Tình trạng chia rẽ gay gắt về quyết định ai sẽ là thủ tướng lâm thời của Ai Cập vẫn tiếp tục vào sáng Chủ nhật, trong khi 2 phe ủng hộ và chống đối Tổng thống đã bị lật đổ Mohamed Morsi tập họp đông đảo ở Cairo để tham gia biểu tình, lại gây lo sợ sẽ có thêm các vụ bạo động xảy ra giữa 2 phe.
Các cuộc biểu tình giữa 2 phe đối nghịch dẫn đến các vụ đụng độ cách nay 2 ngày, khiến ít nhất 36 người chết và hơn 1.000 người bị thương trên khắp nước.
Hôm thứ Bảy, văn phòng của Tổng thống lâm thời Adly Mansour rút lại quyết định bổ nhiệm ông Mohamed ElBaradei, một nhà ngoại giao từng được trao giải Nobel Hòa bình, làm thủ tướng lâm thời.
Quyết định được hủy bỏ sau khi các nhà lãnh đạo đảng al-Nour, một đảng bảo thủ cực đoan thuộc phe Hồi giáo đã hỗ trợ quân đội thực hiện vụ đảo chính, đe dọa sẽ rút lại sự ủng hộ nếu ông ElBaradei được bổ nhiệm.
Nhiều người Hồi giáo xem việc chọn ông ElBaradei, một nhân vật có chủ trương thế tục, là một sự lựa chọn không thể chấp nhận được vì các quan điểm cấp tiến của ông.
Trong thời kỳ quá độ, kéo dài trong bao lâu vẫn chưa rõ, thủ tướng sẽ là người có quyền hạn rộng lớn trong việc cai trị, trong khi tổng thống được cho là một chức vụ phần lớn mang tính biểu tượng.
Thông tín viên đài VOA Sharon Behn cho biết hai phe đối nghịch tụ tập trên đường phố hôm Chủ nhật không bên nào tỏ ra lui bước:
“Điều mà tôi chứng kiến là cả 2 phía đều đang thật sự biểu lộ lập trường cứng rắn, và không bên nào dường như có thể lay chuyển. Những người nhóm Huynh đệ Hồi giáo ủng hộ Morsi nói rằng họ sẽ không tham gia bất cứ hình thức hòa giải quốc gia nào, rằng ông Morsi là người được bầu lên một cách dân chủ và ông nên được phục hồi chức vụ.”
Quân đội Ai Cập đã bắt giữ ông Morsi, tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách độc lập, và bắt các nhà lãnh đạo của nhóm Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập hồi tuần trước.
Quân đội nói rằng các hành động này là cần thiết, nhằm ngăn một cuộc nổi dậy của quần chúng, những người chống đối tố cáo ông Morsi phản bội cuộc cách mạng năm 2011 lật đổ ông Hosni Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm.
Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bày tỏ quan ngại về tình trạng phân cực chính trị tiếp diễn ở Ai Cập.
Ông lập lại rằng Hoa Kỳ không liên kết và cũng không ủng hộ bất cứ đảng phái hay phe nhóm chính trị cá biệt nào ở Ai Cập.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng Hoa Kỳ muốn thấy quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở Ai Cập thành công.
Ông nói giải pháp duy nhất nhằm giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay là tất các các đảng phái cùng làm việc một cách ôn hòa để giải quyết các mối lo ngại và nhu cầu của nhân dân Ai Cập, và bảo đảm Ai Cập có một chính phủ đáp ứng các nguyện vọng của những người xuống đường biểu tình.
Các cuộc biểu tình giữa 2 phe đối nghịch dẫn đến các vụ đụng độ cách nay 2 ngày, khiến ít nhất 36 người chết và hơn 1.000 người bị thương trên khắp nước.
Hôm thứ Bảy, văn phòng của Tổng thống lâm thời Adly Mansour rút lại quyết định bổ nhiệm ông Mohamed ElBaradei, một nhà ngoại giao từng được trao giải Nobel Hòa bình, làm thủ tướng lâm thời.
Quyết định được hủy bỏ sau khi các nhà lãnh đạo đảng al-Nour, một đảng bảo thủ cực đoan thuộc phe Hồi giáo đã hỗ trợ quân đội thực hiện vụ đảo chính, đe dọa sẽ rút lại sự ủng hộ nếu ông ElBaradei được bổ nhiệm.
Nhiều người Hồi giáo xem việc chọn ông ElBaradei, một nhân vật có chủ trương thế tục, là một sự lựa chọn không thể chấp nhận được vì các quan điểm cấp tiến của ông.
Trong thời kỳ quá độ, kéo dài trong bao lâu vẫn chưa rõ, thủ tướng sẽ là người có quyền hạn rộng lớn trong việc cai trị, trong khi tổng thống được cho là một chức vụ phần lớn mang tính biểu tượng.
Thông tín viên đài VOA Sharon Behn cho biết hai phe đối nghịch tụ tập trên đường phố hôm Chủ nhật không bên nào tỏ ra lui bước:
“Điều mà tôi chứng kiến là cả 2 phía đều đang thật sự biểu lộ lập trường cứng rắn, và không bên nào dường như có thể lay chuyển. Những người nhóm Huynh đệ Hồi giáo ủng hộ Morsi nói rằng họ sẽ không tham gia bất cứ hình thức hòa giải quốc gia nào, rằng ông Morsi là người được bầu lên một cách dân chủ và ông nên được phục hồi chức vụ.”
Quân đội Ai Cập đã bắt giữ ông Morsi, tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách độc lập, và bắt các nhà lãnh đạo của nhóm Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập hồi tuần trước.
Quân đội nói rằng các hành động này là cần thiết, nhằm ngăn một cuộc nổi dậy của quần chúng, những người chống đối tố cáo ông Morsi phản bội cuộc cách mạng năm 2011 lật đổ ông Hosni Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm.
Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bày tỏ quan ngại về tình trạng phân cực chính trị tiếp diễn ở Ai Cập.
Ông lập lại rằng Hoa Kỳ không liên kết và cũng không ủng hộ bất cứ đảng phái hay phe nhóm chính trị cá biệt nào ở Ai Cập.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng Hoa Kỳ muốn thấy quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở Ai Cập thành công.
Ông nói giải pháp duy nhất nhằm giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay là tất các các đảng phái cùng làm việc một cách ôn hòa để giải quyết các mối lo ngại và nhu cầu của nhân dân Ai Cập, và bảo đảm Ai Cập có một chính phủ đáp ứng các nguyện vọng của những người xuống đường biểu tình.