ khí. Nhiều người sau đó được giảm án khi xét xử phúc thẩm.
Thẩm phán gõ búa cho biết là phiên tòa chấm dứt sau khi tuyên án 10 năm tù đối với 102 bị cáo Hồi Giáo. Những người này bị cáo buộc bạo loạn với ý đồ gây bạo động và làm thiệt hại tài sản cũng như sở hữu vũ khí bất hợp pháp.
Phán quyết của tòa án, có thể được kháng cáo, liên hệ đến những vụ bạo động vào tháng 7 năm ngoái tại quận al-Zaher ở Cairo làm một người thiệt mạng. Theo luật Ai Cập, vụ tử vong này cho phép văn phòng công tố truy tố các bị cáo về tội giết người.
Không giống như vài trường hợp gần đây tại thành phố Minya ở miền nam mà hàng trăm bị can nhận án tử hình, không có bản án nghiêm khắc nào được tuyên phán ngày thứ Bảy. Ai Cập đã vấp phải chỉ trích của quốc tế vì đã đưa ra hàng trăm bản án tử hình trong những vụ ở Minya, nhưng nhiều bản án này sẽ bị hủy bỏ và những vụ khác sẽ được xử lại.
Trong một vụ riêng rẽ khác được xử vào ngày thứ Bảy, một thẩm phán Ai Cập cho phép 3 nhà báo làm việc cho đài truyền hình al-Jazeera nói tiếng Anh được ra khỏi lồng bằng kim loại để phát biểu trước thẩm phán.
Một trong 3 nhà báo hỏi quan tòa về thủ tục tư pháp trong trường hợp của ông, trước khi chỉ ra rằng phiên xử ngày thứ Bảy diễn ra vào Ngày Tự do Báo chí Quốc tế. Tuy nhiên chưa có bản án nào được đưa ra và vụ xử được hoãn lại cho đến ngày 15 tháng 5.
Một nhà báo thứ tư làm việc cho al-Jazeera Direct thuộc đài truyền hình al-Jazeera bị giam thêm 45 ngày nữa trong một vụ khác. Tin cho hay ông Abdallah Shamy đang tuyệt thực và đài truyền hình al-Jazeera nói ông sụt mất 40 kg.
Bà Lucie Morillon thuộc Tổ chức Phóng viên không Biên giới nói với Đài VOA rằng, Ngày Tự do Báo chí Thế giới là một dịp tốt để nhớ đến các nhà báo của al-Jazeera và những người khác bị giam cầm vì công việc của họ.
Bà Lucie Morillon nói ngày 3 tháng 5 là thời điểm vinh danh những nhà báo tranh đấu để cung cấp cho chúng ta tin tức và điều đáng buồn là nhiều nhà báo, trong đó có những nhà báo của đài truyền hình al-Jazeera, bị giam tại Ai Cập. Bà cho rằng chính phủ Ai Cập xét xử họ về tội “phổ biến những tin tức sai lạc,” nhưng bà nghĩ là những người này bị bức hại vì ủng hộ hay bênh vực tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo.
Ngày thứ Bảy là ngày chính thức đầu tiên của chiến dịch tranh cử Tổng thống Ai Cập được tổ chức trong hai ngày 26 và 27 tháng 5. Ông Hamdeen Sebahi, người sẽ tranh cử đối đầu với cựu bộ trưởng quốc phòng Abdel Fattah el-Sissi, nói với những người ủng hộ là “nếu đắc cử, chính phủ sẽ phục vụ người dân chứ không phải người dân phục vụ chính phủ.”
Đài truyền hình Al-Arabiya đưa tin là Tướng Sissi bắt đầu chiến dịch tranh cử bằng khẩu hiệu “Tahiya Masr,” có nghĩa là “Chào Ai Cập”
Ủy ban bầu cử Ai Cập cũng đang điều tra những cáo buộc ông Sebahi loan báo cương lĩnh tranh cử của ông trước khi chiến dịch chính thức tiến hành. Hiện chưa rõ có trừng phạt nào được đưa ra về sự vi phạm này hay không.
Thẩm phán gõ búa cho biết là phiên tòa chấm dứt sau khi tuyên án 10 năm tù đối với 102 bị cáo Hồi Giáo. Những người này bị cáo buộc bạo loạn với ý đồ gây bạo động và làm thiệt hại tài sản cũng như sở hữu vũ khí bất hợp pháp.
Phán quyết của tòa án, có thể được kháng cáo, liên hệ đến những vụ bạo động vào tháng 7 năm ngoái tại quận al-Zaher ở Cairo làm một người thiệt mạng. Theo luật Ai Cập, vụ tử vong này cho phép văn phòng công tố truy tố các bị cáo về tội giết người.
Không giống như vài trường hợp gần đây tại thành phố Minya ở miền nam mà hàng trăm bị can nhận án tử hình, không có bản án nghiêm khắc nào được tuyên phán ngày thứ Bảy. Ai Cập đã vấp phải chỉ trích của quốc tế vì đã đưa ra hàng trăm bản án tử hình trong những vụ ở Minya, nhưng nhiều bản án này sẽ bị hủy bỏ và những vụ khác sẽ được xử lại.
Trong một vụ riêng rẽ khác được xử vào ngày thứ Bảy, một thẩm phán Ai Cập cho phép 3 nhà báo làm việc cho đài truyền hình al-Jazeera nói tiếng Anh được ra khỏi lồng bằng kim loại để phát biểu trước thẩm phán.
Một trong 3 nhà báo hỏi quan tòa về thủ tục tư pháp trong trường hợp của ông, trước khi chỉ ra rằng phiên xử ngày thứ Bảy diễn ra vào Ngày Tự do Báo chí Quốc tế. Tuy nhiên chưa có bản án nào được đưa ra và vụ xử được hoãn lại cho đến ngày 15 tháng 5.
Một nhà báo thứ tư làm việc cho al-Jazeera Direct thuộc đài truyền hình al-Jazeera bị giam thêm 45 ngày nữa trong một vụ khác. Tin cho hay ông Abdallah Shamy đang tuyệt thực và đài truyền hình al-Jazeera nói ông sụt mất 40 kg.
Bà Lucie Morillon thuộc Tổ chức Phóng viên không Biên giới nói với Đài VOA rằng, Ngày Tự do Báo chí Thế giới là một dịp tốt để nhớ đến các nhà báo của al-Jazeera và những người khác bị giam cầm vì công việc của họ.
Bà Lucie Morillon nói ngày 3 tháng 5 là thời điểm vinh danh những nhà báo tranh đấu để cung cấp cho chúng ta tin tức và điều đáng buồn là nhiều nhà báo, trong đó có những nhà báo của đài truyền hình al-Jazeera, bị giam tại Ai Cập. Bà cho rằng chính phủ Ai Cập xét xử họ về tội “phổ biến những tin tức sai lạc,” nhưng bà nghĩ là những người này bị bức hại vì ủng hộ hay bênh vực tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo.
Ngày thứ Bảy là ngày chính thức đầu tiên của chiến dịch tranh cử Tổng thống Ai Cập được tổ chức trong hai ngày 26 và 27 tháng 5. Ông Hamdeen Sebahi, người sẽ tranh cử đối đầu với cựu bộ trưởng quốc phòng Abdel Fattah el-Sissi, nói với những người ủng hộ là “nếu đắc cử, chính phủ sẽ phục vụ người dân chứ không phải người dân phục vụ chính phủ.”
Đài truyền hình Al-Arabiya đưa tin là Tướng Sissi bắt đầu chiến dịch tranh cử bằng khẩu hiệu “Tahiya Masr,” có nghĩa là “Chào Ai Cập”
Ủy ban bầu cử Ai Cập cũng đang điều tra những cáo buộc ông Sebahi loan báo cương lĩnh tranh cử của ông trước khi chiến dịch chính thức tiến hành. Hiện chưa rõ có trừng phạt nào được đưa ra về sự vi phạm này hay không.