CAIRO —
Người đứng đầu quân đội Ai Cập, Tướng Abdel-Fatah el-Sissi, hôm Chủ nhật đã đe dọa sẽ lại dùng võ lực chống lại những người biểu tình tấn công các tòa nhà chính phủ và các trụ sở cảnh sát. Tuy nhiên ông nói với các sĩ quan cảnh sát và quân đội rằng quân đội không có ý định chiếm giữ quyền lực.
Ông kêu gọi những người Hồi giáo ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi tham gia tiến trình chính trị, và nói rằng “có chổ dành tất cả cho mọi người.”
Phe chống đối chính phủ được quân đội hậu thuẫn đã dự định mở 2 cuộc biểu tình lớn hôm Chủ nhật, nhưng sau đó đã hủy bỏ, nêu lý do vì họ sợ có thêm các cuộc tấn công bởi lực lượng an ninh. Tuy nhiên, Thông tín viên VOA Al Pessin tường thuật rằng vẫn có một số người tuần hành bất chấp những e ngại.
Đây là ngày yên tĩnh nhất của thủ đô Cairo kể từ hôm thứ Tư, khi các lực lượng an ninh bắt đầu trấn áp những người biểu tình ủng hộ tổng thống đã bị lật đổ. Trên 800 người thiệt mạng trong vụ trấn áp, trong số này có một số thành viên lực lượng an ninh.
Những người cầm đầu biểu tình đã hủy bỏ 2 cuộc tuần hành được dự định hôm Chủ nhật, cho là những tay bắn sẻ đã được bố trí dọc theo các con đường họ dự định tuần hành.
Trong khi đó, chính phủ lâm thời, được quân đội đưa lên sau vụ lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi hôm 3 tháng 7, đã triệu tập cuộc họp, một phần là để thảo luận về đề nghị buộc tổ chức Hồi giáo lớn nhất nước Huynh đệ Hồi giáo giải thể.
Ông Morsi từng là thành viên cao cấp của nhóm này trước khi từ chức để ra ứng cử tổng thống, và vẫn còn được ủng hộ.
Việc các đơn vị an ninh sử dụng sức mạnh trong mấy ngày gần đây đã làm cho mối quan hệ của các nước ngoài với chính phủ lâm thời căng thẳng thêm. Nhiều nước trước đó miễn cưỡng chấp nhận việc lật đổ tổng thổng được dân bầu lên, nhưng giờ đây sững sốt trước cuộc trấn áp thẳng tay.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Nabil Fahmy đã giảm nhẹ tầm mức gay gắt của bài nói chuyện của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vấn đề này. Ông nhận định:
“Ông ấy lên án điều ông xem là việc lực lượng chính phủ sử dụng sức mạnh quá mức. Ông cũng lên án hành vi bạo động của tất cả phe nhóm trong các diễn biến. Và ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối bang giao giữa Ai Cập và Hoa Kỳ và sự quan tâm của ông trong việc theo đuổi nó. Chúng ta tiếp nhận bài diễn văn về đại thể và chúng ta phân tích chi tiết của bài diễn văn đó.”
Tình hình ở Ai Cập đặt nhiều chính phủ nước ngoài vào thế khó xử.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Heba Morayef của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng có một điều mà các nhà lãnh đạo thế giới chắc chắn nên làm:
“Đây là lúc cộng đồng quốc tế cần vận dụng bất cứ ảnh hưởng nào trong quan hệ với nhà cầm quyền Ai Cập và đặc biệt là với quân đội Ai Cập, vì đây là tình thế đầy biến động, vì chúng ta có phần chắc sẽ chứng kiến bạo động thêm nữa. Bất cứ lúc nào cảnh sát sử dụng sức mạnh quá đà để đáp ứng họ gây thêm tức giận.”
Nhiều chính phủ đã làm như vậy, và việc giải tán người trong đền thờ hôm tối thứ Bảy vừa qua, chính yếu khí làm cay mắt đã được sử dụng chứ không dùng súng, mà kết quả đã gây tử vong hàng loạt như trong mấy hôm trước.
Trong khi các nhà hoạt động đang xem xét làm thế nào tiếp tục tiến hành các cuộc biểu tình phản đối, thì các gia đình tiếp tục xếp hàng tại các nhà xác ở Cairo, chờ nhận thi hài của người thân.
Ông kêu gọi những người Hồi giáo ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi tham gia tiến trình chính trị, và nói rằng “có chổ dành tất cả cho mọi người.”
Phe chống đối chính phủ được quân đội hậu thuẫn đã dự định mở 2 cuộc biểu tình lớn hôm Chủ nhật, nhưng sau đó đã hủy bỏ, nêu lý do vì họ sợ có thêm các cuộc tấn công bởi lực lượng an ninh. Tuy nhiên, Thông tín viên VOA Al Pessin tường thuật rằng vẫn có một số người tuần hành bất chấp những e ngại.
Đây là ngày yên tĩnh nhất của thủ đô Cairo kể từ hôm thứ Tư, khi các lực lượng an ninh bắt đầu trấn áp những người biểu tình ủng hộ tổng thống đã bị lật đổ. Trên 800 người thiệt mạng trong vụ trấn áp, trong số này có một số thành viên lực lượng an ninh.
Những người cầm đầu biểu tình đã hủy bỏ 2 cuộc tuần hành được dự định hôm Chủ nhật, cho là những tay bắn sẻ đã được bố trí dọc theo các con đường họ dự định tuần hành.
Trong khi đó, chính phủ lâm thời, được quân đội đưa lên sau vụ lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi hôm 3 tháng 7, đã triệu tập cuộc họp, một phần là để thảo luận về đề nghị buộc tổ chức Hồi giáo lớn nhất nước Huynh đệ Hồi giáo giải thể.
Ông Morsi từng là thành viên cao cấp của nhóm này trước khi từ chức để ra ứng cử tổng thống, và vẫn còn được ủng hộ.
Việc các đơn vị an ninh sử dụng sức mạnh trong mấy ngày gần đây đã làm cho mối quan hệ của các nước ngoài với chính phủ lâm thời căng thẳng thêm. Nhiều nước trước đó miễn cưỡng chấp nhận việc lật đổ tổng thổng được dân bầu lên, nhưng giờ đây sững sốt trước cuộc trấn áp thẳng tay.
Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Nabil Fahmy đã giảm nhẹ tầm mức gay gắt của bài nói chuyện của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vấn đề này. Ông nhận định:
“Ông ấy lên án điều ông xem là việc lực lượng chính phủ sử dụng sức mạnh quá mức. Ông cũng lên án hành vi bạo động của tất cả phe nhóm trong các diễn biến. Và ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối bang giao giữa Ai Cập và Hoa Kỳ và sự quan tâm của ông trong việc theo đuổi nó. Chúng ta tiếp nhận bài diễn văn về đại thể và chúng ta phân tích chi tiết của bài diễn văn đó.”
Tình hình ở Ai Cập đặt nhiều chính phủ nước ngoài vào thế khó xử.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Heba Morayef của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng có một điều mà các nhà lãnh đạo thế giới chắc chắn nên làm:
“Đây là lúc cộng đồng quốc tế cần vận dụng bất cứ ảnh hưởng nào trong quan hệ với nhà cầm quyền Ai Cập và đặc biệt là với quân đội Ai Cập, vì đây là tình thế đầy biến động, vì chúng ta có phần chắc sẽ chứng kiến bạo động thêm nữa. Bất cứ lúc nào cảnh sát sử dụng sức mạnh quá đà để đáp ứng họ gây thêm tức giận.”
Nhiều chính phủ đã làm như vậy, và việc giải tán người trong đền thờ hôm tối thứ Bảy vừa qua, chính yếu khí làm cay mắt đã được sử dụng chứ không dùng súng, mà kết quả đã gây tử vong hàng loạt như trong mấy hôm trước.
Trong khi các nhà hoạt động đang xem xét làm thế nào tiếp tục tiến hành các cuộc biểu tình phản đối, thì các gia đình tiếp tục xếp hàng tại các nhà xác ở Cairo, chờ nhận thi hài của người thân.